Hướng dẫn về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Hướng dẫn về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Trần Trí Dũng hướng dẫn về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) trong bài viết này. Các nhà lãnh đạo hãy cùng tham khảo và rút kinh nghiệm nhé!

Hiện nay, các chủ doanh nghiệp rất quan tâm về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Do những con số này có thể cho chúng ta đánh giá doanh nghiệp hiện có đang hoạt động hiệu quả. Vậy con số tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu này thật ra là như thế nào? Cách tính chúng ra sao? Hay mối quan hệ của chỉ số này với các chỉ số khác như thế nào? Tất cả những câu hỏi trên đều sẽ được giải đáp ở bài viết bên dưới. Hãy cùng Trần Trí Dũng khám phá nhé! 

Định nghĩa của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Định nghĩa tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu hay còn gọi là chỉ số ROS. Nó là viết tắt của từ tiếng anh Return On Sales. Đây là chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lời dựa trên doanh thu thực tế của doanh nghiệp. Nó giúp đánh giá xem một đồng thu vào sẽ mang về thêm được bao nhiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Doanh thu dùng để xem xét là khoản doanh thu thuần được thu từ các hoạt động bán hàng và dịch vụ, sau khi tính toán trừ đi toàn bộ chi phí cũng như thuế suất phải chịu để có thể ra được lợi nhuận. Chỉ số ROS cũng phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp đã và đang thực hiện quản lý kiểm soát phần chi tiêu trong kỳ. Chỉ số này càng cao càng chứng tỏ được rằng doanh nghiệp đó đang thực hiện tốt và quá trình kinh doanh đang sinh ra lợi nhuận.

Hầu như các doanh nghiệp thường rất quan tâm đến chỉ số ROS. Vì nó có thể xác định được tình hình sinh lời thực tế của công ty. Qua đó, bạn biết được lãi ròng của các cổ đông trong doanh nghiệp.

Định nghĩa của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu kể đến như:

  • Tỷ suất giá trị thặng dư: Tỷ suất này càng lớn thì giá trị tỷ suất lợi nhuận càng lớn và ngược lại.
  • Cấu tạo hữu cơ của tư bản: Trong trường hợp nếu tỷ suất giá trị thặng dư không có sự thay đổi. Cấu tạo hữu cơ tư bản càng cao thì chỉ số ROS càng giảm và ngược lại.
  • Tốc độ chu chuyển của tư bản: Nếu tốc độ chu chuyển tư bản trong năm càng tăng thì tỷ suất thặng dư của tư bản càng lớn, tỷ suất lợi nhuận càng tăng.
  • Tiết kiệm tư bản bất biến: Nếu tỷ suất thặng dư và tư bản khả biến không thay đổi, tư bản bất biến càng lớn thì chỉ số ROS càng nhỏ.

Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Nhìn chung, chỉ số ROS là một yếu tố vô cùng quan trọng. Đặc biệt đối với bất kỳ doanh nghiệp, nhà đầu tư, ngân hàng nào. Để hiểu rõ hơn tại sao chúng lại mang một vai trò quan trọng như vậy. Hãy cùng Dũng điểm qua các ý nghĩa mà chỉ số ROS mang lại qua các mục bên dưới.

Đối với doanh nghiệp

Tính chỉ số ROS thường xuyên và so sánh chúng với số ROS ngành, số ROS của các đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp sẽ biết được vị trí của mình trên thị trường là đang ở đâu. Từ đó, chủ doanh nghiệp sẽ biết được mình cần thay đổi điều gì. Qua đó sẽ cải thiện hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn như:

Tăng doanh thu

Doanh nghiệp có thể cải thiện doanh thu của mình thông qua việc tăng doanh số bán hàng bằng cách giữ chân được khách hàng cũ, thu hút thêm những khách hàng mới thông qua các chương trình marketing như: giảm giá, chiết khấu hoặc cải thiện các chính sách chăm sóc khách hàng… 

Sử dụng công nghệ để làm việc hiệu quả hơn

Chẳng hạn như những giải pháp về Quản lý quan hệ khách hàng (CRM). Chủ doanh nghiệp có thể giúp cho nhóm bán hàng hoạt động được hiệu quả và thu hút khách hàng tiềm năng hơn. Bên cạnh đó. CRM còn giúp các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề tồn tại về dịch vụ khách hàng.

Giảm chi phí lao động

Điều này có thể ảnh hưởng đến việc đầu tư nhiều hơn trước để giảm chi phí sau này. Ví dụ như đầu tư nhiều hơn vào việc đào tạo bán hàng. Qua đó giúp nhân viên của bạn có thể làm việc hiệu quả hơn. Hoặc trả lương cao hơn để thu hút nhân tài, những người lao động giỏi.

Giảm chi phí nguyên vật liệu

Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách liên hệ với những nhà cung cấp của bạn và xem xét liệu bạn có thể thương lượng giá thấp hơn. Hoặc doanh nghiệp có thể tiến hành phân tích việc sản xuất để có thể đảm bảo rằng nguyên liệu không bị sử dụng một cách lãng phí.

Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS

Đối với nhà đầu tư

Dựa vào chỉ số ROS, các nhà đầu tư có thể dễ dàng đánh giá được tình hình công việc kinh doanh của công ty có đang đạt hiệu quả theo kỳ vọng của mình hay không. Ngoài ra, chỉ số này còn giúp cho họ có thể thông tin chi tiết dược tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

  • ROS dương: là một dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đó đang kinh doanh có lãi. ROS càng lớn thì càng lời nhiều.
  • ROS âm: Nghĩa là doanh nghiệp đang bị thua lỗ. Điều này đồng nghĩa với việc nhà quản lý đã không kiểm soát được chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc cũng có thể là do mặt hàng đang kinh doanh của doanh nghiệp có quá nhiều đối cạnh tranh, dẫn đến việc không thể tiêu thụ được.

Đối với ngân hàng

Các ngân hàng sẽ dựa vào chỉ số ROS của doanh nghiệp để xem xét hoạt động kinh doanh của họ có đang khả quan hay không và có khả năng trả nợ hay không. Từ đó mà ngân hàng sẽ quyết định có cho doanh nghiệp đó tiếp tục vay vốn hay không.

Cần bao nhiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thì mới hợp lý?

Đối với các doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế có thể âm hoặc dương. Nhưng phải đảm bảo được rằng doanh thu thuần luôn luôn ở giá trị dương. Chính vì vậy mà khi chỉ số ROS mang giá trị âm. Thì doanh nghiệp đó đang kinh doanh thua lỗ. Còn khi chỉ số ROS dương. Thì tình hình kinh doanh đang có trên đà phát triển và sinh ra lợi nhuận.

Khi phân tích chỉ số ROS, các doanh nghiệp cần lưu ý rằng tỷ lệ phần trăm càng cao. Công ty càng tạo ra nhiều lợi nhuận trực tiếp từ các hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ so với một số nguồn thu nhập khác như lãi đầu tư.

Cần bao nhiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thì mới hợp lý?

Các chuyên gia cho biết nếu 1 doanh nghiệp có số ROS lớn hơn 10% tức là công ty đó đang hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, để xác định được ROS bao là hợp lý thì cần dựa vào các yếu tố sau:

Tỷ số trung bình ngành

Mỗi một ngành nghề đều sẽ có chỉ số ROS khác nhau. Chính vì thế mà các nhà đầu tư nên tiến hành so sánh chỉ số ROS của mình với chỉ số trung bình ngành. Để có thể đưa ra được những nhận định chuẩn xác nhất.

Xu hướng của chỉ số

Trong quá trình nghiên cứu để đánh giá xu hướng thị trường thì chỉ số ROS sẽ cung cấp những giá trị đáng kể cho doanh nghiệp. Ví dụ, nếu lợi nhuận giảm trong một khoảng thời gian nhất định. Nhưng doanh thu bán hàng vẫn tăng trưởng. Đây là một dấu hiệu cho thấy các công ty đang tận dụng tốt được những cơ hội bán hàng ít sinh lãi hơn để tăng trưởng. Tuy nhiên, đây không phải là một xu hướng tốt. Nó có thể là hậu quả của việc bão hoà quá mức ở những thị trường mới hay quy hoạch quản lý của công ty yếu kém.

Công thức tính tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu như thế nào?

Chỉ số ROS có thể được tính toán theo phương pháp lấy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp chia cho doanh thu thuần và nhân với 100%. Trong báo cáo tài chính của mỗi doanh nghiệp đều được thể hiện khá đầy đủ tất cả các hoạt động trong kỳ. Nó bao gồm khoản thu chi và nợ phải trả cùng nhiều khoản liên quan khác. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp và doanh thu thuần có trong bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:: 

  • Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ – Các khoản giảm trừ doanh thu.
  • Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp = Lợi nhuận trước thuế – Chi phí thuế hiện hành và các khoản thuế hoãn lại.
  • Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp = Tổng lợi nhuận gộp về bán hàng, cung cấp dịch vụ + Lợi nhuận thuần từ công việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, khi đã có được lợi nhuận sau thuế thì doanh nghiệp cần tiến hành phân bổ cho chủ sở hữu công ty và cổ đông không kiểm soát để từ đó quy ra được các khoản lãi cụ thể trên mỗi cổ phiếu.

Vai trò thật sự của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là gì?

Như đã đề cập ở trên, chỉ số ROS mang rất nhiều ý nghĩa đối với từng doanh nghiệp. Chính vì vậy vai trò của chúng cũng vô cùng lớn trong quá trình phát triển công ty. Dưới đây sẽ là những vai trò mà chỉ số ROS mang lại cho mỗi doanh nghiệp.

Vai trò thật sự của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là gì?

Đánh giá tình hình kinh doanh qua tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Chỉ số ROS giúp doanh nghiệp đánh giá được đúng hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình và từ đó có thể xác định được dự án hay giai đoạn nào đang có lãi hoặc đang bị thua lỗ.

