Jeff Bezos chia sẻ bài học kinh doanh thành công
Trần Trí Dũng có đọc được bài học kinh doanh thành công của Jeff Bezos. Trong bài viết này, Dũng sẽ chia sẻ bài học này cho các nhà lãnh đạo!
Với tầm nhìn xa trông rộng và sự kiên trì tới cùng của Jeff Bezos. Amazon từ cửa hàng sách trực tuyến thành một đế chế thương mại điện tử toàn cầu. Bài học kinh doanh thành công từ Amazon rất đáng để những nhà quản trị học hỏi. Hãy cùng Trần Dũng tìm hiểu về những bài học kinh doanh dưới đây.
1. Bài học kinh doanh thành công: “Chiếc ghế trống”
Những ngày đầu của Amazon, Bezos luôn đặt một chiếc ghế trống ở một góc phòng họp. Vì sao vị chủ tịch lại có hành động lạ như vậy? Jeff Bezos đề nghị mọi người tham dự phải coi đây là “Khách hàng” của Amazon. Đây được xem như một nhắc nhở rằng: “không có quyết định nào làm phật ý những khách hàng của họ trong cuộc họp.”
Jeff Bezos đã từng nói:
“Đừng tập trung vào đối thủ. Bạn sẽ mãi là kẻ đi sau. Tập trung vào khách hàng bạn sẽ là người dẫn đầu”.
Chính vì vậy, đối với Amazon. Đổi mới dựa trên thông tin thu thập được từ khách hàng chính là cách làm hiệu quả nhất.
Bài học kinh doanh thành công đặt khách hàng lên đầu của Amazon được minh chứng rõ ràng. Thông qua chiến lược Marketing 0.16 cent của công ty. Trong chiến lược này, nếu bạn mua bất kỳ một sản phẩm nào và đã thực hiện thanh toán trước. Nhưng ngay sau đó chẳng may mức giá của sản phẩm này lại bị giảm xuống với những website khác. Amazon sẽ ngay lập tức chuyển lại tài khoản của bạn phần chênh lệch. Cho dù nó chỉ có 0,16 cent mà thôi.
2. Bài học kinh doanh thành công: Lời xin lỗi chân thành không làm tổn thương “cái tôi” của bạn
Amazon đã từng vướng vào một vụ bê bối vào năm 2009. Vụ bê bối này khiến khách hàng cảm thấy khó chịu. Cụ thể, doanh nghiệp này đã thẳng tay xóa các bản copy của cuốn sách Trại Súc Vật và 1984. 2 cuốn này của George Orwell đã được khách hàng đặt rất nhiều. Nguyên nhân của sự việc này là do 2 tác phẩm đã bị bán trái phép bởi một người bán ẩn danh. Đối với các công ty khác: tình huống này là một cuộc khủng hoảng truyền thông ở mức độ trung bình.
Đối với Bezos, bất cứ thứ gì làm tổn thương khách hàng thì đều khiến ông bị tổn thương. Chính vì vậy, ông đã viết một bức thư tay trên danh nghĩa cá nhân của ông. Sau đó ông gửi tới tất cả người dùng. Trong bức thư ông nói rằng:
“Cách giải quyết của chúng tôi với vấn đề này thật ngu ngốc, thiếu suy nghĩ. Nó đi ngược lại với các nguyên tắc kinh doanh cơ bản của công ty… Từ đây về sau, chúng tôi sẽ chín chắn hơn trong từng quyết định“.
Nhiều công ty cho rằng, thừa nhận sai lầm sẽ dẫn tới khách hàng rời đi. Một số công ty sẽ phủ nhận lỗi lầm của họ. Số khác lại đưa ra những thông cáo báo chí rất sơ sài để xin lỗi. Tuy nhiên, bức thư cầu xin sự tha thứ đầy chân thành của Bezos mới thực sự “thu phục” được họ. Chính vì vậy bài học kinh doanh thành công ở đây đó là hãy thành thực xin lỗi khách hàng của bạn. Hãy xin lỗi vì mắc sai lầm một cách chân thành nhất.
3. Bài học kinh doanh thành công: Quy tắc 2 chiếc bánh Pizza
Một chiếc bánh Pizza thông thường sẽ có 8 miếng. 2 chiếc bánh pizza có 16 miếng. Trong suy nghĩ của Jeff Bezos, một cuộc họp lý tưởng là một cuộc họp. Ở đó số miếng bánh có thể chia đều cho tất cả mọi người. Nếu không đủ thì đó là một cuộc họp quá lớn. Vị chủ tịch này cho rằng: Việc xây dựng các đội nhóm có quá nhiều thành viên sẽ không tốt. Nó khiến công việc giảm bớt hiệu quả gây lãng phí nguồn lực.
Bài học kinh doanh thành công này đã được AMZ Insight áp dụng rất tốt. Công ty này thường phân bổ các đầu việc cho từng nhóm nhỏ từ 3 – 5 người. Chính nhờ vậy, công việc sẽ hoàn thành nhanh hơn. Các nhân sự có thể tự do thể hiện quan điểm của mình.
Trước khi bào buổi họp. Jeff Bezos và nhân sự đều phải ngồi im lặng trong 30 phút để đọc bài báo cáo dài 6 trang giấy. Điều này đảm bảo rằng tất cả mọi người đều hiểu kỹ càng vấn đề trước khi thảo luận.
4. Bài học kinh doanh thành công: Phát triển dài hạn
Từ những ngày đầu, Jeff Bezos đã chi tiền ra mua hơn 1 triệu đầu sách để phục vụ cho khách hàng. Thời điểm đó, nhiều đối thủ cho rằng điều này là dại dột. Hơn 10 năm sau đó, Amazon bắt đầu có lãi thì những lời chỉ trích đó lại biến thành những lời khen dành cho Bezos.
Nếu một sáng kiến mà Bezos nhìn ra được tiềm năng to lớn, ông sẽ sẵn sàng bỏ qua mọi sự phản đối để đầu tư vào nó.
Chẳng hạn, khi những cuốn ebook đầu tiên được Amazon tung ra thị trường, Amazon – lúc đó chỉ là một cửa hàng nhỏ áp dụng mức giá thấp hơn so với phiên bản copy. Việc liên tục hạ giá dẫn tới công ty này bị lỗ trong thời hạn ngắn. Tuy nhiên, chính nhờ sự mạo hiểm này mà giờ đây Amazon đã trở thành một công ty tiên phong trong lĩnh vực bán sách trực tuyến.
Vào năm 2011, Amazon tung ra dòng máy tính bảng Kindle Fire ( bản nâng cấp của máy đọc Kindle). Lúc này giá sản phẩm này chỉ ở mức 199 USD, mức giá này đã ảnh hưởng đến lợi nhuận ngắn hạn của công ty. Giá Bezos đưa ra thị trường dường như không đủ bù cho chi phí nghiên cứu sản xuất, nhưng ông vẫn không hề dao động. ”Nếu khách hàng chấp nhận mua Kindle Fire tức là Amazon có thêm cơ hội bán nhiều sản phẩm khác, giá trị cuối cùng chúng tôi đạt được sẽ lớn hơn nhiều”, ông khẳng định.
5. Bài học kinh doanh thành công: Thất bại là điều kiện cần của sự cải tiến
Amazon được hình thành khi Internet “còn trong trứng nước” và thương mại điện tử mới bắt đầu “nhen nhóm” phát triển. Bezos nhận thức được tất cả những cơ hội và những thất bại đang chờ đợi mình. Lúc đó, ông chia sẻ thẳng thắn với các nhà đầu tư rằng: “70% khả năng bạn sẽ mất toàn bộ số tiền ban đầu, nên hãy khoan đầu tư trừ khi bạn có đủ sức chống chọi với sự mất mát đó”.
Thật may mắn, thay vì cảm thấy bị cản trở bởi thất bại phía trước, Bezos lại cảm thấy mình cần thiết phải thực hiện chúng một cách nghiêm túc. Ông hiểu rõ mình sẽ có khả năng thất bại nhưng ông cũng biết rằng không có gì có thể ngăn cản ông đưa Amazon vươn tới thành công.
Bezos cảm thấy tự do vì ông biết rằng thành công đang nằm trong tầm tay và niềm tin mãnh liệt ấy đã trở thành động lực để ông đạt được những thành tựu trong tương lai.
Những con số ấn tượng của Amazon
Sau khi Amazon.com ra đời vào ngày 16/7/1995, với mục tiêu đầu tiên là bán sách, những gì Bezos và nhóm của mình tập trung vào là cải thiện trang web, từ tính năng cho tới chất lượng. Ông dành tất cả nguồn lực của mình vào Amazon, ông không ngại tung ra những ưu đãi hời, gửi những sản phẩm dùng thử miễn phí, giao hàng tận nhà nhanh chóng… Chính sự tận tâm đó đã khiến Amazon trong 8 năm đầu không thu về một đồng lợi nhuận nào.
Bạn hẳn sẽ nghĩ CEO Amazon sẽ bỏ cuộc? Ông thậm chí còn có niềm tin mãnh liệt hơn vào thành công của mình. Hãy cùng điểm lại những con số ấn tượng của Amazon để cho thấy doanh nghiệp này đã thành công như thế nào:
-
-
Năm 2020, Amazon đạt doanh thu 386,06 tỷ USD ( gần tương đương với GDP của Argentina)
-
-
-
Amazon hiện là công ty sử dụng nhiều lao động nhất tại Mỹ với 1,3 triệu nhân viên, chỉ đứng sau Walmart
-
-
-
Năm 2020, mạng lưới của Amazon vận chuyển gần 5,1 tỷ gói hàng cho khách hàng (tương đương với Dịch vụ Bưu chính Mỹ)
-
Bài học kinh doanh thành công
Tầm nhìn chiến lược thì hầu như CEO nào cũng có, không ít thì nhiều, nhưng chưa chắc ai cũng dám “liều” đến cùng và kiên định hết mức như Jeff Bezo. Mong đợi thất bại nhưng đừng để nó cản trở kế hoạch của bạn. Thay vào đó, hãy chuẩn bị để đối mặt.
Hãy lấy cảm hứng từ những bài học kinh doanh thành công của Jeff Bezos và áp dụng chúng vào hành trình kinh doanh của bạn. Hãy tạo ra sự khác biệt và đổi mới, không ngừng thúc đẩy sự phát triển. Với sự kiên nhẫn, sáng tạo và lòng kiên định, bạn cũng có thể đạt được thành công trong thế giới kinh doanh như Jeff Bezos đã làm được với Amazon.