Kế hoạch kinh doanh là gì? Tại sao cần kế hoạch kinh doanh?
Kế hoạch kinh doanh là gì? Tại sao cần kế hoạch kinh doanh? Hãy cùng Trần Trí Dũng tìm hiểu các kiến thức liên quan trong bài này nhé!
Nếu công ty của bạn chưa có một kế hoạch kinh doanh rõ ràng cho từng quý, từng năm. Hãy tham khảo ngay bài viết sau. Bạn sẽ biến những ý tưởng thành một kế hoạch thực chiến. Từ đó, bạn sẽ giúp công ty hoạt động bứt phá.
Kế hoạch kinh doanh là gì?
Nói một cách dễ hiểu, kế hoạch kinh doanh là một Bản đồ bằng văn bản trong đó mô tả rõ ràng hoạt động kinh doanh của Công ty bạn. Cụ thể:
- Mô tả và định vị Công ty bạn là “ai”?
- Công ty bạn đang làm gì và sẽ làm gì?
- Bạn và công bạn muốn đi đến đâu (mục đích)?
- Bằng cách nào và khi nào thì bạn sẽ đạt được?
- Các yếu tố cính giúp bạn và công ty bạn sẽ thành công?
Một bản kế hoạch kinh doanh thông thường bao gồm 4 phần:
Phần I: Mô tả doanh nghiệp – Luôn phải được cập nhật theo sự thay đổi và biến động của thực tế công ty nhằm mục đích đào tạo và thống nhất truyền thông.
- Mô tả về doanh nghiệp, các hoạt động, các giá trị cốt lõi, tiêu chuẩn văn hoá, các tiêu chuẩn phục vụ Khách hàng, các niềm tin và các thông điệp quan trọng trong 1 năm muốn truyền tải đến đội ngũ nhân sự trong công ty.
- Luôn phải Phân tích thị trường theo SWOT và 5 Forces (5 thế lực cạnh tranh) để từ đó xác định được các chiến lược chính sẽ vận dụng trong năm hoặc 3-5 năm tiếp theo.
- Kế hoạch marketing (thị trường mục tiêu, kênh, chiến dịch MKT).
- Nguồn lực Doanh nghiệp và sản phẩm sẽ mang lại doanh thu, lợi nhuận chính cho Doanh nghiệp trong kỳ tiếp theo.
- Cơ cấu tổ chức nhân sự và quản trị phù hợp với quy mô phát triển của Doanh nghiệp, rà soát tổng thể đội ngũ nhân sự theo chức năng nhằm phục vụ tốt nhất cho 5 ways (5 cách tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp).
Phần II: Thiết lập kế hoạch viễn cảnh tài chính cho kỳ kế hoạch tiếp theo
- Thiết lập Kế hoạch doanh thu – lợi nhuận – Các khoản mục chi phí… Đây chính là Master Plan và các chỉ số KPIs chính cho kỳ hoạt động của công ty.
- Thiết lập Kế hoạch dòng tiền để sử dụng nguồn tiền hiệu quả nhất phù hợp từng giai đoạn phát triển của công ty.
- Phân tích các khoản mục chi phí chính và lên ngân sách chi tiêu và đầu tư.
- Nguồn vốn, sử dụng vốn và huy động vốn…
- Tính toán các chỉ số ROI, ROA nếu có phương án đầu tư lớn trong kỳ kế hoạch và quyết định có đầu tư hay trì hoãn.
Phần III: Kế Hoạch hành động và chiến lược thực thi:
- Kế hoạch hành động để đạt doanh thu và lợi nhuận
- Kế hoạch hành động xây dựng và cải tiến các quy trình quản trị hiệu quả hơn
- Kế hoạch hành động phát triển đội ngũ nhân sự và xây dựng văn hoá công ty
- Kế hoạch hành động về kiểm soát chỉ số tài chính
- Kế hoạch kiểm tra, đo lường và cải thiện chỉ số qua mỗi kỳ thực thi kế hoạch (PDCA)
Phần IV: Phụ lục và các chỉ số chi tiết của Master Plan:
- Bản chi tiết Doanh thu – lợi nhuận – chi phí (Master Plan)
- Chi tiết phân bổ doanh thu theo Sản phẩm – Khu vực – Kênh và v.v…
- Chi tiết kế hoạch và chiến dịch Marketing
- Chi tiết ngân sách Lương, nhân sự và cơ cấu tổ chức
- Chi tiết khấu hao và lãi ngân hàng (nếu có)
- Chi tiết khoản mục đầu tư và tồn kho
- Chi tiết dòng tiền theo Ngày/Tuần/Tháng…
- Chi tiết kế hoạch hành động theo quý để thực thi
Tại sao cần một bản kế hoạch kinh doanh chính thức
Thông thường, các chủ công ty vừa và nhỏ sẽ không lên một bản đồ kinh doanh hoàn chỉnh như ở trên vì họ thường “để trong đầu” và không muốn hoặc “không có” thời gian để làm. Thậm chí, một vài người có vẻ như không biết, chưa bao giờ… hoặc không đủ kiến thức để làm được 1 bản kế hoạch kinh doanh đầy đủ…
Nhưng nếu chú ý, bạn sẽ thấy rõ đây là 1 đòn bẩy vô cùng hiệu quả và hữu ích cho bạn trong suốt cuộc đời làm kinh doanh… Bạn hãy tập trung làm 1 lần và bạn sẽ dùng nó mãi mãi, mỗi năm chỉ cần điều chỉnh các thông tin và số liệu phù hợp với tình hình của công ty… Cá nhân chúng tôi, kể từ khi khởi nghiệp kinh doanh đều có cho mình bản kế hoạch này và luôn dùng nó trong suốt 15 năm qua, kể từ năm 2006.
Dưới đây là một số lý do Dũng đúc kết ra sau mỗi kỳ lập bản kế hoạch kinh doanh:
Giúp bạn bạn trở nên cụ thể hơn
Các kế hoạch không chính thức, để trong đầu thường rất mơ hồ và gần như là ngẫu hứng, chỉ có một mình bạn làm và thường thì mình bạn chịu trách nhiệm… Khi phân định rõ các trách nhiệm và con số bạn sẽ được RAS trong đầu và lấy tấm bản đồ này ra để so sánh theo từng tháng, từng tuần để biết mình đang ở đâu trên còn đường đạt được mục tiêu…
Đánh giá tính khả thi của ý tưởng kinh doanh trước khi đầu tư thời gian và tiền bạc cho chúng
Có ý tưởng là tốt nhưng cần đánh giá lại cách làm, kiểm tra định kỳ cách làm, cải thiện nó để thực hiện được ý tưởng…
Xác định các điểm yếu
Từ những điểm yếu xác định được, dần cải thiện hoặc các vấn đề tiềm năng và có cơ hội để tận dụng đúng thời điểm.
Đưa ra định hướng
Định hướng cho điều hành và chính sách của doanh nghiệp trong thời gian tới dựa vào các kết quả đo lường được.
Cải thiện việc ra quyết định, hiệu suất và kiểm soát trong doanh nghiệp
Thực hiện điều này bằng việc thiết lập các chuẩn mực để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Công ty.
Tăng cơ hội thành công cho doanh nghiệp
Một bản kế hoạch kinh doanh cụ thể sẽ tăng cơ hội thành công cho doanh nghiệp.
Giúp huy động vốn, thuyết phục nhà đầu tư
Kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp huy động vốn, giúp thuyết phục các nhà đầu tư rằng bạn có một kế hoạch toàn diện và được chuẩn bị kỹ lưỡng để thành công
Dễ dàng giám sát hoạt động kinh doanh
Giúp chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư và các bên cho vay giám sát kết quả hoạt động kinh doanh. Từ đó bạn hoàn thiện mục tiêu.
Tổng kết
Trên đây là những nội dung cơ bản Dũng muốn trình bày để bạn hiểu sơ bộ về kế hoạch kinh doanh. Trong phần sau, Dũng sẽ hướng dẫn các bạn cách lập một bản kế hoạch kinh doanh rõ ràng, cụ thể. Hãy cùng đón đọc nhé!