Đánh giá hiệu suất tài chính qua tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Tỷ suất sinh lời cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn cụ thể, chi tiết hơn về các khía cạnh khác nhau hiệu suất tài chính của doanh nghiệp. Gồm có:

  • Khả năng quản lý chi phí doanh nghiệp.
  • Chiến lược định giá của doanh nghiệp.
  • Lợi nhuận và sự phát triển ổn định của doanh nghiệp.
  • Tiềm năng đầu tư của doanh nghiệp.

Hoạch định chiến lược hợp lý 

Chỉ số ROS giúp cho doanh nghiệp đưa ra được các chiến lược cải thiện sản phẩm và dịch vụ kịp thời thông qua việc đánh giá tình hình doanh nghiệp và hiệu suất tài chính.

Giúp khẳng định vị thế doanh nghiệp và thu hút đầu tư

Do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu được tính căn cứ dựa trên lợi nhuận doanh nghiệp làm ra cho nên nó là cơ sở chính giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế và thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư cho doanh nghiệp. Ngoài ra, lợi nhuận của một doanh nghiệp cũng phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan khác như: tốc độ tăng trưởng ngành, đặc điểm lĩnh vực kinh doanh… 

Mối quan hệ giữa chỉ số ROS và các chỉ số khác

Trên thực tế, nhiều người không sử dụng chỉ duy nhất chỉ số ROS để phân tích. Mà họ còn kết hợp nhiều chỉ số khác nhằm đưa ra được kết quả xác thực nhất. Tiêu biểu ở đây là chỉ số ROA, ROE và ROI. Có nhiều người hay bị nhầm lẫn giữa 3 chỉ số này vì chúng đều liên quan đến doanh thu của doanh nghiệp (R – Return). Trong đó ROA và ROE sẽ được tính dựa vào các dữ liệu của bảng cân đối kế toán, phần tài sản. Còn ROS thì sẽ tính theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Mối quan hệ giữa chỉ số ROS và các chỉ số khác

ROS với ROA (chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản)

Công thức tính ROA:

ROA = Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp/ Tổng tài sản doanh nghiệp

Chỉ số này thể hiện được mối quan hệ giữa mức sinh lời thực tế của doanh nghiệp so với tài sản đang sở hữu. Nghĩa là một đồng vốn bỏ ra sẽ thu lại được bao nhiêu tiền lợi nhuận. Nếu tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ được rằng lợi nhuận sau thuế càng tăng, doanh nghiệp quản lý tốt chi phí. Còn ngược lại khi tỷ lệ này giảm thì lợi nhuận thu về thấp hoặc thậm chí bị thâm hụt vốn.

Vậy chỉ số ROA sẽ tỉ lệ thuận với ROS, khi chỉ số ROS tăng sẽ làm cho tỉ số ROA tăng theo.

ROS với ROE (lợi nhuận trên vốn doanh nghiệp)

Chỉ số ROE là tỷ suất lợi nhuận dựa trên phần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Nó phản ánh được hiện quả trong việc sử dụng vốn của tổ chức. Nhà đầu tư nên được phân biệt giữa vốn chủ sở hữu và tài sản để tránh nhầm lẫn.

Chỉ số ROE là một trong những chỉ số quan trọng. Nó dùng để đánh giá công ty có đang sử dụng tiền của mình tốt hay không. Nó phản ánh được tình hình “sức khỏe” của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp đối thủ trên thị trường.

Vốn chủ sở hữu cần được cân nhắc một cách kỹ lưỡng trước khi sử dụng. Nếu không sẽ dễ dẫn đến nguy cơ phá sản doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa ROE và ROS cũng tỷ lệ thuận với nhau.

ROS với ROI

Đã có rất nhiều nhà đầu tư bị nhầm lẫn giữa hai chỉ số ROS và ROI. Bản thân chỉ số ROI giúp phản ánh hiệu suất lợi nhuận do hoạt động đầu tư mang lại. Còn ROS thể hiện được hiệu suất sinh lời của doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh.

Về cơ bản thì hai chỉ số trên không có liên hệ gì với nhau. Tuy nhiên các nhà đầu tư nên kết hợp giữa hai chỉ số này nhằm đưa ra được những quyết định đầu tư đúng đắn.

  • Khi ROI > 0: Doanh nghiệp đang đạt được lợi nhuận từ một khoản tiền đầu tư. Lúc này chi phí đầu tư thấp hơn doanh thu bán hàng.
  • Khi ROI < 0: Doanh nghiệp đang bị lỗ vốn vì tổng doanh thu bán hàng trong đợt đầu tư này đang bị thấp hơn so với chi phí bỏ ra.
Phân biệt ROS và ROI

Lời kết

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về thuật ngữ tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS). Các chủ doanh nghiệp cần quan sát và cố gắng điều chỉnh chỉ số này luôn ở mức dương. Để có thể đảm bảo được tình hình kinh doanh đang trong giai đoạn phát triển và ổn định. Cảm ơn bạn đã theo dõi và chọn đọc, hẹn gặp bạn ở các bài viết tiếp theo!

Link tham khảo

Trần Trí Dũng
 

Trần Trí Dũng Đây là 3 tính cách mà mọi người thường hay nói về Dũng: Giản dị, Chia sẽ, Vui vẻ Còn bạn thấy Dũng như thế nào? Hãy để lại coment của mình nhé

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments