Gắn kết nhân viên là gì? 6 phương pháp gắn kết nhân viên

Gắn kết nhân viên là gì? 6 phương pháp gắn kết nhân viên tốt nhất là gì? Cùng CEO Trần Trí Dũng tìm hiểu các kiến thức trong bài viết này nhé!

Gắn kết nhân viên là gì?

Gắn kết nhân viên có thể được hiểu theo rất nhiều nghĩa khác nhau. Tuy nhiên nếu để cần một định nghĩa chung nhất thì gắn kết nhân viên có thể hiểu là:

Sự tương tác, kết nối của các nhân viên với nhau. Cũng như sự gắn bó của nhân viên đối với doanh nghiệp. Điều này tạo nên một không gian làm việc thoải mái. Nó giúp gia tăng năng suất lao động cũng như tạo động lực cống hiến. Nhân viên phấn đấu vì múc đích chung của doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Rất nhiều các công ty, tập đoàn lớn trên thế giới tận dụng sự gắn kết nhân viên. Họ lấy nhiên viên làm trung tâm phát triển. Họ đạt được những thành công không tưởng. Những công ty, tập đoàn đó có thể kể đến như: Google, Apple, Audi, Walt Disney v…v…

6 Phương pháp gắn kết nhân viên trong công ty

Lắng nghe và thấu hiểu nhân viên của mình

Với vai trò là nhà quản trị, bạn không những phải giỏi về chuyên môn. Việc nắm bắt tâm lý nhân viên cũng rất quan trọng. Để có được sự tín nhiệm của nhân viên. Không cách nào tốt hơn việc tăng thời gian tương tác cá nhân với họ.

Hãy dành thời gian tổ chức các cuộc gặp mặt ngắn. Hãy thường xuyên để lắng nghe những gì nhân viên muốn bày tỏ. Đừng quá quan trọng hình thức và đừng cố biến những cuộc nói chuyện đó thành những cuộc họp. Bạn cần tập trung vào việc tìm hiểu những khó khăn của nhân viên hiện tại là gì? Bạn giúp gì được để họ có thể cải thiện và phát triển hơn?

Ngoài ra, nhà quản trị có thể thông qua việc nhắn tin cho một vài nhân viên. Bạn sẽ để biết tình hình và tìm cách kết nối họ một cách khéo léo. Từ đây, nhân viên sẽ cảm thấy họ được chính sếp của mình thấu hiểu. Họ thấy sếp kỳ vọng để từ đó có trách nhiệm với công việc hơn. Đây chính là giải pháp gắn kết nhân viên hiệu quả nhất và có khả năng thực hiện nhất.

Quan tâm đến công việc của đội ngũ nhân viên và các phòng ban

Nhà quản trị thông minh sẽ không bao giờ biến mình thành một vị sếp chỉ biết giao công việc. Họ không đặt deadline, đòi hỏi thành quả mà không cần biết nhân viên của mình làm thế nào. Những vị sếp như thế chắc chắn tự đánh mất nhân tài ngay trong chính doanh nghiệp của mình.

Thay vì chỉ đạo đơn thuần, nhà quản trị hãy chú ý hơn đến cách mà các phòng ban vận hành, cách nhân sự làm việc với nhau. Từ đó, có thể nhận ra điểm mạnh của phòng ban để phát huy và những hạn chế cần khắc phục cũng như phát triển những chính sách để gia tăng trải nghiệm nhân viên ở từng bộ phận, vị trí khác nhau.

Ngoài ra, nhà quản trị có thể giúp mỗi nhân viên cảm thấy rằng mình đóng một vai trò quan trọng trong mọi công việc, dự án được giao. Khi mọi người thấy được tầm quan trọng của công việc, họ sẽ có ý thức tìm hiểu, nghiên cứu và học hỏi từ những người xung quanh để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.

Tích cực tổ chức các chương trình đào tạo

Tổ chức đào tạo trong doanh nghiệp được chia ra 2 mục đích chính: đào tạo nhân viên mới và đào tạo định kỳ cho nhân viên.

Đối với nhân viên mới, đầu tư vào công tác đào tạo văn hóa doanh nghiệp cũng như những nghiệp vụ chuyên môn vừa giúp nhân viên hiểu thêm về doanh nghiệp, vừa giúp họ bước đầu làm quen với cách gắn kết nhân viên trong công ty.

Còn đối với đội ngũ nhân viên đã gắn bó với công ty một thời gian, tổ chức đào tạo không đơn thuần chỉ để cung cấp thêm kiến thức mà còn để truyền cảm hứng, chia sẻ kinh nghiệm để từ đó tạo thêm động lực cho nhân viên, giúp họ tiếp tục phấn đấu để kết nối với nhau, tạo ra thành quả cao trong công việc.

Tổ chức các hoạt động nâng cao tương tác giữa các nhân viên

Mô hình làm việc quá khắt khe với 8 giờ làm việc chỉ chăm chăm vào công việc đã trở nên lạc hậu. Ngày nay, việc đan xen những hoạt động nghỉ ngơi, ăn uống giữa giờ làm việc đã trở thành phương pháp giúp nhà quản trị nâng cao hiệu quả gắn kết nhân viên với nhau, từ đó nâng cao khả năng sáng tạo và làm việc hiệu quả.

Ngoài ra, trong những dịp đặc biệt của công ty, các kỳ nghỉ lễ, tổ chức những chuyến du lịch hay các cuộc thi mang tính chất vui vẻ là cách hiệu quả để nhân viên tương tác với nhau nhiều hơn. Như vậy khi quay trở lại làm việc họ cũng sẽ dễ dàng trao đổi hơn, hiệu quả công việc cũng tăng cao.

Tạo không gian làm việc mở

Mục đích của việc tạo không gian làm việc mở là tạo cơ hội để các phòng ban dễ dàng tương tác với nhau hơn. Thay vì phân chia các khu vực văn phòng riêng biệt, phòng nào việc nấy như trước đây thì giờ đây không gian làm việc mở đã trở thành xu hướng được nhiều doanh nghiệp áp dụng.

Như vậy, bằng việc áp dụng các cách gắn kết nhân viên được liệt kê ở trên một cách chọn lọc và khoa học, nhà quản trị có thể tự tin nâng cao mức độ gắn kết nhân viên một cách hiệu quả để từ đó tối ưu hiệu suất làm việc.

Chế độ phúc lợi hấp dẫn

Bất kỳ người nhân viên khi đi làm cũng đều sẽ quan tâm đến những phúc lợi mà họ nhận được. Nếu công ty có thể đảm bảo cuộc sống tốt cho nhân viên thì từ đó họ mới có động lực để gắn bó lâu dài với công ty đó chính là mức tối thiểu nhất.

Một số phúc lợi mà công ty có thể quan tâm đến như:

  • Lương
  • Thưởng
  • Tổ chức sinh nhật
  • Hiếu, Hỉ
  • Các dịp lễ tết
  • Bảo hiểm xã hội
  • Hỗ trợ ăn trưa, gửi xe
  • Khám sức khỏe thường niên

Tham khảo

Trần Trí Dũng
 

Trần Trí Dũng Đây là 3 tính cách mà mọi người thường hay nói về Dũng: Giản dị, Chia sẽ, Vui vẻ Còn bạn thấy Dũng như thế nào? Hãy để lại coment của mình nhé

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments