Khái niệm Business Model Canvas? Minh chứng ứng dụng BMC hiệu quả

Đăng ngày 17/09/2023 lúc: 03:4622 lượt xem

Khái niệm Business Model Canvas? Minh chứng ứng dụng BMC hiệu quả

CEO Trần Trí Dũng giải thích khái niệm Business Model Canvas trong bài viết này? Các độc giả cũng có thể xem minh chứng ứng dụng BMC hiệu quả.

Business Model Canvas là một thuật ngữ mà hầu hết những ai làm kinh doanh cũng sẽ biết đến trong quá trình xây dựng doanh nghiệp của mình. Nhưng liệu ý nghĩa thật sự của Business Model Canvas là gì? Và chúng tạo nên những tác động như thế nào đối với doanh nghiệp? Hãy cùng CBD tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!

Business Model Canvas là gì?

Business Model Canvas (BMC) được xem là một công cụ xây dựng mô hình bán hàng hiện đại. BMC được tạo ra bởi Alexander Osterwalder và Yves Pigneur vào năm 2008. Công cụ này giúp thể hiện trực quan mô hình kinh doanh. BMC làm nổi bật được những yếu tố chiến lược quan trọng. 

Có thể hiểu theo cách khác rằng Business Model Canvas là tổng quan chung. BMC giúp thể hiện một cách đầy đủ về các hoạt động, khách hàng, dòng doanh thu. Hiện nay, mô hình kinh doanh BMC được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Bởi những lợi ích nhất định mà chúng mang lại cho các doanh nghiệp.

Business Model Canvas là gì

9 thành tố trong mô hình kinh doanh Canvas

Sau khi đã biết được câu trả lời Business Model Canvas là gì. Ở phần tiếp theo sẽ phân tích các thành tố trong mô hình BMC. Ở mô hình kinh doanh này sẽ gồm có 9 yếu tố. Chúng giúp phản ánh một cách có hệ thống mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị trường ngày nay. Những câu hỏi trong từng thành tố giúp bạn so sánh được vài biến thể và ý tưởng mới cho những mô hình kinh doanh. Cụ thể như sau:

Đối tác chính (Key Partnerships)

Yếu tố đầu tiên mà chúng ta đề cập đến là Đối tác chính (Key Partnerships). Để giảm thiểu các rủi ro trong quá trình kinh doanh. Thì mỗi chủ doanh nghiệp nên xây dựng cho mình mối quan hệ đối tác với những nhà cung ứng có chất lượng cao. Họ và bạn sẽ hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau đưa ra được các giải pháp giá trị. Hiện nay, có 3 loại đối tác doanh nghiệp:

  • Liên minh chiến lược giữa các đối thủ (coopetition)
  • Liên doanh
  • Mối quan hệ giữa nhà cung cấp và người mua

Điều tiên quyết hiện giờ là các chủ doanh nghiệp cần xác định được cho mình đâu thật sự là đối tác chính. Sau đó lập kế hoạch quan hệ đối với họ trong tương lai. Bạn có thể dựa trên các mối quan hệ đối tác để có thể đánh giá được những vấn đề cần phải khắc phục. Cũng như xác định các loại hình quan hệ đối tác nào sẽ cần tiếp theo. 

Hoạt động chính (Key Activities)

Đến với yếu tố thứ 2, Hoạt động chính (Key Activities) sẽ giúp chủ doanh nghiệp tạo ra giải pháp cho những hoạt động trọng điểm. Và khiến cho mô hình kinh doanh của doanh nghiệp bạn được hiệu quả hơn. Những nhà doanh nghiệp có thể bắt đầu bằng cách liệt kê các hoạt động chính được diễn ra song song với những dòng doanh thu có liên quan đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi ứng dụng được mô hình BMC. Thì những vấn đề thiết yếu bây giờ là đánh giá hoạt động nào sẽ là hoạt động chính. Từ đó cân nhắc những tác động của chúng mang lại. Để có thể đưa ra được quyết định bổ sung hay gạt bỏ chúng.

Nguồn lực chính (Key Resources)

Nguồn lực chính (Key Resources) là tài sản thiết yếu của doanh nghiệp. Nó giúp cung cấp giá trị đến cho khách hàng. Nguồn lực có thể được phân thành nhiều nguồn khác nhau. Ví dụ như nguồn lực nhân sự, tài chính, vật lý và tri thức.

Việc thống kê các nguồn lực doanh nghiệp rất quan trọng. Nó sẽ giúp cho các ý tưởng của bạn được rõ ràng hơn về các sản phẩm/ dịch vụ chính thức của doanh nghiệp bạn. Để hỗ trợ tốt cho khách hàng và xác định được những nguồn lực không cần thiết. Từ đó tiết kiệm được chi phí của doanh nghiệp.

Sau khi đã hoàn thành xong danh sách. Bạn có thể dễ dàng đưa ra được các quyết định về việc cần bao nhiêu vốn đầu tư cho nguồn lực chính. Để có thể vận hành tốt nhất doanh nghiệp.

Giải pháp giá trị (Value Propositions)

Giải pháp giá trị của thương hiệu (Value Propositions) là sự kết hợp giữa sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Để có thể tạo nên vị thế trên thị trường. Thì những giá trị này cần phải độc đáo và khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.

Có 2 loại giá trị trong mô hình kinh doanh BMC:

  • Giá trị định lượng: Giúp nhấn mạnh các giá cả hoặc độ hiệu quả của sản phẩm hay dịch vụ.
  • GIá trị định tính: Giúp nhấn mạnh trải nghiệm khách hàng, đưa ra được kết quả và công dụng của sản phẩm.

Giải pháp giá trị cung cấp cho các chủ doanh nghiệp các giá trị thông qua một vài thuộc tính. Ví dụ:

  • Sự tùy chỉnh linh hoạt
  • Hiệu suất
  • Khả năng hoàn thành công việc
  • Chi phí
  • Giao diện thiết kế
  • Thương hiệu doanh nghiệp
  • Tính tương tác đa chiều
  • Độ giảm thiểu rủi ro

Trong quá trình xây dựng giải pháp giá trị. Bạn cần tự đặt câu hỏi cho bản thân rằng muốn giải quyết vấn đề gì. Thông qua giá trị của sản phẩm/dịch vụ mà mình đang kinh doanh. Tiếp sau đó, hãy tìm ra cách cải tiến sản phẩm, dịch vụ hoặc toàn bộ trải nghiệm khách hàng. Để mang về giá trị lớn hơn so với đối thủ. Cuối cùng, các doanh nghiệp cần phải tự xác xác định cho mình giá trị cốt lõi.

Để có thể định vị tốt được giá trị cốt lõi. Thì cần chỉ rõ ra được điều mà doanh nghiệp bạn muốn khách hàng nhớ về những lần tương tác với công ty.

9 thành tố trong mô hình kinh doanh BMC

Quan hệ khách hàng (Customer Relationships)

Doanh nghiệp cần lựa chọn cho mình cách xây dựng loại quan hệ với phân khúc khách hàng. Từ đó tạo ra sự thành công và bền vững về tài chính. Quan hệ khách hàng được chia thành 6 loại như sau:

Hỗ trợ cá nhân (Personal Assistance)

Đối với loại hình này. Công ty có thể tương tác trực tiếp với khách hàng thông qua một nhân viên. Họ sẽ hỗ trợ khách hàng qua từng công đoạn từ trước khi mua, trong quá trình mua và sau khi mua sản phẩm.

Hỗ trợ cá nhân trọn vẹn (Dedicated Personal Assistance)

Đây là loại quan hệ phổ biến ở sự tương tác chặt chẽ giữa khách hàng với công ty thông qua một người đại diện phục vụ một nhóm khách hàng. Người đại diện này sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân cho toàn bộ quá trình trải nghiệm khách hàng với công ty.

Tự phục vụ (Self-Service)

Khách hàng có thể tự phục vụ chính mình thông qua các công cụ hỗ trợ đã được công ty cài đặt sẵn.

Dịch vụ tự động (Automated Services)

Đây là một dạng quan hệ self-service tự điều chỉnh, trong đó lịch sử lựa chọn của khách hàng sẽ được lưu trữ, xem xét nhằm nâng cao trải nghiệm tổng thể.

Cộng đồng (Communities)

Sự phát triển của công nghệ điện tử và mạng xã hội ngày nay đã ra nên một cộng đồng khách  hàng và cho phép các doanh nghiệp giao tiếp trực tiếp với họ. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể định hướng nâng cao trải nghiệm khách hàng vì cộng đồng tạo cơ hội cho khách hàng chia sẻ trải nghiệm riêng của mình cũng như bàn bạc về những mong muốn và giải pháp chung.

Cùng xây dựng (Co-creation)

Khách hàng sẽ là người trực tiếp tham gia vào quá trình tạo dựng nên sản phẩm/ dịch vụ của công ty.

Kênh phân phối (Distribution Channels)

Kênh phân phối chính là cầu nối giữa các giải pháp giá trị của tổ chức với phân khúc khách hàng. Có vô số lựa chọn cho kênh phân phối và các quyết định sẽ được dựa trên các tiêu chí nhanh gọn, hiệu quả và đầu tư ít tốn chi phí nhất.

Hiện nay, có 2 loại kênh phân phối cơ bản, gồm:

  • Kênh thuộc quyền sở hữu của công ty (các cửa hàng)
  • Kênh đối tác (các nhà phân phối)

Công ty có thể chọn một trong hai hoặc kết hợp cả 2 loại hình phân phối trên.

Đối với các doanh nhân startup thì bước đầu tiên trong việc xác lập kênh phân phối là cần xác định đâu sẽ là kênh của khách hàng. Điểm tiếp xúc với khách hàng có thể sẽ bị giới hạn hoặc rất đa dạng tùy vào chiến lược mà công ty đã định sẵn. Sau khi lên chiến lược, doanh nghiệp cần phân tích SWOT để dễ dàng đánh giá được điểm mạnh của các kênh phân phối. Cuối cùng, bạn có thể xác định và xây dựng các kênh khách hàng mới.

Phân khúc khách hàng (Customer Segment)

Khách hàng của doanh nghiệp sẽ được phân loại thành các phân khúc khác nhau dựa trên từng nhu cầu cụ thể mà sản phẩm/ dịch vụ của bạn muốn giải quyết. Phân khúc khách hàng là một phần vô cùng quan trọng trong mô hình kinh doanh có tổ chức. Nó cũng sẽ là kênh tham chiếu để đảm bảo các tính năng của sản phẩm phù hợp cho từng đặc điểm và nhu cầu của phân khúc.

Để có thể phân chia phân khúc một cách hiệu quả thì điều đầu tiên là bạn cần phải hiểu về khách hàng thông qua các nhu cầu hiện tại và tương lai của họ. Sau đó, bạn cần liệt kê và sắp xếp khách hàng theo từng thứ tự ưu tiên khác nhau, chúng sẽ bao gồm danh sách các khách hàng tiềm năng trong tương lai. Và cuối cùng, các chủ doanh nghiệp cần đánh giá kỹ lưỡng từng nhóm khách hàng bằng cách tìm ra các điểm mạnh và điểm yếu của họ, đồng thời khám phá các tệp khách hàng khác có thể mang lại nhiều lợi ích nếu công ty tập trung vào họ.

Các phân khúc khách hàng hiện nay trên thị trường bao gồm:

  • Thị trường đại chúng (Mass Market)
  • Thị trường ngách (Niche Market)
  • Thị trường phân đoạn (Segmented)
  • Thị trường đa dạng (Diversify)
  • Thị trường đa chiều (Multi-sided Platform/Market)
các thành tố trong mô hình kinh doanh BMC

Cơ cấu chi phí (Cost Structure)

Cơ cấu chi phí được định nghĩa là chi phí điều hành của doanh nghiệp theo mô hình kinh doanh cụ thể. Các doanh nghiệp có thể tập trung giảm chi phí qua việc giảm đi phần vốn đầu tư vào kinh doanh hoặc chỉ tập trung vào các giá trị sản phẩm (chẳng hạn như việc tập trung tối đa giá trị cho khách hàng).

Một số đặc điểm chung của cơ cấu chi phí:

  • Chi phí cố định (Fixed Costs)
  • Chi phí biến động (Variable Costs)
  • Tính kinh tế theo quy mô (Economies of Scale)
  • Tính kinh tế theo phạm vi (Economies of Scope)

Dòng doanh thu (Revenue Stream)

Yếu tố cuối cùng là dòng doanh thu. Dòng doanh thu được hiểu là một phương pháp mà các công ty sử dụng để phân khúc khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ. Có thể tạo ra doanh thu bằng các cách sau:

  • Bán tài sản: Công ty có thể bán quyền sở hữu hàng hóa cho khách hàng.
  • Phí sử dụng: Công ty tính phí quyền sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Phí đăng ký: Doanh nghiệp tính phí sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thường xuyên và nhất quán.
  • Tiền cho vay/ Cho thế chấp/ Cho thuê: Khách hàng phải trả tiền để có thể truy cập độc quyền các sản phẩm trong một khoảng thời gian xác định.
  • Cấp phép: Công ty tính phí sử dụng các tài sản trí tuệ.
  • Phí môi giới: Các tổ chức công ty hoặc cá nhân đóng vai trò là người trung gian giữa hai bên sẽ thu phí môi giới dịch vụ. 
  • Quảng cáo: Các công ty tính phí với bên quảng cáo sản phẩm trên kênh trung gian của mình.

Sau khi xây dựng được luồng doanh thu, điều quan trọng là bạn cần phải xác định xem mức giá hiệu quả cho các sản phẩm/ dịch vụ thông qua quá trình loại bỏ. Những lần chỉnh sửa mức giá cần được ghi chép và đánh giá chúng lại. Ngoài ra, bạn cũng cần phải tiếp tục suy nghĩ về những hướng đi khả thi tiếp theo trong quá trình vận hành doanh nghiệp.

Tại sao doanh nghiệp nên chọn sử dụng Business Model Canvas?

Tư duy trực quan

Mô hình Business Model Canvas có khả năng cung cấp được cho chủ doanh nghiệp cái nhìn trực quan hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá và đưa ra quyết định. Ngoài ra, chúng còn giúp cho việc phân loại các yếu tố chính gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn và đưa ra được các hướng đi rõ ràng mà chủ doanh nghiệp đang hướng tới.

Nhanh chóng và đơn giản

Tạo một áp phích mô hình canvas để nhân viên của bạn có thể sử dụng các ghi chú này mà cung cấp những thông tin cần thiết. Theo dõi ảnh hưởng của áp phích đến những mô hình kinh doanh trong tương lai. 

Hiểu mối quan hệ giữa 9 trụ cột

Mô hình kinh doanh Canvas cung cấp một cách hiệu quả để hỗ trợ bạn phân tích mối quan hệ giữa 9 trụ cột và tiến hành những thay đổi nhằm làm cho công việc của bạn trở nên tốt hơn. Công cụ này giúp bạn nhanh chóng tìm ra những cơ hội hay cách giải quyết mới. 

Dễ dàng xoay chuyển

Canvas là một công cụ di động tiện lợi để có thể dễ dàng truy cập và sử dụng. Bạn có thể dễ dàng vẽ lại toàn bộ mô hình canvas của doanh nghiệp mình hoặc chia sẻ chúng với nhiều người khác để mọi người có thể biết được ý chính và cung cấp những thông tin hữu ích liên quan nếu cần thiết. 

Ưu và nhược điểm của mô hình

Mặc dù mang lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp nhưng công cụ Business Model Canvas vẫn có những ưu, nhược điểm nhất định. 

Ưu điểm của Business Model Canvas là gì?

Đa phần các nhà kinh doanh đều áp dụng đúng mô hình BMC và đều đạt được hiệu quả rất cao. Đó cũng là nguyên nhân khiến cho mô hình này được ứng dụng một cách rộng rãi trong quá trình điều hành doanh nghiệp. Dưới đây sẽ là 3 ưu điểm chính mà mô hình BMC này mang lại.

Tính tập trung

Thay vì phải nghiên cứu các chiến lược kinh doanh dày cộm thì việc sử dụng mô hình BMC sẽ giúp tập trung và các mục tiêu và nội dung phát triển của doanh nghiệp. Lúc này các chủ doanh nghiệp sẽ nhanh chóng đạt hiệu quả. Cũng như thúc đẩy được sự phát triển bền vững.

Tính linh hoạt

BMC cho phép người dùng liệt kê các nội dung trên cùng một trang giấy. Bạn hoàn toàn có thể chỉnh sửa, thay đổi và thử nghiệm chúng một cách dễ dàng.

Tính rõ ràng

Nội dung ngắn gọn, chắt lọc trên cùng một trang giấy sẽ giúp cho đồng nghiệp của bạn dễ dàng đọc được kế hoạch kinh doanh và tốn ít thời gian cho việc tìm hiểu chúng. Bên cạnh đó, nhân viên cũng sẽ tiếp nhận tầm nhìn và chiến lược của bạn. Để triển khai một cách chính xác nhất.

Ưu, nhược điểm của mô hình BMC.

Nhược điểm của Business Model Canvas là gì?

Bên cạnh việc sở hữu nhiều ưu điểm hỗ trợ tốt cho quá trình vận hành doanh nghiệp thì song song đó cũng tồn tại một vài nhược điểm như sau:

Các công ty non trẻ nên cân nhắc về việc áp dụng mô hình Business Model Canvas trong quá trình điều hành doanh nghiệp. Mô hình BMC này có thể đưa ra được các giả định rủi ro trong quá trình kinh doanh nhưng chúng không được xác minh một cách rõ ràng.

Bên cạnh đó, BMC có thể giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu cuối cùng nhưng chúng lại không thể đưa ra được các chiến lược cụ thể để đạt được mục tiêu đó. Điều này cũng phần nào tạo nên sự mông lung, mơ hồ trong giai đoạn tiếp nhận thông tin.

5 ứng dụng chính của mô hình Business Model Canvas là gì?

Khi đã nắm rõ được khái niệm của Business Model Canvas thì sẽ biết được cách tận dụng triệt để những công dụng mà mô hình này mang lại. Dưới đây là 5 ứng dụng phổ biến của mô hình Business Model Canvas:

Thấu hiểu khách hàng

Business Model Canvas giúp doanh nghiệp phác thảo được chi tiết chân dung khách hàng. BMC cũng giúp công ty biết được đâu là khó khăn mà khách hàng vấp phải, họ muốn gì,… Để từ đó có thể xây dựng nên các chiến lược bán hàng hiệu quả. Cũng như có mối quan hệ gắn bó với khách hàng một cách tốt hơn. 

Thấu hiểu đối thủ

Việc sử dụng BMC sẽ giúp vẽ ra được tổng thể kế hoạch kinh doanh của đối thủ, từ đó có thể nắm rõ được ưu, nhược điểm trong sản phẩm của họ. Chúng ta có thể dựa vào những thử thách mà đối thủ đang gặp phải mà tận dụng thời cơ đưa ra những cải tiến cho sản phẩm của doanh nghiệp mình, giúp tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Tăng tính liên kết giữa các bộ phận liên quan

BMC là một trong số ít các mô hình kinh doanh có thể tạo ra các chuỗi liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận nhân viên trong doanh nghiệp, từ tầng lãnh đạo đưa ra các mục tiêu chiến lược cho đến tầng giám đốc điều hành đưa ra các chiến thuật triển khai và cuối cùng là các bộ phận chuyên môn giúp tổng kết và thực thi, hành động. 

Đổi mới và phát triển chiến lược bán hàng

Thông qua những lợi ích mà Business Model Canvas mang lại. Các doanh nghiệp có thể đổi mới những chiến lược bán hàng “lỗi thời” của mình. Bằng việc xây dựng lại các kế hoạch bán hàng một cách chi tiết, mới mẻ hơn. Để giúp quá trình thu hút khách hàng được hiệu quả hơn.

Ngoài ra, thông qua các bảng vẽ kế hoạch BMC. Các chủ doanh nghiệp sẽ dễ dàng mô tả các chiến lược trong quá khứ và phác họa được lộ trình kinh trong tương lai một cách cụ thể. Đồng thời, các bộ phận tham gia sẽ được tham gia vào quyền thảo luận và cùng nhau đóng góp ý tưởng, xây dựng các chiến lược, tạo ra những kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp.

9 ví dụ các công ty lớn ứng dụng Business Model Canvas thành công

Dưới đây là một vài bản mẫu Business Model Canvas của các công ty hàng đầu thế giới. Hy vọng bạn có thể căn cứ vào chúng và học hỏi được cách tạo bản mẫu cho doanh nghiệp của mình.

Mô hình BMC của Facebook

Mô hình BMC của Facebook

Mô hình BMC của UBER

Mô hình BMC của UBER

Mô hình BMC của APPLE

Mô hình BMC của APPLE

Mô hình BMC của BMW

Mô hình BMC của BMW

Mô hình BMC của NIKE

Mô hình BMC của NIKE

Mô hình BMC của GOOGLE

Mô hình BMC của GOOGLE

Mô hình BMC của Amazon

Mô hình BMC của Amazon

Mô hình BMC của NETFLIX

Mô hình BMC của NETFLIX

Mô hình BMC của TOYOTA

Mô hình BMC của TOYOTA

Lời kết

Và bài viết trên là tất cả những thông tin về mô hình kinh doanh Business Model Canvas. Thông qua bài viết này đã giải thích được Business Model Canvas là gì và biết được 9 thành tố quan trọng trong mô hình BMC. Các chủ doanh nghiệp cần xem xét và ứng dụng mô hình kinh doanh này để có thể đạt được kết quả cao trong quá trình vận hành doanh nghiệp.

Link tham khảo