Giấy phép kinh doanh là gì? Thủ tục đăng ký như nào?
Giấy phép kinh doanh là gì? Thủ tục đăng ký như nào? Trần Trí Dũng sẽ chia sẻ kinh nghiệm trong bài viết này. Các độc giả cùng đọc nhé!
1. Giấy phép kinh doanh là gì?
1.1 Thuật ngữ giấy phép kinh doanh
Giấy phép kinh doanh là thuật ngữ thông dụng khi mọi người nhắc đến điều kiện để được phép kinh doanh. Tuy nhiên, tên gọi này không thể hiện chính xác loại giấy tờ nhất định liên quan. Trong thủ tục thành lập và triển khai kinh doanh của doanh nghiệp, có 02 loại giấy tờ quan trọng doanh nghiệp cần đăng ký:
- Thứ nhất, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đây là điều kiện tiên quyết để một doanh nghiệp được thành lập và triển khai kinh doanh.
- Thứ hai, Giấy phép kinh doanh (hay còn gọi là Giấy phép con). Giấy này được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh trong ngành nghề có điều kiện. Loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp quy định Doanh nghiệp có nghĩa vụ đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
Vậy doanh nghiệp cần hiểu, Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ pháp lý cho phép các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp, đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo những quy định pháp luật hiện hành trong ngành nghề có điều kiện. Và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không thể được coi là giấy phép kinh doanh bởi đây là 02 loại giấy tờ khác biệt như đã giải thích ở trên.
1.2 Đặc điểm của giấy phép kinh doanh
Đặc điểm của giấy phép kinh doanh:
- Giấy phép kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực có điều kiện.
- Giấy phép kinh doanh mang tính thông hành, hay nói cách khác một doanh nghiệp, tổ chức chỉ được coi là hoạt động hợp pháp trong một ngành, nghề cụ thể khi có giấy phép này.
- Là một hình thức hạn chế trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
- Giấy phép kinh doanh được quy định tại một số văn bản chuyên ngành và các văn bản dưới luật theo từng lĩnh vực quản lý.
1.3 Phân biệt giấy đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh
|
Giấy đăng ký doanh nghiệp |
Giấy phép kinh doanh |
Phạm vi |
Giấy đăng ký doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết để một doanh nghiệp được thành lập và triển khai kinh doanh. Nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề không có điều kiện thì chỉ cần có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là doanh nghiệp đã được phép hoạt động kinh doanh =>Mọi doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp |
Nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề có điều kiện thì doanh nghiệp sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bắt buộc phải làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh. Khi có đủ cả 2 loại giấy phép, doanh nghiệp mới được phép hoạt động kinh doanh. Giấy phép kinh doanh được cấp sau giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. =>Doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện thì phải có giấy phép kinh doanh |
Cơ quan cấp giấy phép |
Đăng ký Công ty: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Đăng ký Hộ kinh doanh cá thể: Phòng chức năng của UBND cấp quận, huyện tại nơi kinh doanh.
|
Tùy vào ngành, nghề mà cơ quan cấp giấy phép sẽ khác nhau. Ví dụ, giấy phép ATVSTP sẽ do Bộ Công thương, Bộ Y tế hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp. Giấy phép PCCC sẽ do Cục Cảnh sát PCCC thuộc Bộ Công an hoặc Phòng Cảnh sát PCCC cấp. |
Điều kiện để được cấp |
Cần đảm bảo đủ 4 điều kiện sau:
|
Tùy vào từng ngành, nghề cụ thể mà yêu cầu về điều kiện cấp giấy phép sẽ không giống nhau. Khi đó, điều kiện cấp giấy phép kinh doanh có thể là: về cơ sở vật chất, về chứng chỉ hành nghề, bằng cấp, vốn điều lệ, vốn ký quỹ hoặc người đại diện pháp luật…
|
Thời hạn |
Hiện tại, luật không có quy định về thời hạn sử dụng đối với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
|
Hầu hết các giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đều có thời hạn sử dụng. Thời hạn cụ thể sẽ căn cứ vào ngành nghề cũng như loại giấy phép kinh doanh. Ví dụ: ➧ Giấy phép PCCC, giấy phép bán buôn rượu có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp; ➧ Giấy phép VSATTP có thời hạn 3 năm kể từ ngày cấp. Lưu ý: Khi giấy phép hết hạn, cá nhân/tổ chức bắt buộc phải làm thủ tục gia hạn hoặc cấp mới để có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh ngành nghề đó. |
2. Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh là gì?
Đầu tiên, doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký thành lập công ty. Dựa trên cơ sở giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cá nhân tổ chức mới có thể tiến hành tiếp thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh / giấy phép con.
3.1 Thủ tục đăng ký thành lập công ty
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ thành lập công ty giáo dục cần bao gồm đầy đủ các tài liệu như sau:
- Giấy đề nghị thành lập công ty theo mẫu tuỳ từng loại hình công ty.
- Bản dự thảo điều lệ của công ty trình bày hợp lệ.
- Văn bản liệt kê danh sách thành viên hoặc cổ đông tuỳ vào loại hình công ty.
- Bản sao giấy chứng thực cá nhân hợp lệ kèm theo đối với cổ đông/ thành viên là các cá nhân.
- Đối với tổ chức thì hồ sơ đính kèm Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy uỷ quyền cho cá nhân đại diện tổ chức và bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện của tổ chức.
- Văn bản trình bày quyết định tham gia góp vốn của tổ chức.
- Văn bản uỷ quyền của khách hàng để Quang Minh thay mặt thực hiện thủ tục thành lập công ty.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty
Nộp hồ sơ đăng ký tại Phòng Đăng ký kinh doanh, thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh/ thành phố để tiếp nhận và xử lý. Hồ sơ có thể được nộp theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến.
Sau khi tiếp nhận, Phòng Đăng ký kinh doanh, thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư sẽ xử lý hồ sơ của doanh nghiệp. Thời gian diễn ra từ 03 – 05 ngày làm việc.
Bước 3: Trả kết quả
Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ, doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đây được xem là giấy phép kinh doanh đối với việc thành lập công ty. Nếu hồ sơ còn thiếu sót, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ yêu cầu chỉnh sửa thông qua văn bản.
3.2 Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Về cơ bản, hồ sơ xin giấy phép kinh doanh sẽ gồm có những thành phần sau:
- Giấy đề nghị xin giấy phép kinh doanh có điều kiện;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao điều lệ công ty;
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đứng đầu doanh nghiệp/cổ đông sáng lập/thành viên góp vốn;
- Giấy tờ chứng minh trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm của người trực tiếp điều hành đối với lĩnh vực hoạt động;
- Các loại văn bản, tài liệu liên quan chứng minh đủ điều kiện kinh doanh đối với từng ngành, nghề cụ thể.
Lưu ý: Đối với các ngành, nghề khác nhau sẽ có những yêu cầu về thông tin giấy tờ, văn bản liên quan đi kèm khác nhau.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Do mỗi ngành, nghề kinh doanh khác nhau có những yêu cầu về điều kiện khác nhau, do đó cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cách thức nộp hồ sơ, thời gian xét duyệt và cấp giấy phép cũng sẽ có sự khác biệt.
Ví dụ:
➧ Xin giấy chứng nhận ATTP:
1 trong 3 cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Bộ Công thương, Bộ Y tế hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tùy vào lĩnh vực kinh doanh, cá nhân/tổ chức lựa chọn cơ quan phù hợp);
Thời gian xét duyệt hồ sơ: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
➧ Xin giấy phép PCCC:
1 trong 2 cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Cục Cảnh sát PCCC thuộc Bộ Công an hoặc Phòng Cảnh sát PCCC (tùy vào ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh mà cá nhân, tổ chức lựa chọn cơ quan phù hợp);
Thời gian xét duyệt hồ sơ: Từ 5 – 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Lưu ý: Đối với giấy phép kinh doanh, cơ quan thẩm quyền sẽ kiểm tra, thẩm định trực tiếp tại cơ sở kinh doanh. Nếu cơ sở đảm bảo đúng quy định, cơ quan sẽ tiến hành cấp giấy phép.
Bước 3: Trả kết quả
Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ và cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện, doanh nghiệp sẽ nhận được cấp giấy phép kinh doanh nghành nghề có điều kiện đã đăng ký.
Những doanh nghiệp không đạt điều kiện về hồ sơ cũng như trong quá trình kiểm tra thực tiễn sẽ không được cấp giấy phép kinh doanh. Theo đó, đòi hỏi doanh nghiệp khắc phục thực tế và tiến hành bổ sung hồ sơ để được cấp giấy phép.