Khái niệm tầm nhìn và sứ mệnh? Xây dựng nó như thế nào?

Khái niệm tầm nhìn và sứ mệnh? Xây dựng nó như thế nào?

Trong bài viết này, CEO Trần Trí Dũng giải thích khái niệm tầm nhìn và sứ mệnh. Các nhà đầu tư có thể tham khảo để học cách xây dựng nó!

Bất cứ công ty, doanh nghiệp nào, nhất là những đơn vị vừa mới startup. Thì việc xác định tầm nhìn và sứ mệnh là điều cực kỳ quan trọng. Nó có mối quan hệ cơ bản, mật thiết đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể hiểu rõ được vai trò. Không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách xây dựng tầm nhìn và sứ mệnh đúng đắn. Trong bài viết sau đây, Dũng sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu rõ được tầm nhìn, sứ mệnh là gì. Các bạn cũng có thể học cách xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh phù hợp.

Tìm hiểu về tầm nhìn và sứ mệnh

Tìm hiểu khái niệm của tầm nhìn và sứ mệnh trong doanh nghiệp

Tầm nhìn của doanh nghiệp là gì?

Tầm nhìn của doanh nghiệp (Vision) là một yếu tố quan trọng. Nó định hướng xuyên suốt trong quá trình xây dựng của một thương hiệu doanh nghiệp. Vai trò của tầm nhìn tương tự như một lăng kính hội tụ mọi nguồn lực của thương hiệu tập trung lại tại một điểm. Doanh nghiệp khi đã có có tầm nhìn chung rõ ràng. Họ sẽ xác định được đâu là hành động và chiến lược nên thực hiện.

Tầm nhìn sẽ đưa cho doanh nghiệp những mục tiêu, giúp doanh nghiệp có những định hướng nhất định về tương lai. Nó thể hiện khát vọng cho thương hiệu. Và quan trọng nhất là thể hiện rõ được hướng đi và những thứ cần đạt được. Tầm nhìn là một hình ảnh, một bức tranh minh hoạ tất cả các thứ cần đạt được của một thương hiệu trong tương lai. Tầm nhìn mang ý nghĩa một tiêu chuẩn hoàn hảo hoặc một điều gì đó vô cùng tuyệt vời.

Sứ mệnh của doanh nghiệp là gì?

Sứ mệnh của doanh nghiệp (Mission) được sử dụng. Nó nhằm xác định mục đích của thương hiệu một cách cụ thể. Xác định về lý do và ý nghĩa cho sự hình thành và phát triển của thương hiệu doanh nghiệp.

Xây dựng tuyên bố sứ mệnh có vai trò vô cùng to lớn đối với sự thành công của một thương hiệu. Nó là cơ sở vững chắc trong việc xác định đúng đắn những mục tiêu và chiến lược kinh doanh. Đồng thời, nó có tác dụng xây dựng và quảng bá hình ảnh của thương hiệu công ty với công chúng. Cũng như gây thêm sự thu hút đến các đối tượng khác. (khách hàng, cổ đông, đại lý, nhà cung cấp, ngân hàng, chính phủ…). Một doanh nghiệp biết được sứ mệnh của mình sẽ có nhiều cơ hội để thành công hơn.

khái niệm của tầm nhìn và sứ mệnh

Sự khác nhau giữa tầm nhìn và sứ mệnh

Về chức năng

Tuyên bố sứ mệnh có chức năng liệt kê mục tiêu và mục đích thành lập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sứ mệnh cũng có chức năng đề xuất, tìm kiếm những phương pháp, định hướng thành công trong công ty. Sứ mệnh được thiết kế riêng để dành tặng lãnh đạo, nhân sự hay những nhà cổ đông.

Khác với sứ mệnh. Tầm nhìn có chức năng định vị vị trí của công ty tại đâu trong những năm tiếp theo. Tầm nhìn là một tuyên bố giúp kích thích tinh thần làm việc, khả năng sáng tạo và sự tập trung. Qua đó để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Về khả năng thay đổi

Có thể thay đổi sứ mệnh. Nhưng cần dựa vào giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, sự lan tỏa trên thị trường, nhu cầu của khách hàng. 

Nếu công ty đang trên đà tăng trưởng, bạn cũng cần thay đổi tầm nhìn. Tuy nhiên, sứ mệnh hoặc tầm nhìn được đưa ra để lý giải về nền tảng của mỗi doanh nghiệp. Chính vì thế, doanh nghiệp nên thay đổi tầm nhìn chung nếu cảm thấy không phù hợp.

Về mục đích

Mục đích của sứ mệnh chủ yếu hướng vào:

  • Làm cho ai
  • Làm vì lợi ích gì
  • Vì sao phải làm như thế.

Trong khi đó tầm nhìn lại hướng về:

  • Khi nào cần đạt được mục đích
  • Làm như thế nào để có thể thực hiện được chúng.

Về đặc tính

Sứ mệnh là việc làm nổi bật giá trị doanh nghiệp cho đối tượng khách hàng mục tiêu của công ty. Nó cũng làm nổi bật giá trị cho những ai có vai trò truyền tải sứ mệnh đó đến với khách hàng. Trong khi đó, tầm nhìn chung sẽ giúp chỉ ra sự khác biệt và xác định được chi tiết hơn các mục tiêu, kỳ vọng.

sự khác nhau giữa tầm nhìn và sứ mệnh

Tại sao doanh nghiệp lại cần xây dựng tầm nhìn và sứ mệnh?

Tầm nhìn định hướng chiến lược đối với lãnh đạo doanh nghiệp

Một doanh nghiệp không xác định được tầm nhìn cũng giống như con thuyền trên hành trình tiến tới biển xa mà không có la bàn, không có kim chỉ nam, sẽ gặp khó khăn trong việc xác định đúng đích đến và đưa đến sự sai lầm trong quyết định, nhất là đối với người lãnh đạo. 

Người chủ doanh nghiệp cần phải xây dựng tầm nhìn đối với đơn vị để định hướng được phía trước có gì đang chờ đợi, những khó khăn phải đối mặt ra sao, thách thức như thế nào và cơ hội phát triển đến đâu? Bên cạnh đó, tầm nhìn cho phép lãnh đạo có thể hướng công ty theo hướng nào. Từ đó khi khởi đầu chuyến hành trình lớn của công ty, trước các thử thách xảy ra, doanh nghiệp sẽ tuân theo một mục đích mà không lo bị chệch hướng.

Sứ mệnh xác định những điều cá nhân cần đóng góp vào tổ chức

Sứ mệnh giúp từng nhân viên trong tổ chức biết được đâu là mục đích hoạt động, phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Sứ mệnh như một bản cam kết về mục đích hoạt động và giá trị, ý nghĩa mà công ty đem lại cho khách hàng và xã hội.

Sứ mệnh của công ty cần được thể hiện đơn giản, dễ đọc, dễ nhớ và hướng vào các đối tượng khách hàng mục tiêu của công ty. Nó cũng góp phần xác định mục tiêu và cách thức thực hiện mục tiêu cho tương lai của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, sứ mệnh còn hướng dẫn các lãnh đạo những công việc cần phải thực hiện trong tương lai.

Tầm nhìn và sứ mệnh có mối quan hệ tương quan hỗ trợ nhau

Doanh nghiệp không thể tách rời 2 yếu tố này với nhau vì giữa chúng có một mối quan hệ vô hình nhưng cực kỳ vững chắc.

Tầm nhìn sẽ quyết định mục tiêu và những hướng phát triển cho tương lai (Sứ mệnh). Nó quyết định những điều doanh nghiệp cần thực hiện để thành công trên thị trường. Và sứ mệnh cũng quy định mục tiêu, các yêu cầu cơ bản giúp doanh nghiệp chinh phục đỉnh cao.

Tại sao doanh nghiệp lại cần tầm nhìn và sứ mệnh

Làm thế nào để xây dựng tầm nhìn và sứ mệnh hoàn hảo cho doanh nghiệp?

Tiến hành nghiên cứu, phân tích thị trường

Hãy bắt đầu ngay từ khi có ý định mở công ty. Việc tìm hiểu thật kỹ thị trường mà doanh nghiệp bạn hướng đến rất quan trọng. Việc phân tích tính đặc trưng của thị trường, sự phong phú, khắc hoạ chân dung khách hàng cùng nhu cầu của họ sẽ là nền tảng quan trọng. Nó nhằm đánh giá đúng, trúng tâm lý tiêu dùng. Qua đó, doanh nghiệp định vị được hướng phát triển của mình trong tương lai. Điều này tuy không được thực hiện và xem là sứ mệnh. Nhưng nó sẽ là bước khởi đầu tốt. Trước khi tiến hành phân tích các yếu tố khác trong doanh nghiệp mới thành lập.

