Khái niệm phong cách lãnh đạo? Các phong cách nổi tiếng

Khái niệm phong cách lãnh đạo? Các phong cách nổi tiếng

Trong bài viết này, CEO Trần Trí Dũng giải thích khái niệm phong cách lãnh đạo. Độc giả hãy cùng tìm hiểu các phong cách nổi tiếng nhé!

1. Phong cách lãnh đạo là gì? 

Trong cuốn “Người lãnh đạo chính thức” tác giả Daniel Goleman. Người phổ biến khái niệm “thông minh cảm xúc”, đã miêu tả sáu phong cách lãnh đạo. Tất cả những nhà lãnh đạo hiệu quả. Họ là những người có thể sử dụng nhuần nhuyễn cả sáu phong cách. Tùy từng thời điểm mà họ áp dụng một phong cách phù hợp.

Phong cách lãnh đạo đề cập đến phương thức và cách tiếp cận của một nhà lãnh đạo. Nhằm đưa ra các phương hướng, thực hiện các kế hoạch, tạo động lực cho nhân viên. Từ góc nhìn của một nhân viên. Phong cách thường sẽ được thể hiện qua các hành động hoặc lời nói từ lãnh đạo của họ. 

Mỗi một người lãnh đạo đều có một phương pháp lãnh đạo riêng. Hoặc họ cũng có kết hợp nhiều phong cách lãnh đạo để phù hợp với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Người lãnh đạo sẽ cảm thấy thoải mái nhất trong một phong cách. Tuy nhiên họ vẫn hiểu rằng phải chọn những phong cách hay góc nhìn khác nhau để phù hợp trong tình huống vì thế hay có thuật ngữ “ Lãnh đạo tình huống”. 

2. Top 8 phong cách lãnh đạo nổi bật hiện nay

Phong cách lãnh đạo là một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Có rất nhiều các phong cách lãnh đạo khác nhau. Nhưng dưới đây là 8 phong cách lãnh đạo nổi bật mà Dũng chia sẻ với bạn: 

2.1 Lãnh đạo tầm nhìn

Phong cách này được đánh giá cao nhất khi tổ chức cần một hướng đi mới. Mục tiêu là giúp mọi người cùng chia sẻ một giấc mơ mới. “Những nhà lãnh đạo có tầm nhìn hiểu rõ tổ chức của mình đang đi đâu. Nhưng lại không rõ ràng là làm thế nào để đến đó. Phải làm sao để mọi người cảm thấy thoải mái, tự do để sáng tạo”.

2.2 Lãnh đạo huấn luyện 

Đây là phong cách mà nhà lãnh đạo thường xuyên tập trung một – một vào sự phát triển cá nhân của nhân viên. Chỉ cho họ thấy làm thế nào để phát triển khả năng của mình. Giúp họ kết nối mục tiêu của họ với mục tiêu của tổ chức.

“Việc huấn luyện sẽ hiệu quả nhất”. Ông Goleman viết: “Với những nhân viên cho thấy tài năng của mình và mong muốn phát triển một cách chuyên nghiệp hơn”. Nhưng nó sẽ phản tác dụng nếu nó được coi như một sự “quản lí” một-một với nhân viên. Làm giảm sự tự tin của họ.

6 phong cách lãnh đạo

2.3 Lãnh đạo kết nối 

Phong cách này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm việc nhóm. Tạo ra sự hài hòa trong một nhóm bằng cách kết nối mọi người với nhau. Ông Goleman cho rằng phương pháp này rất có giá trị “nó đang giúp tăng sự hòa hợp trong nhóm, gia tăng tinh thần, cải thiện thông tin liên lạc hoặc sửa chữa một số vướng mắc trong doanh nghiệp”. 

Nhưng ông cũng cảnh báo nếu chỉ sử dụng phong cách này trong lãnh đạo. Nếu hiệu suất làm việc của cả nhóm không tốt. Mọi thứ sẽ khó cải thiện. “Những nhân viên có thể cho rằng” ông viết “làm việc bình thường, không cần cố gắng cũng có thể chấp nhận được”.

2.3 Lãnh đạo dân chủ 

Phong cách này dựa vào kĩ năng và kiến thức của mọi người, cùng cam kết tạo ra kết quả cuối cùng. Sẽ hiệu quả nhất khi tổ chức có định hướng rõ ràng. Các nhà lãnh đạo biết cách khai thác tốt trí tuệ của tập thể. Ông Goleman cũng cảnh báo rằng cách tiếp cận theo cách xin ý kiến mọi người có thể là một thảm họa trong thời gian khủng hoảng khi mà có những sự kiện cấp bách cần giải quyết gấp.

2.4 Lãnh đạo chủ nghĩa hoàn hảo 

Trong phong cách này, nhà lãnh đạo yêu cầu tiêu chuẩn hiệu suất làm việc cao hơn. Họ bị ám ảnh bởi việc “làm việc tốt hơn, nhanh hơn và yêu cầu điều đó với tất cả mọi người”. Nhưng ông Goleman cũng cảnh bảo không nên lạm dụng sử dụng phong cách này. Vì nó làm cho mọi người suy giảm tinh thần và làm cho mọi người cảm thấy mình bị thất bại.

2.3 Lãnh đạo độc tài 

Đây là phong cách lãnh đạo theo kiểu “quân sự” cổ điển – thường xuyên được sử dụng nhưng cũng ít hiệu quả nhất. Phong cách này thường ít khen ngợi mà thay vào đó là rất nhiều những lời chỉ trích, làm suy giảm tinh thần của mọi người. Cũng như làm giảm sự hài lòng của nhân viên.

Ông Goleman chỉ ra nó chỉ hiệu quả trong giai đoạn khủng hoảng khi liên tục đòi hỏi phải có những sự thay đổi khẩn cấp. Thậm chí quân đội bây giờ cũng nhận ra sự không hiệu quả của phong cách này và đang có một số sự thay đổi.

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp 8 phong cách lãnh đạo mà Dũng muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng bạn đã hiểu “phong cách lãnh đạo là gì?”. Hi vọng bạn có thể lựa chọn được phong cách phù hợp nhất với bản thân. 

Nguồn sưu tầm: PDCA

Trần Trí Dũng
 

Trần Trí Dũng Đây là 3 tính cách mà mọi người thường hay nói về Dũng: Giản dị, Chia sẽ, Vui vẻ Còn bạn thấy Dũng như thế nào? Hãy để lại coment của mình nhé

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments