Giám đốc kinh doanh là gì? Nhiệm vụ của họ?
Giám đốc kinh doanh là gì? Nhiệm vụ của họ là gì? Trần Trí Dũng sẽ giải đáp mọi thắc mắc trong bài viết này. Cùng tham khảo bài viết nhé!
Giám đốc kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc:
- Tạo ra các chiến lược kinh doanh
- Phối hợp làm việc hiệu quả giữa các bộ phận
- Đưa ra các quyết định đầu tư quan trọng.
Họ thuộc bộ phận C-suite trong công ty. Họ chỉ đứng sau CEO về cấp bậc.
Giám đốc kinh doanh là gì?
Giám đốc kinh doanh là người đứng đầu bộ phận kinh doanh của một công ty. Họ chịu trách nhiệm:
- Quản lý
- Điều hành
- Chỉ đạo
- Định hướng các hoạt động kinh doanh
Tất cả nhằm đạt được các mục tiêu doanh số, lợi nhuận và phát triển của công ty. Giám đốc kinh doanh có tên tiếng Anh là Chief Customer Officer. Tên viết tắt CCO.
Chức vụ này đòi hỏi người đảm nhiệm phải có kinh nghiệm, chuyên môn sâu rộng về kinh doanh. Họ có khả năng lãnh đạo, đưa ra quyết định, giải quyết vấn đề đúng đắn. Đồng thời phải biết phân tích và dự báo thị trường. Giám đốc kinh doanh báo cáo trực tiếp với CEO hoặc Ban giám đốc.
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp lớn đều cần vị trí giám đốc kinh doanh. Họ quyết định không nhỏ tới sự thành bại của một tổ chức, doanh nghiệp. Vị trí này được xem là mục tiêu nghề nghiệp của rất nhiều người. Tất cả vì những cơ hội và lợi ích mà vai trò này mang đến.
Vai trò của giám đốc kinh doanh trong doanh nghiệp
Giám đốc kinh doanh đóng vai trò là người đầu tàu dẫn dắt các hoạt động trong cơ cấu quản trị bán hàng. Thành công của giám đốc kinh doanh nằm ở doanh số và lợi nhuận bán hàng. Họ có mối quan hệ sâu rộng với khách hàng, các đối thủ cạnh tranh. Một số vai trò của giám đốc kinh doanh phải kể đến:
Người kể chuyện xuất sắc
Trong kinh doanh ngày nay, thứ dễ thuyết phục khách hàng nhất có lẽ là một câu chuyện sâu sắc. Nó truyền đi thông điệp mạnh mẽ. Để tiếp thị khách hàng hiệu quả, giám đốc kinh doanh phải biết kể chuyện.
Câu chuyện ngoài yếu tố cung cấp thông tin còn phải chạm tới cảm xúc của khách hàng. Nó phải khiến họ tin, mua và gắn bó với sản phẩm của doanh nghiệp. Câu chuyện phải bộc bạch, đánh giá các giá trị và lòng tin sau những ý tưởng. Câu chuyện kết nối chúng với thị trường, với khách hàng tiềm năng.
Lưu ý, những câu chuyện phải dễ nhớ để lan truyền nhanh và chính xác hơn. Khi giám đốc kinh doanh có những câu chuyện sâu sắc, họ có thể:
- Dễ dàng tiếp cận với khách hàng
- Xây dựng lòng trung thành của khách hàng
Đặt mình vào khách hàng
Giám đốc kinh doanh luôn phải đặt bản thân vào khách hàng để mua và trải nghiệm sản phẩm. Tức là họ cần có trực giác của khách hàng. Bằng chuyên môn, kinh nghiệm, tư duy, giám đốc kinh doanh là người dẫn dắt tổ chức. Họ tạo tiền đề cần thiết để doanh nghiệp tăng trưởng dài hạn. Họ cần đảm bảo rằng, khách hàng luôn được chăm sóc đặc biệt. Sự chăm sóc bằng những quy trình, văn hoá bền vững của doanh nghiệp.
Giám đốc kinh doanh cần biết thời điểm nào, cần làm gì. Như vậy mới chuyển đổi giữa các vai trò với nhau một cách nhanh chóng. Trong nền kinh tế phức tạp như hiện nay, đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp và sự hài lòng của khách hàng là một sự thành công của CCO.
Tham gia cố vấn cho CEO
Khách hàng là người giúp duy trì doanh nghiệp. Họ là điều cần thiết để một doanh nghiệp trường tồn và phát triển lâu dài. Chính vì vậy, CEO và CCO đều cần chia sẻ tầm nhìn. Họ cần có định hướng phát triển của công ty, lấy khách hàng làm nền tảng.
Với vai trò chủ chốt trong hoạt động kinh doanh, CCO có kiến thức và kinh nghiệm về:
- Chiến lược
- Marketing
- Bán hàng
Do đó họ đóng vai trò là người cố vấn cho CEO.
Có khả năng cập nhật công nghệ
Ngày nay, với sự phát triển chóng mặt của công nghệ và cuộc cách mạng chuyển đổi số đang dần thay đổi hành vi mua hàng của khách hàng. Không nằm ngoài cuộc, nhiều doanh nghiệp cũng sẵn sàng đầu tư vào trải nghiệm khách hàng thông qua các kênh đa phương tiện. Chẳng hạn như công nghệ thực tế ảo VR cho phép người dùng được trải nghiệm không gian ảo với trải nghiệm thật, ví dụ như đi du lịch.
Do đó, giám đốc kinh doanh là người có vai trò cập nhật các công nghệ mới nhất, phù hợp với khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp nhất để tăng lợi thế cạnh tranh. Dựa vào những tiện ích công nghệ mà khách hàng kỳ vọng, giám đốc kinh doanh sẽ tiến hành xây dựng các kênh phân phối và tiếp thị hiệu quả.
Mô tả công việc của Giám đốc Kinh doanh
Lãnh đạo bộ phận kinh doanh
Giám đốc kinh doanh có trách nhiệm trong việc định hướng kinh doanh cho doanh nghiệp. Họ đảm bảo lợi nhuận cũng như sự phát triển bền vững của tổ chức. CCO là người đứng đầu nhóm kinh doanh, Marketing, quan hệ khách hàng, PR,… Họ cần đảm bảo:
- Các chức năng trong doanh nghiệp được thực hiện hiệu quả
- Các mối quan hệ hợp tác được nuôi dưỡng, duy trì
- Giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu chiến lược.
Giám đốc kinh doanh có trách nhiệm lãnh đạo bộ phận kinh doanh trong các công việc hằng ngày. Họ thực hiện và phê duyệt các quyết định được đưa ra. Các thông tin này liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Dự đoán thị trường, thiết lập kế hoạch kinh doanh
Để đạt được mục tiêu kinh doanh, giám đốc kinh doanh có trách nhiệm định hướng. Họ lên kế hoạch cho tổ chức của mình dựa trên các yếu tố. Ví dụ như:
- Nhu cầu của khách hàng
- Xu hướng thị trường
- Sản phẩm/ dịch vụ của đối thủ cạnh tranh,…
Thông qua việc dự đoán thị trường, thiết lập kế hoạch kinh doanh. CCO có thể xác định các mục tiêu kinh doanh và chiến lược phù hợp với nhu cầu. Từ đó có thể đưa ra các quyết định cần thiết. Tất cả nhằm tối ưu hoá hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, giám đốc kinh doanh cũng có trách nhiệm quản lý và đánh giá hiệu quả các hoạt động kinh doanh. Họ dựa vào đó để điều chỉnh và cập nhật kế hoạch kinh doanh. Tất cả nhằm đáp ứng yêu cầu thay đổi của thị trường.
Xây dựng chiến lược sản phẩm, dịch vụ
Giám đốc kinh doanh có trách nhiệm xây dựng chiến lược sản phẩm, dịch vụ để phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Làm sao để đạt được mục tiêu kinh doanh của tổ chức. CCO cần phải đảm bảo các sản phẩm, dịch vụ tạo ra giá trị. Chúng đóng góp vào doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, giám đốc kinh doanh cũng phải đảm bảo các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với chiến lược kinh doanh. Nó phải phù hợp với định hướng của doanh nghiệp.
Xây dựng chiến lược bán hàng
Giám đốc kinh doanh có trách nhiệm xây dựng chiến lược bán hàng. Họ đảm bảo sản phẩm, dịch vụ có thể tiếp cận tới khách hàng một cách hiệu quả. Tất cả nhằm tạo ra doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Để xây dựng chiến lược bán hàng hiệu quả, giám đốc kinh doanh cần phải:
- Tìm hiểu về thị trường, nhu cầu và xu hướng mua của khách hàng
- Đánh giá các đối thủ cạnh tranh
- Thiết lập mục tiêu bán hàng
- Lên kế hoạch tiếp thị
- Đưa ra chiến lược giá cả và quyết định về các kênh bán hàng.
Cần phối hợp làm việc với các bộ phận khác như Marketing, kế toán, sản xuất,… Phải đảm bảo tính đồng nhất và tối ưu hoá chi phí cho doanh nghiệp.
Xây dựng chiến lược Marketing
Giám đốc kinh doanh có trách nhiệm quản lý, định hướng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. Một phần không thể thiếu trong quá trình này là các chiến lược về Marketing phù hợp. Nó thu hút khách hàng tiềm năng, đồng thời giữ chân khách hàng.
Chính vì vậy, CCO thường xuyên phải phối hợp với các bộ phận khác trong công ty để:
- Thiết lập, xây dựng chiến lược Marketing
- Phân tích thị trường
- Quản lý sản phẩm và bán hàng.
Họ phải đảm bảo rằng chiến lược Marketing của doanh nghiệp được phát triển đúng đắn. Nó phù hợp với đối tượng khách hàng tiềm năng và mục tiêu kinh doanh.
Quản lý, phát triển nhân sự
Bên cạnh những nhiệm vụ liên quan tới hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Giám đốc kinh doanh cũng có trách nhiệm tham gia vào công tác tuyển dụng. Họ đào tạo nhân sự mới cho bộ phận kinh doanh của mình.
Giám đốc kinh doanh có lẽ là người nắm rõ nhất nhu cầu về nguồn nhân lực của bộ phận mình. Họ hiểu cách đánh giá ứng viên phù hợp. Đồng thời cung cấp những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho mỗi vị trí.
Với trách nhiệm này, giám đốc kinh doanh cũng cần xây dựng và nuôi dưỡng một môi trường làm việc thu hút, cởi mở để chiêu mộ nhân tài cũng như quản trị nguồn nhân lực một cách tốt nhất, phục vụ cho các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.
Xây dựng và nuôi dưỡng mối quan hệ kinh doanh
Trách nhiệm chính của giám đốc kinh doanh là tạo ra giá trị cho khách hàng, đảm bảo rằng khách hàng luôn là trung tâm trong mọi quyết định của doanh nghiệp. Hoạt động xây dựng, nuôi dưỡng các mối quan hệ kinh doanh là một cách để đảm bảo khách hàng được hưởng lợi từ sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp, được giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Đồng thời, việc xây dựng các mối quan hệ kinh doanh còn giúp CCO tạo ra một mạng lưới liên kết rộng khắp và đa dạng giữa các công ty và đối tác, khách hàng, nhà cung cấp, đối tác đầu tư và các bên liên quan khác. Điều này góp phần giúp doanh nghiệp tăng cường sức cạnh tranh, mở rộng thị trường và tối ưu hóa chi phí.
Vạch ra chiến lược dài hạn, phát triển hình ảnh thương hiệu
Trong vai trò của mình, giám đốc kinh doanh chính là người đầu tàu trong việc định hướng những chiến lược dài hạn của doanh nghiệp. Họ phải đảm bảo rằng chiến lược này phù hợp với mục tiêu và tầm nhìn của tổ chức, giúp doanh nghiệp mình đạt được các mục tiêu kinh doanh trong tương lai.
Đồng thời, các giám đốc kinh doanh cũng phải đảm bảo rằng công ty được nhận diện và đánh giá cao trong mắt khách hàng, cổ đông và người tiêu dùng. Hình ảnh thương hiệu là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân khách hàng, tăng trưởng doanh thu và lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Chính vì vậy, việc vạch ra chiến lược dài hạn và xây dựng hình ảnh thương hiệu là một trong những trách nhiệm quan trọng của CCO, họ cần đảm bảo rằng doanh nghiệp đang tiến hành các hoạt động này một cách hiệu quả, đi đúng với lộ trình để đạt được mục tiêu.
Yêu cầu cần có của một giám đốc kinh doanh
Trình độ học vấn
Ngày nay, các nhà tuyển dụng đòi hỏi rất khắt khe về vị trí giám đốc kinh doanh. Nếu không phải là một nhân tài xuất chúng, các ứng viên phải có trình độ học vấn, sở hữu các bằng cử nhân, thậm chí là thạc sĩ trong các lĩnh vực như Quản trị kinh doanh, Marketing, Kinh tế,…
Kinh nghiệm làm việc
Để trở thành giám đốc kinh doanh, các nhà tuyển dụng đòi hỏi ứng viên cần có từ 10 – 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh ở vị trí quản lý, lãnh đạo. Kinh nghiệm giúp họ hiểu rõ về các khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp từ sản phẩm, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, thị trường,…
Ngoài ra, kinh nghiệm làm việc tại các công ty có quy mô lớn, hoặc có kinh nghiệm Startup và quản lý các doanh nghiệp mới cũng rất có giá trị. Tuy nhiên, cũng tùy vào công ty, quy mô, lĩnh vực hoạt động mà yêu cầu về kinh nghiệm của giám đốc kinh doanh có thể khác nhau.
Kỹ năng của Giám đốc kinh doanh (CCO)
Kỹ năng lãnh đạo
Giám đốc kinh doanh cần có khả năng lãnh đạo để đưa ra các quyết định chiến lược, xây dựng và duy trì các mối quan hệ kinh doanh. Đồng thời tạo dựng, nuôi dưỡng một môi trường làm việc tích cực, tạo động lực, thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu suất. Kỹ năng lãnh đạo cũng cho phép họ thúc đẩy sự đổi mới và đưa ra các giải pháp sáng tạo để giải quyết các thách thức kinh doanh trong một thị trường phức tạp như ngày nay.
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp được xem là một trong những kỹ năng bắt buộc cần có của một giám đốc kinh doanh, bởi họ có nhiệm vụ đàm phán, liên lạc, tương tác thường xuyên với các đối tác, khách hàng cho đến các bộ phận nhân viên trong doanh nghiệp.
Một giám đốc kinh doanh xuất sắc phải có khả năng giao tiếp hiệu quả trong nhiều tình huống khác nhau, từ thuyết trình trước khách hàng, đàm phán hợp đồng, các cuộc họp với ban lãnh đạo cấp cao, giải quyết xung đột trong doanh nghiệp. Họ cũng phải có khả năng lắng nghe và hiểu quan điểm của người khác để đưa ra quyết định tốt nhất cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp còn giúp giám đốc kinh doanh xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, đối tác và nhân viên. Họ cần phải biết cách tạo dựng niềm tin và sự đồng cảm với đối tác của mình thông qua kỹ năng giao tiếp để tăng cường quan hệ kinh doanh và đưa doanh nghiệp của mình phát triển.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Trong vai trò lãnh đạo cấp cao, giám đốc kinh doanh phải đối mặt với nhiều thách thức và vấn đề khác nhau trong quá trình điều hành và phát triển doanh nghiệp. Kỹ năng giải quyết vấn đề có thể giúp họ tìm ra những giải pháp sáng tạo và hiệu quả để đưa ra những quyết định đúng đắn trong trường hợp khẩn cấp.
Giám đốc kinh doanh phải có khả năng xác định vấn đề và phân tích chúng để tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khả thi. Họ cũng phải có khả năng đánh giá và lựa chọn giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp, đồng thời đưa ra các kế hoạch hành động để triển khai, theo dõi kết quả.
Kỹ năng tổ chức
Trong vai trò của mình, giám đốc kinh doanh phải quản lý nhiều hoạt động, công việc và nguồn lực khác nhau, bao gồm con người, tài chính, sản phẩm/ dịch vụ và các hoạt động khác. Kỹ năng tổ chức giúp họ đảm bảo tất cả các hoạt động đều được thực hiện một cách hiệu quả và chất lượng.
Kỹ năng tổ chức giúp giám đốc kinh doanh biết cách phân bổ tài nguyên để đạt được mục tiêu, đồng thời đưa ra kế hoạch hành động để triển khai các hoạt động đó. Họ cũng phải đảm bảo rằng các hoạt động được thực hiện đúng thời hạn và đúng chất lượng.
Ngoài ra, kỹ năng tổ chức cũng giúp giám đốc kinh doanh quản lý nhân viên và tăng cường hiệu suất làm việc khi biết cách phân bổ công việc, tạo điều kiện làm việc và đảm bảo sự hài lòng của nhân viên.
Kỹ năng quản lý thời gian
Mỗi ngày, giám đốc kinh doanh phải xử lý rất nhiều công việc, những nhiệm vụ chồng chéo và phức tạp, do đó kỹ năng quản lý thời gian giúp họ có thể sắp xếp thời gian của mình một cách hiệu quả để đảm bảo hiệu suất công việc, không bị trễ hạn hoặc bỏ quên nhiệm vụ. Kỹ năng quản lý thời gian còn giúp các CCO biết cách ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng và sắp xếp thời gian để hoàn thành công việc một cách tốt nhất mà không mất quá nhiều năng lượng.
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
Mang trên vai nhiều trọng trách to lớn của doanh nghiệp, giám đốc kinh doanh phải đối mặt với nhiều áp lực và tình huống khó khăn. Khi gặp phải những tình huống này, khả năng kiểm soát cảm xúc sẽ giúp họ có thể giải quyết vấn đề một cách bình tĩnh và hiệu quả hơn.
Khả năng kiểm soát cảm xúc còn giúp cho giám đốc kinh doanh có thể đưa ra những quyết định, hành động đúng đắn, chuẩn mực với khách hàng, nhân viên. Từ đó, tạo lòng tin, sự tôn trọng từ đối tác, đồng nghiệp và nhân viên trong doanh nghiệp. Điều này có thể tạo ra môi trường làm việc tích cực và nâng cao sự hài lòng của nhân viên, giúp họ có thể phát triển và đóng góp tốt hơn nữa cho doanh nghiệp.
Tầm nhìn chiến lược, tư duy phân tích
Để đưa ra những quyết định, chiến lược phù hợp với thị trường và tình hình của doanh nghiệp, giám đốc kinh doanh cần phải có tầm nhìn chiến lược rõ ràng và tư duy phân tích sắc bén.
Tầm nhìn chiến lược giúp CCO có cái nhìn bao quát về thị trường và đưa ra các chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp. Đây là một yếu tố quan trọng để giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, đạt được sự thành công trên thị trường.
Tư duy phân tích đồng thời cũng giúp họ có thể đánh giá các thông tin, dữ liệu và tình hình thị trường một cách chính xác và hiệu quả, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, tư duy phân tích cũng giúp họ nhanh chóng nhận biết các cơ hội và thách thức trên thị trường để đưa ra các chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp.
Cơ hội và thách thức của vị trí giám đốc kinh doanh
Phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động, quy mô, độ tuổi và thị trường hoạt động của doanh nghiệp mà giám đốc kinh doanh sẽ có những cơ hội và thách thức khác nhau. Nhìn chung trong số đó có thể kể đến:
Cơ hội
-
- Được tham gia định hướng chiến lược kinh doanh của công ty
-
- Được mở rộng mạng lưới mối quan hệ, tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp
-
- Tạo dựng hình ảnh uy tín, chuyên nghiệp và doanh nghiệp của mình trên thị trường
Thách thức
-
- Đối mặt với nhiều áp lực trong công việc, đôi khi phải đưa ra các quyết định trong thời gian ngắn hoặc tình huống khẩn cấp.
-
- Đối mặt với bài toán kinh doanh khi thị trường cạnh tranh khốc liệt, khách hàng nhiều kỳ vọng hơn, đội ngũ nhân viên xuất sắc có sự cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp.
-
- Đảm bảo doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời đưa ra các chiến lược kinh doanh mới nhằm mở rộng thị trường.
-
- Luôn phải phát triển bản thân để đáp ứng với những yêu cầu thay đổi của thị trường và doanh nghiệp.
Lộ trình trở thành giám đốc kinh doanh
Không có một lộ trình chung nào cho việc thăng tiến lên vị trí giám đốc kinh doanh. Mỗi người có một con đường khác nhau để đạt được mục đích. Nhưng điểm chung là chặng đường tiến đến vị trí giám đốc kinh doanh sẽ không dễ dàng. Họ cần những năm tháng rèn giũa, kiên trì. Họ phải chịu nhiều áp lực và nhất định là phải có một phẩm chất đạo đức tốt.
Những ai muốn trở thành giám đốc kinh doanh đều bắt đầu từ vị trí thấp:
-
- Nhân viên kinh doanh: Đây là chức vụ đầu tiên trong bộ phận kinh doanh, nhà tuyển dụng thường yêu cầu ít kinh nghiệm, thậm chí là không đòi hỏi kinh nghiệm cho vị trí này.
-
- Chuyên viên kinh doanh: Sau khi làm được từ 2 năm trở lên tại vị trí nhân viên, một cá nhân có thể tiến đến vị trí cao hơn là chuyên viên, với yêu cầu về kỹ năng, chuyên môn cũng cao hơn, thu nhập lúc này cũng ổn định hơn nhiều.
-
- Trưởng phòng kinh doanh: Sau khi trải qua từ 3 – 5 năm ở vị trí chuyên viên và có những thành tích đáng kể, cùng với khả năng lãnh đạo và tư duy phân tích, một người có thể được thăng tiến lên vị trí trưởng phòng.
-
- Giám đốc kinh doanh: Cuối cùng, sau 10 – 15 năm hoạt động trong bộ phận kinh doanh, một cá nhân có thể trở thành giám đốc kinh doanh. Tùy vào năng lực, kỹ năng cũng như những thành tích đạt được, thời gian trở thành giám đốc kinh doanh có thể ngắn hoặc dài tuỳ vào mỗi cá nhân.