Giao tiếp nội bộ là gì? Lợi ích của hệ thống giao tiếp nội bộ

Giao tiếp nội bộ là gì? Lợi ích của hệ thống giao tiếp nội bộ

Giao tiếp nội bộ là gì? Lợi ích của hệ thống giao tiếp nội bộ gồm những gì? Cùng Trần Trí Dũng tìm hiểu các kiến thức trong bài viết này nhé!

Giao tiếp nội bộ là gì?

Giao tiếp nội bộ là hình thức trao đổi thông tin. Nó diễn ra từ hai cá nhân trở lên với nhau một cách có ý thức và vô thức. Thực hiện bằng phương thức:

  • Ngôn ngữ và phi ngôn ngữ
  • Trực tiếp và gián tiếp

tùy theo mục đích của từng cá nhân và tổ chức.

Khi đề cập đến văn hoá ứng xử trong môi trường doanh nghiệp. Không thể nào không nhắc đến giao tiếp nội bộ. Có thể nói, giao tiếp nội bộ từ lâu đã là một phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Một văn hóa doanh nghiệp tốt có một hệ thống giao tiếp tốt. 

Lời ích của hệ thống giao tiếp nội bộ

Giao tiếp nội bộ đóng vai trò quan trọng trong văn hóa doanh nghiệp. Nó giúp nền tảng văn hóa doanh nghiệp của bạn trở nên vững chắc hơn. Song song với chiến lược xây dựng chiến lược giao tiếp đúng đắn. Mọi khó khăn trở ngại trong quá trình làm việc giữa đội nhóm được cải thiện. Dưới đây là một số lợi ích to lớn của giao tiếp nội bộ trong doanh nghiệp.

Giải quyết các vấn đề rắc rối, khẩn cấp nhanh chóng

Khi có bất cứ vấn đề nào bị chệch hướng, mọi người sẽ phát hiện kịp thời và sửa chữa. Điều này sẽ tạo ra được sự gắn kết, tinh thần tương thân tương ái. Bởi vì sẽ không có ai phải chịu đựng và đối mặt với rắc rối một mình. Giao tiếp nội bộ hoạt động hiệu quả sẽ giúp ngăn ngừa được vấn đề xấu. Thậm chí trước khi nó có cơ hội xảy ra. 

Nhân viên cảm thấy mình được tôn trọng và tin tưởng

Bất kỳ ai cũng muốn được làm việc trong một môi trường. Ở đó, họ có thể bày tỏ ý kiến nguyện vọng của mình. Hơn là phải liên tục ngồi hàng giờ đồng hồ chỉ để nghe và làm răm rắp theo lệnh. 

Do đó, hệ thống giao tiếp nội bộ tạo ra một môi trường làm việc đủ an toàn, đủ thân thiện. Nó khuyến khích tất cả mọi người mạnh dạn, thoải mái chia sẻ suy nghĩ. Họ được đóng góp ý tưởng góp phần hoàn thiện doanh nghiệp. Một chiến lược giao tiếp tốt có thể khiến cho nhân viên của bạn cảm thấy những giá trị mà họ đóng góp. Họ phục vụ cho công ty được đánh giá cao. Và trên hết, họ cảm thấy cấp trên của họ là người biết lắng nghe. Sếp biết chú ý và dành cho họ một sự tôn trọng, quý mến nhất định. 

Thúc đẩy sự cống hiến hết mình của nhân viên

Theo một số nghiên cứu, báo cáo, trong năm 2015. chỉ có 32% số lượng nhân viên cảm thấy muốn gắn bó với công việc. Harvard Business đã thảo luận về việc cách khích lệ tinh thần làm việc nhân viên ảnh hưởng như thế nào đến hiệu suất công việc. Và kết quả cho thấy, những nhân viên được xem trong hoặc đánh giá đúng năng lực hầu hết sẽ muốn gắn bó và đóng góp nhiều hơn cho dự án, cho đội nhóm và cho doanh nghiệp. 

Tạo ra những nhà lãnh đạo tài ba

Các nhà lãnh đạo làm chủ kỹ năng giao tiếp sẽ có thể nắm bắt suy nghĩ và hành động của nhân viên một cách nhanh chóng. Điều này giúp họ nhận thức tình huống tốt hơn để có thể tìm ra được điểm mạnh điểm yếu của cấp dưới của mình. Trên hết, kỹ năng giao tiếp sẽ giúp nhà lãnh đạo giải quyết mọi vấn đề nhanh chóng, rốt ráo hơn, thậm chí họ còn có thể phòng ngừa được những rắc rối trước khi nó xảy đến.

Tăng khả năng xác định và đạt được mục tiêu

Muốn đạt được mục tiêu trong công việc thì trước hết phải xác định được mục tiêu của mình là gì. Trước khi lập kế hoạch hoàn thành mục tiêu, các đội nhóm đều phải trải qua những lần mắc sai lầm và rút ra được rất nhiều bài học. Một hệ thống giao tiếp nội bộ mạnh mẽ đồng nghĩa với việc mọi người đều hiểu được họ đang làm gì, những thứ họ làm hướng đến điều gì và họ cần thay đổi, phát triển như thế nào để có thể thích nghi, theo kịp tiến độ của công việc. 

Sự tương tác “mềm dẻo” nhưng hiệu quả giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các phòng ban, bộ phận trong công ty sẽ giúp nâng cao hiệu suất làm việc, xây dựng được nền tảng văn hóa doanh nghiệp vững chắc, nhưng trên hết là sẽ tạo ra một tổ đội thấu hiểu và ăn ý trên mọi phương diện. 

Tham khảo

Trần Trí Dũng
 

Trần Trí Dũng Đây là 3 tính cách mà mọi người thường hay nói về Dũng: Giản dị, Chia sẽ, Vui vẻ Còn bạn thấy Dũng như thế nào? Hãy để lại coment của mình nhé

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments