HRBP là gì? Mô hình HRBP phổ biến hiện nay
HRBP là gì? Mô hình HRBP phổ biến hiện nay là gì? Độc giả cùng dành vài phút với Trí Dũng tìm hiểu các kiến thức trong bài viết này nhé!
1. HRBP là gì? Mô hình HRBP trong doanh nghiệp
1.1. HRBP là gì?
HRBP (Human Resource Business Partner) là vị trí Nhân sự – đối tác kinh doanh. Đây là một vị trí vô cùng quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của những chuyên gia HRBP là phát triển chương trình nhân sự. Nó nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Vai trò của HRBP không đơn thuần chỉ là đăng tiêu chí tuyển dụng, chăm sóc ứng viên hay đào tạo nội bộ. Nó còn là vạch ra chiến lược tuyển chọn nhân sự mang tính thời hạn nhất định. Nó hỗ trợ cho mục tiêu bán hàng, kinh doanh của doanh nghiệp.
Dave Ulrich vào năm 1997 đã đưa ra và khẳng định về vị trí quan trọng của HRBP trong doanh nghiệp. Theo ông thì Embedded HR hay Human Resource Business Partner là 1 trong 3 bộ phân tạo nên nhân sự. Đi cùng với Center of Excellence và Shared Service Center.
3 bộ phận cốt lỗi của bộ máy nhân lực, nhân sự:
- Center of Excellence: Có mục đích đưa ra giải pháp và tầm nhìn chiến lược cho hệ thống nhân sự thường là một nhóm nhỏ các chuyên gia.
- Shared Service Center: Bộ phận chính thực hiện hầu như mọi hoạt động của phòng như tuyển dụng, công văn, tính lương và thưởng v…v…
- Embedded HR: cũng chính là HRBP là bộ phận có nhiệm vụ kết nói với các phòng ban trong công ty tìm ra điểm thiếu hụt về nhân viên từ đó xây dựng chiến lược tuyển dụng cho công ty.
1.2. Mô hình HRBP phổ biến hiện nay
Theo thời gian, mô hình nhân sự HRBP ngày càng trở nên phổ biến. Đa số các doanh nghiệp lớn ngày đều chú trọng hơn trong việc tuyển dụng chuyên gia Nhân sự – Đối tác kinh doanh. Họ có mong muốn liên kết nguồn nhân lực với mục tiêu kinh doanh. Từ đó đạt được hiệu quả cao.
Ưu điểm của hrbp chính là giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng gắn kết giữa các bộ phận của doanh nghiệp. Đặc biệt là có thể tìm ra được những người thích hợp nhất cho từng vị trí. Tất cả vì mục đích chung là tăng trưởng doanh số của công ty.
Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam có 2 hướng áp dụng mô hình HRBP:
- Áp dụng theo chức năng như (IT, sales, operation) với các doanh nghiệp tiêu biểu như Unilever, Prudential, Tiki,…
- Áp dụng HRBP theo các nhánh của tập đoàn như Scommerce, VNG,…
2. Sự khác biệt giữa HRBP và bộ phận HR truyền thống
Khi chưa biết mô hình HRBP là làm gì, mọi người thường nhầm lẫn giữa HR và HRBP. Mặc dù đều thuộc lĩnh vực nhân sự, nhưng hai vị trí này có sự khác biệt rõ rệt.
Vị trí | HRBP | HR thông thường |
Nhiệm vụ | Xây dựng và phát triển triển lược nhân sự cho công ty | Các tác vụ hành chính, nhân sự thông thường |
Công việc |
|
|
Hiểu một cách đơn giản, nếu HR là vị trí nằm ở cấp 1 và 2 của mô hình nhân sự, chịu trách nhiệm về kế hoạch quản lý nhân sự và phát triển nhân sự thì HRBP sẽ quản lý ở cấp độ 3 – đào tạo, phát triển, tổ chức nhân sự đáp ứng chiến lược kinh doanh.
3. Vai trò của Human Resource Business Partner trong doanh nghiệp
3.1. Xây dựng chiến lược, quy trình quản lý nhân sự
Một chuyên viên HRBP dày dặn kinh nghiệm sẽ có được tầm nhìn chiến lược để sớm nhìn ra điểm tắc nghẽn để giải quyết và nâng cao hiệu quả quy trình tuyển dụng, xây dựng kế hoạch quản lý nhân sự, liên kết chặt chẽ với mục tiêu kinh doanh.