Xác định rõ ràng giá trị của công ty mang đến cho khách hàng

Sau khi đã có những tầm nhìn tổng quan. Thì lãnh đạo doanh nghiệp – những người biết rõ nhất các sản phẩm mình bán. Họ sẽ định hình được giá trị cao nhất mình dành tặng khách hàng.

Khi nói đến tầm nhìn, hãy nỗ lực để phác thảo bức tranh tổng thể trong thời gian ngắn, tầm 10 năm. Tầm nhìn sẽ thay đổi thông qua các trải nghiệm và bài học trong thực tế. Điều này các nhà lãnh đạo cần chú ý.

Còn khi giới thiệu về sứ mệnh, cần thể hiện thế mạnh vượt trội của doanh nghiệp song cũng không được quá phô trương. Khách hàng sẽ không có thiện cảm với thứ gì đó rất đẹp nhưng khi dùng thì không có gì nổi bật. Doanh nghiệp trẻ nên biết cách khiêm tốn khi giới thiệu về bản thân đồng thời cố gắng tạo sự khác biệt trong chất lượng sản phẩm.

Ban hành, tiếp nhận ý kiến, điều chỉnh

Sau khi đã có sự đồng thuận cao giữa tất cả thành viên trong công ty về tầm nhìn và sứ mệnh, đặc biệt ở một số vị trí chủ chốt, thì đã đến lúc doanh nghiệp cần công bố rộng rãi thông tin trên với nhiều người. Điều này được tiến hành dưới các hình thức như thông qua báo chí, truyền thông, trao đổi nội bộ, … mục đích là lan tỏa cho nhiều người cùng nhau xem, đọc và nắm rõ những gì doanh nghiệp chia sẻ.

Sau một khoảng thời gian làm việc với khách hàng thực tế, cũng như lắng nghe góp ý từ phía người tiếp nhận thì doanh nghiệp sẽ có kế hoạch xem xét để chỉnh sửa tầm nhìn, sứ mệnh lại cho hợp lý, đúng mục tiêu. Bởi lẽ tầm nhìn sứ mệnh là những yếu tố gắn liền với thực tế, dễ dàng thay đổi. 

Mọi hành động trong một tập thể chúng ta nên xây dựng trên nền tảng của sự chia sẻ và thấu hiểu, dựa trên tinh thần hợp tác, tư duy sáng tạo để phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Đưa ra ý tưởng sáng tạo và vận dụng hợp lý

Quá trình hình thành ra tầm nhìn, sứ mệnh không bao giờ là đơn giản. Nhất là đối với những doanh nghiệp “trẻ”. Song điều họ có được đó là tính tiên phong, sự sáng tạo, ý tưởng mới mẻ. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể vận dụng điều trên khi nhắc đến tầm nhìn và sứ mệnh. Nhưng phải nhớ đảm bảo tính nghiêm túc, chuyên nghiệp để gìn giữ hình ảnh cho đơn vị mình.

Tiếp theo hãy nêu lại ý tưởng được truyền đạt một cách chi tiết và có lý giải rõ ràng cho từng người trong công ty và tất cả nhân viên. Họ sẽ là nhóm người đầu tiên nhận thức rõ ràng nhất được tầm quan trọng của sứ mệnh và mục tiêu bởi chính họ sẽ là nhân tố then chốt giúp lan tỏa và thực hiện tốt tầm nhìn, sứ mệnh trong tương lai.

Làm thế nào để xây dựng tầm nhìn và sứ mệnh cho doanh nghiệp.

Quy trình xây dựng tầm nhìn và sứ mệnh cho doanh nghiệp

  • Bước 1: Tập hợp, tổ chức cuộc gặp với ban lãnh đạo, cổ đông và nhân viên trong doanh nghiệp. Nhằm đưa ra những ý kiến về việc hình thành tầm nhìn chung cho doanh nghiệp. Nên có những tài liệu chi tiết về chiến lược công ty, các định hướng chiến lược cho tương lai và tài liệu đề cập đến sản phẩm dịch vụ hiện có của doanh nghiệp.
  • Bước 2: Yêu cầu các cá nhân và bộ phận đưa ra một bản tầm nhìn chiến lược theo suy nghĩ của họ.
  • Bước 3: Tập hợp lại hầu hết những bản chiến lược của cá nhân. Sau đó chuyển sang một bộ phận có chuyên môn để tiến hành nghiên cứu. Nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận này là cùng chia sẻ những tầm nhìn chung với nhau. Tất cả nhằm tạo nên một chiến lược hoàn chỉnh nhất. Đây cũng sẽ là một giải pháp hữu ích. Nó giúp cho doanh nghiệp giảm bớt sự mâu thuẫn trong quan điểm cá nhân.
  • Bước 4: Thực hiện điều chỉnh và chau chuốt các nội dung của tầm nhìn chiến lược. Đưa ra bản dự thảo chính thức của tầm nhìn chiến lược doanh nghiệp. Qua đó, mỗi thành viên tự nghiên cứu và đóng góp các ý kiến cá nhân.
  • Bước 5: Chốt chiến lược, rồi điều chỉnh tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp cho phù hợp. Thông báo nội dung chi tiết cho tất cả nhân viên trong doanh nghiệp.

Nên xây dựng tầm nhìn hay sứ mệnh trước cho doanh nghiệp?

Doanh nghiệp nên xác định tầm nhìn hay sứ mệnh sẽ tùy thuộc vào khoảng thời gian hình thành và thực tế phát triển. Nếu doanh nghiệp mới hoạt động thì việc cần thiết nhất là xác định tầm nhìn nhằm hình thành được sứ mệnh sản xuất kinh doanh hợp lý và thực hiện những kế hoạch đặt ra.

Nếu doanh nghiệp đã thành lập một thời gian mà không xây dựng được tầm mục tiêu thì nên ưu tiên sứ mệnh. Lúc này, sứ mệnh đóng vai trò định hướng và hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra tầm nhìn đúng đắn trong những kế hoạch tương lai.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến tầm nhìn và sứ mệnh

Mục đích tồn tại của doanh nghiệp 

Tầm nhìn đúng cần phải thể hiện rõ lý do, mục đích doanh nghiệp tồn tại. Và mục đích, lý do đó phải có ý nghĩa thực tế,  chứa đựng giá trị nhân văn, phục vụ lợi ích cộng đồng xã hội nói chung thay vì lợi ích của bản thân doanh nghiệp hoặc nhóm người lao động trong doanh nghiệp.

Bức tranh tổng thể của doanh nghiệp trong tương lai

Trong tương lai, doanh nghiệp sẽ xuất hiện với hình ảnh như thế nào trong bối cảnh thực tế ra sao? Một bức tranh tương lai của doanh nghiệp sẽ cần phải định vị theo tầm nhìn chung đã đề ra. Đây sẽ là cơ sở giúp ban giám đốc doanh nghiệp đưa ra những chiến lược và phương hướng hoạt động làm sao để hợp lý nhất nhằm đạt được những điều mong ước.

Mức độ tập trung để hoàn thành mục tiêu

Trong tầm nhìn chung mà doanh nghiệp công bố sẽ cần dành nhiều sự tập trung vào việc hoàn thành các mục tiêu đặt ra. Đó là mức độ tập trung mà doanh nghiệp sẽ cần nhằm thực hiện tốt những điều hướng ra cho tương lai không xa.

các yếu tố ảnh hưởng đến tầm nhìn và sứ mệnh

Lời kết

Trên đây là một số thông tin Dũng tổng hợp lại về tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này đã giúp quý doanh nghiệp hiểu rõ hơn về sứ mệnh và tầm nhìn.

Đừng quên ngoài việc xác định rõ tầm nhìn và sứ mệnh. Việc đào tạo nhân viên cũng là một yêu cầu vô cùng cần thiết. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về những thông tin trên. Hãy để lại comment bên dưới để nhận tư vấn nhé!

Link tham khảo

Trần Trí Dũng
 

Trần Trí Dũng Đây là 3 tính cách mà mọi người thường hay nói về Dũng: Giản dị, Chia sẽ, Vui vẻ Còn bạn thấy Dũng như thế nào? Hãy để lại coment của mình nhé

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments