Khái niệm Servant leadership? Lãnh đạo phục vụ có vai trò gì?

Đăng ngày 19/09/2023 lúc: 01:2146 lượt xem

Khái niệm Servant leadership? Lãnh đạo phục vụ có vai trò gì?

Trần Trí Dũng định nghĩa khái niệm Servant leadership trong bài viết này. Các độc giả hãy cùng tìm hiểu người lãnh đạo phục vụ có vai trò gì nhé!

1. Định nghĩa Servant leadership

Có phải bạn đang tìm hiểu về khái niệm và bản chất của Servant leadership? Nội dung bên dưới sẽ cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết và hữu ích. Tham khảo ngay!

1.1 Servant leadership là gì?

Servant Leadership hay còn gọi là triết lý lãnh đạo phục vụ. Trong đó, một cá nhân sẽ tương tác với những người khác, dù trong mối quan hệ quản lý hay đồng nghiệp. Mục đích chính của servant leader là sẽ đạt được sự uy tín từ nhân viên. Vì thế, người lãnh đạo theo triết lý phục vụ cần biết giúp đỡ cấp dưới phát triển và đồng cảm với mọi người. Thêm vào đó, họ sẽ xem xét các khía cạnh và tìm cách để giúp nhân viên được đánh giá năng lực đúng.

Servant leadership

1.2 Bản chất của Servant leadership

Về bản chất, servant leader  không giống những phong cách lãnh đạo truyền thống. Đây là tập hợp các cách hành xử được chấp nhận trong dài hạn, chủ yếu dựa trên bốn thành tố sau:

    • Giúp đỡ nhân viên phát triển tiềm năng: Servant leader với vai trò giúp đỡ người xung quanh nhận ra được thế mạnh tiềm ẩn. Điều này đòi hỏi nhà lãnh đạo cần có sự thấu hiểu với hoàn cảnh của nhân viên và không ngần ngại chia sẻ những điểm yếu của bản thân.
    • Xây dựng và duy trì niềm tin của cấp dưới: Người leader khi có được niềm tin của cấp dưới bằng sự trung thực và sự công bằng trong công việc. Chính vì thế, servant leader sẽ rất dễ dàng trao quyền cho cấp dưới.

 

Servant leadership là gì

    • Phục vụ nhu cầu của người khác hơn bản thân: Đặc trưng của nhiệm vụ là phong cách ưu tiên việc giúp đỡ hơn quyền hành kiểm soát người khác. Vì vậy, những người đảm nhiệm vị trí thường sẽ chú trọng vào công việc để mọi người tốt lên.
    • Kỹ năng lắng nghe: Những leader sẽ không áp đặt ý nghĩ chủ quan bản thân với nhân viên, mà tập trung lắng nghe những vấn đề mà cấp dưới đang gặp phải. Sau đó, servant leader sẽ cố gắng hướng dẫn mọi người đi theo cách tốt nhất nhằm cho thấy sự thấu hiểu và được tôn trọng.

 

Như vậy, qua phần thông tin mà Dũng chia sẻ, chắc hẳn bạn đã hiểu hơn bản chất của servant leader là gì. Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về lợi ích của phong cách lãnh đạo này.

1.3 Ví dụ về lãnh đạo phục vụ

Trước hết, servant leader phải xem xét và cân nhắc làm thế nào để giúp ích cho nhân sự của mình. Chẳng hạn, nhà lãnh đạo phục vụ có thể tìm cách giúp những nhân viên bị đánh giá thấp được nhìn nhận một cách đúng mức. Điển hình là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, các bác sĩ y khoa làm việc để mang lại lợi ích cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, còn hỗ trợ đồng nghiệp để cung cấp các dịch vụ y tế và chăm sóc bệnh nhân một cách tốt nhất.

lãnh đạo phục vụ

2. Những lợi ích mà “lãnh đạo phục vụ” mang lại cho doanh nghiệp

Các lợi ích của nhà lãnh đạo servant leadership là gì? Người lãnh đạo là servant leader sẽ sở hữu được các lợi ích tốt thúc đẩy sự phát triển tối đa của doanh nghiệp và đội ngũ nhận sự. Dưới đây là tổng hợp 5 lợi ích của người lãnh đạo phục vụ mà bạn có thể tham khảo.

2.1 Xây dựng lòng tin từ nhân viên

Người theo tư tưởng lãnh đạo phục vụ luôn khuyến khích nhân viên đóng góp cho quá trình ra quyết định. Khi có thể góp sức vì một mục tiêu chung. Nhân viên sẽ cảm thấy được tinh thần trách nhiệm và ý nghĩa của bản thân. Do đó, nhu cầu của nhân viên sẽ là một trong những yếu tố rất được quan tâm hàng đầu.

Servant leadership

2.2 Khích lệ nhân viên tham gia vào các hoạt động công ty

Những nhà quản trị thường sẽ tạo điều kiện cho cấp dưới làm việc một cách thoải mái và linh hoạt. Nhờ đó, nhân viên có thể tự do tham gia các hoạt động bên ngoài. Tuy nhiên, họ vẫn có thể đảm bảo được hiệu quả công việc mang đến sẽ tốt nhất.

Servant Leadership

2.3 Nâng cao năng suất làm việc của tổ chức

Việc áp dụng Servant Leadership sẽ giúp hiệu suất công việc của doanh nghiệp được cải thiện hơn rất nhiều. Vị trí của servant leader đi ngược lại với phong cách làm việc truyền thống. Người lãnh đạo sẽ hỗ trợ hết lòng để nhân viên tự học hỏi, khám phá. Nhờ đó, nhân viên sẽ luôn cảm thấy được tôn trọng và cố gắng làm việc chăm chỉ, tích cực hơn.

Servant Leadership

2.4 Hạn chế lạm dụng quyền lực trong công việc

Người sếp chọn phong cách lãnh đạo sẵn sàng chia sẻ quyền lực vì lợi ích chung. Người chịu trách nhiệm ở vị trí này sẽ không lạm dụng quyền hành mà lắng nghe ý kiến của nhân viên. Nhờ đó toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp sẽ tiếp cận thông tin theo hướng khách quan. Môi trường làm việc cũng trở nên chuyên nghiệp và văn minh hơn.

lãnh đạo đầy tớ

2.5 Thích ứng nhanh với môi trường làm việc

Về nội dung, Servant Leadership đề cập việc thay đổi tư duy lãnh đạo đặt nhu cầu của nhân viên lên trước. Do vậy, người đứng đầu sẽ tạo cho mọi người một môi trường làm việc thoải mái. Các nhân viên cũng sẽ cảm nhận được trọng trách của mình trong công ty. Điều này nhằm thúc đẩy nhân viên thích ứng nhanh với môi trường làm việc và gắn kết hơn với đồng nghiệp.

Lãnh đạo phục vụ

3. Bí quyết để trở thành một Servant Leader là gì?

Bất kỳ ai trong mỗi người đều sở hữu một thế mạnh và sở trường riêng. Do đó, không phải ai cũng sở hữu khả năng lãnh đạo sẵn có. Để trở thành một Servant Leader. Bạn cần phải rèn luyện các kỹ năng sau đây:

3.1 Biết lắng nghe

Điều quan trọng của một servant leader là đặt nhân viên làm trọng tâm. Vì vậy, việc lắng nghe và nhận biết những tâm tư, nguyện vọng của tập thể, cá nhân luôn là điều vô cùng cần thiết. Việc này sẽ giúp cả hai dễ dàng thấu hiểu. Qua đó thúc đẩu quá trình làm việc nhóm trở nên hiệu quả hơn.

servant leader là gì

3.2 Biết cảm thông với cấp dưới

Không chỉ mỗi servant leader cần có sự cảm thông với cấp dưới. Bất cứ người leader nào cũng nên có. Việc kết nối với cấp dưới sẽ giúp các nhà quản trị nắm bắt nhanh nhu cầu của nhân viên. Khi đó, họ sẽ có những quyết định phù hợp với mong muốn và nguyện vọng của mọi người.

servant leadership là gì

3.3 Học cách xoa dịu

Biết cách xoa dịu giúp các leader hỗ trợ nhân viên về cả vật chất lẫn tinh thần. Khi gặp khó khăn, nếu cấp dưới nhận được sự an ủi từ cấp trên sẽ cảm thấy dễ chịu và có động lực làm việc hơn. Đây là một trong những yếu tố giúp những người đứng đầu nhận được sự ủng hộ từ cấp dưới.

servant leadership là gì

3.4 Biết cách thuyết phục

Khi đã trở thành người dẫn dắt một tổ chức, bất kể ai cũng cần có kỹ năng thuyết phục. Đây là yếu tố quan trọng cần có để giúp người lãnh đạo nhận được sự tin tưởng từ mọi người. Do đó, những phương án đề ra của bạn đều dễ dàng nhận được sự hưởng ứng từ đồng nghiệp và cấp dưới.

Servant leader là gì

3.5 Có tầm nhìn chiến lược

Một nhà lãnh đạo tốt là người có tầm nhìn sâu rộng và hoạch định chiến lược rõ ràng. Chính vì thế, các nhân viên sẽ tiến hành lập mục tiêu của bản thân để đi theo định hướng của công ty. Thêm vào đó, một người lãnh đạo có khả năng xây dựng chiến lược doanh nghiệp. Giúp cho công việc  phát triển thuận lợi và không bị đi sai đường.

servant leader là gì

3.6 Học cách quản lý

Với mọi tổ chức người leader luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chính vì thế, để có thể giúp đội nhóm phát triển lớn mạnh. Người lãnh đạo cần có các phương thức quản lý phù hợp. Điều này nhằm có thể đánh giá năng lực, thấu hiểu và quản lý nhân viên tốt hơn.

servant leadership

Để Dũng lấy ví dụ về phong cách lãnh đạo phục vụ cho bạn đọc dễ hình dung nhé: 

Đầu tiên, người lãnh đạo phục vụ phải xem xét cách họ có thể giúp đỡ người khác. Ví dụ, các nhà lãnh đạo phục vụ có thể tìm cách cho những nhân viên bị đánh giá thấp cách nhìn nhận đúng mức. Trước khi tìm cách cải thiện bản thân.

Điều này có thể nảy sinh trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Chẳng hạn, khi các bác sĩ cố gắng mang lại lợi ích cho bệnh nhân. Và hỗ trợ đồng nghiệp của họ trong việc cung cấp các dịch vụ y tế và chăm sóc bệnh nhân.

Trong mảng kinh doanh, các nhà lãnh đạo phục vụ cố gắng mang lại lợi ích cho nhân viên, khách hàng và tất cả các bên liên quan khác.

4. Ưu và nhược điểm của lãnh đạo phục vụ

Phong cách lãnh đạo phục vụ lấy con người làm trung tâm, tin rằng khi các thành viên trong nhóm được đáp ứng từ nhu cầu chuyên môn đến cá nhân, công việc của họ sẽ đột phá hơn. Vì vậy, họ rất quan tâm đến nguyện vọng của nhân viên.

Những kiểu nhà lãnh đạo này phát huy điểm mạnh trong việc xây dựng tinh thần và sự gắn bó cá nhân với công việc. Đây cũng là phong cách lãnh đạo phổ biến của các tổ chức phi lợi nhuận.

servant leadership

Đặc điểm của phong cách lãnh đạo phục vụ:

    • Tạo động lực cho đội.
    • Có kỹ năng giao tiếp tuyệt vời.
    • Quan tâm và cảm thông cho người khác.
    • Khuyến khích sự hợp tác và tham gia.
    • Luôn cam kết vì sự phát triển nghề nghiệp của đội.

 

Ưu điểm của lãnh đạo phục vụ: Lãnh đạo phục vụ có khả năng phát triển lòng trung thành, tăng năng suất, thiện sự phát triển và ra quyết định của nhân viên. Họ nuôi dưỡng lòng tin và tạo ra những nhà lãnh đạo tương lai.

Nhược điểm của lãnh đạo phục vụ: Các nhà lãnh đạo phục vụ có xu hướng bị choáng ngợp bởi các yêu cầu của công việc. Họ kiệt quệ về mặt tinh thần và có thể đấu tranh để trở thành một người có thẩm quyền.

5. Các doanh nghiệp lớn áp dụng Servant Leader thành công

Servant leadership là gì? Đây không phải là một thuật ngữ xa lạ. Hiện nay trên toàn thế giới đã có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công phương thức này, có thể kể đến như FedEx, Starbucks, Google… Sự thành công của các tập đoàn lớn đã chứng minh lợi ích của Servant Leadership mang lại.

5.1 Google 

Google là doanh nghiệp lớn nổi tiếng với nơi làm việc tốt nhất thế giới bởi văn hoá doanh nghiệp cũng như định hướng truyền cảm hứng đến nhân viên. Ngoài ra, tại đây còn cung cấp các dịch vụ miễn phí, hỗ trợ nhân viên như ăn uống, cắt tóc, đi lại… ngay tại công ty cho nhân viên.

servant leadership là gì

5.2 FedEx

Công ty FedEx được thành lập bởi Fred Smith vào năm 1971. Hiện tại, Fred Smith vẫn đang đảm nhiệm vai trò lãnh đạo công ty với tư cách giám đốc điều hành của FedEx. Ông tin rằng “Khi nhân viên được đặt lên hàng đầu, họ sẽ cung cấp dịch vụ cao nhất và lợi nhuận sẽ theo sau”. Với triết lý “Con người – Dịch vụ – Lợi nhuận”, Fred Smith đã giúp FedEx phát triển và vững mạnh như bây giờ.

servant leadership là gì

5.3 Starbucks

Ông Howard Schultz là người đã tạo nên một thương hiệu nổi tiếng toàn cầu Starbucks. Howard Schultz từng nói rằng: “Tôi muốn nhân viên có cơ hội cùng hưởng lợi ích khi công ty tăng trưởng. Đồng thời thể hiện rõ mối liên hệ giữa đóng góp của họ và giá trị gia tăng của công ty”. 

servant leadership là gì

Những bài viết nổi bật nhất:

Qua bài viết trên, Dũng mong rằng mình đã giải thích hết những thông tin về Servant leadership là gì. Hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu về vai trò và khái niệm của triết lý lãnh đạo này.

Nguồn sưu tầm: PDCA