Ngoài ra, chuyên viên HRBP còn quản lý việc giữ chân nhân viên dựa trên cơ sở dữ liệu phân tích về con người. Xét cho cùng, tỷ lệ nghỉ việc cao là nguyên nhân tạo ra một trong những khoản chi phí chính trong hầu hết các doanh nghiệp.
3.2. Phối hợp chặt chẽ với cấp quản lý, điều hành
Như đã nhắc đến ở trên, HRBP có vai trò lớn trong việc liên hệ với ban quản lý điều hành. Họ làm việc với dữ liệu và công cụ quản lý để hỗ trợ cấp quản lý đưa ra những quyết định lớn.
Các HRBP cần phải nắm được tình hình nội tại của công ty cũng như khối lượng công việc của các phòng ban so với mục tiêu để cân đối và đưa ra kết quả phù hợp nhất
Ví dụ: Trong thời kỳ suy giảm kinh tế như ngày nay nhiều công ty đã phải cho nhân sự layoff để tiết kiệm chi phí vận hàng doanh nghiệp.
3.3. Đánh giá và phát triển hệ thống nhân sự
Các chuyên viên Nhân sự – Đối tác kinh doanh có vai trò quan trọng trong việc định hướng nhân viên và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Chính vì thế điều họ cần có là các ý kiến sáng tạo và chuyên môn giỏi để đánh giá nhân viên một cách khách quan, công bằng.
Hầu hết mọi doanh nghiệp đều có những chính sách đánh giá hiệu suất và bổ nhiệm riêng. Trên thực tế, không dễ để mọi thứ trở nên công bằng và minh bạch, do giữa doanh nghiệp và người lao động tồn tại các góc nhìn và lượng thông tin tiếp cận rất khác nhau.
3.4. Tạo dựng thương hiệu tuyển dụng uy tín
Một nhiệm vụ quan trọng cuối cùng của bất kỳ chuyên viên HR BP nào chính là đưa văn hóa doanh nghiệp ứng dụng vào thực tế và đảm bảo vận hành nền văn hóa đó.
Đồng thời việc quảng bá văn hóa doanh nghiệp và thương hiệu tuyển dụng cũng mang đến lợi ích cho công ty. Đây là điều cần thiết và mang tính chiến lược nếu bạn muốn thu hút những nhân viên tốt nhất về cho tổ chức, trong thị trường lao động cạnh tranh cao hiện nay và trong tương lai.
Nhưng công ty tập đoàn lớn chính là những nơi mà ta có thể thấy rõ điều này nhất như VNG, Cocacola hay Nestles v…v…
3.5. Phản ứng khẩn cấp
Nếu nhân viên muốn thắc mắc, đưa ra khiếu nại về vấn đề gì đó thì có thể tìm đến HRBP để phản hồi. Ngoài ra, HRBP Manager còn dự đoán trước các tình huống, để đưa ra phản ứng kịp thời, tránh những rủi ro không đáng có trong doanh nghiệp.
3.6. HRBP đóng vai trò “Người hòa giải”
Sau khi phát hiện những vấn đề, mâu thuẫn trong và ngoài doanh nghiệp, hrbp sẽ hòa giải, ứng phó nhanh nhất có thể để không ảnh hưởng đến cấu trúc nhân sự và cốt lõi vận hành của công ty. Ngoài ra, họ còn chuyên nắm bắt tâm lý nhân viên để hạn chế tối đa những mầm mống ảnh hưởng tiêu cực đến công việc.
4. Mô tả công việc HRBP chi tiết trong doanh nghiệp
Trong trường hợp bạn đang tìm kiếm một chuyên gia HRBP để gia nhập tổ chức của mình, bạn có thể tham khảo bản mô tả công việc dưới đây và điều chỉnh nó cho phù hợp với thông tin và mục tiêu của công ty mình.
Nhiệm vụ công việc |
|
Năng lực yêu cầu |
|
Trình độ giáo dục và kinh nghiệm |
|
Bảng mô tả công việc HRBP trên chính là cơ sở để mỗi doanh nghiệp có thể tuyển chọn HRBP phù hợp, chất lượng.
5. Cách xây dựng chỉ tiêu đánh giá năng lực cho bộ phận HR Business Partner
5.1. Cấp độ chiến thuật
Khả năng phân tích dữ liệu từ Dashboard
Kỹ năng đọc trang tổng quan đánh giá và phân tích dữ liệu nhân sự giúp các HRBP đưa ra quyết định cho bước tiến sắp tới của doanh nghiệp, cụ thể là ở mảng nhân sự, tuyển dụng.
Ví dụ:
Khi doanh nghiệp bạn cần mở rộng thêm cơ sở tại thị trường nước ngoài, HRBP sẽ thực hiện phân tích dữ liệu nhân sự, đánh giá năng lực để tìm ra nhóm nhân lực phù hợp cho vị trí điều hành tại cơ sở mới.
Công việc đào sâu và phân tích dữ liệu như trên sẽ khó có thể thực hiện nếu không có một nền tảng tích hợp đủ tính năng.
Kỹ năng thuyết trình, khả năng giao tiếp
Công việc của một HRBP đòi hỏi khả năng làm việc với nhiều bên liên quan. Để phối hợp các bên và truyền đạt các sáng kiến hiệu quả, HRBP cần có kỹ năng vượt trội trong giao tiếp và trình bày.
Phải có kỹ năng giao tiếp tốt và thuyết trình bài bản thì HRBP mới có thể đưa ra một cách rõ ràng những ý kiến và kế hoạch của mình trước ban lãnh đạo và phổ biến với toàn thể nhân viên.
Khả năng đối mặt với những phản kháng
Cùng với các kỹ năng giao tiếp và quản lý các bên liên quan, HRBP cần có kinh nghiệm trong việc đối phó với sự phản kháng. Sau khi xác định được các tình huống cần sự can thiệp về nhân sự, bộ phận HR và doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện các biện pháp xử lý tốt nhất có thể.
Kỹ năng này không chỉ làm minh bạch và thuận tiện trong quy trình xử lý, mà còn giúp lưu trữ và thống kê đầy đủ trên hệ thống, để công ty theo dõi và nắm được những sai phạm phổ biến sắp xảy ra.
Khả năng xây dựng mối quan hệ
Vì là đối tác nên bạn sẽ phải xây dựng những mối quan hệ được sâu. Không chỉ xây dựng mối quan hệ với các trưởng phòng ban, các vị trí cấp cao mà còn phải xây dựng với cả vị trí nhân viên.
5.2. Cấp độ chiến lược
Đảm bảo chuyên môn về nhân sự
Đúng với cái tên Nhân sự – Đối tác kinh doanh của doanh nghiệp, chuyên viên HRBP cần đảm bảo kiến thức chuyên môn của mình. Một chuyên gia HR đối tác kinh doanh cần hiểu sâu sắc các quy trình và hoạt động nhân sự.
Kiến thức chuyên môn này bao gồm cả mặt bao quát và bối cảnh văn hóa cụ thể của khu vực mà họ đang hoạt động. Đây là yêu cầu thiết yếu để cung cấp tư vấn và giải pháp nhân sự cho doanh nghiệp.
Kiến thức về kinh doanh và sự liên kết với nhân sự
Khả năng này còn được gọi là sự nhạy bén trong kinh doanh. Ở đây cần nhấn mạnh việc một HRBP không chỉ đơn thuần là chuyên gia nhân sự, họ đồng thời cũng cần có tư duy của một nhà kinh doanh.
Kiến thức kinh doanh của chuyên viên HRBP biểu hiện ở khả năng nhanh chóng nhận ra và và đối phó với các rủi ro tiềm tàng hoặc nắm bắt các cơ hội trong kinh doanh.
Hiểu biết về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
Điều này bao gồm việc hiểu biết bối cảnh chung của thị trường và cụ thể của doanh nghiệp. Nó bao gồm các yếu tố như:
- Lợi thế cạnh tranh
- Giá trị thị trường
- Đối thủ cạnh tranh
- Thị phần của doanh nghiệp
- Hiểu biết sâu sắc về tất cả các bên liên quan.
Qua bài viết trên, chúng tôi đã giải thích chi tiết hrbp là gì? và đưa ra các tiêu chí đánh giá cụ thể. Doanh nghiệp có thể tham khảo để xây dựng vị trí HRBP phù hợp và mang đến hiệu quả lâu dài cho tổ chức.