Đối thủ cạnh tranh và những điều cần biết từ A – Z
Trần Trí Dũng giải thích về đối thủ cạnh tranh và những điều cần biết từ A – Z. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hãy nhanh chóng đọc bài viết nhé!
Đối thủ cạnh tranh là gì?
Đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh là những doanh nghiệp có sự đối đầu. Họ xung đột lợi ích khi cùng cung cấp hàng hóa, dịch vụ tương tự cho thị trường. Môi trường kinh doanh, sự biến đổi nhu cầu của khách hàng là yếu tố. Chúng sẽ ngày càng làm cho sự cạnh tranh trên thị trường trở nên căng thẳng hơn. Các công ty luôn nỗ lực để cải tiến, tối ưu hóa sản phẩm, dịch vụ của mình. Họ cải tiến về chất lượng, giá cả, tính năng. Tất cả để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Các đối thủ cạnh tranh lẫn nhau trên thị trường một cách lành mạn. Họ thường sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực:
- Sản phẩm, dịch vụ sáng tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng
- Giá cả sản phẩm, dịch vụ được điều chỉnh tốt hơn
- Nhiều phân khúc sản phẩm, dịch vụ với giá cả đa dạng để khách hàng lựa chọn
Các dạng đối thủ cạnh tranh
Việc xác định các loại đối thủ cạnh tranh cụ thể sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bối cảnh thị trường. Có 3 dạng đối thủ cạnh tranh chính. Đó là đối thủ cạnh tranh trực tiếp; gián tiếp và thay thế.
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những công ty cùng cung ứng ra thị trường một sản phẩm, dịch vụ tương đương. Chúng gần giống nhau trong một khu vực địa lý cụ thể. Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp mặt khác còn cùng hướng đến một nhóm đối tượng khách hàng. Họ cùng hướng đến giải quyết một vấn đề cụ thể.
Như vậy, đối thủ cạnh tranh trực tiếp có 3 điểm cốt lõi giống nhau:
- Sản phẩm, dịch vụ
- Khách hàng
- Giải quyết vấn đề của thị trường, khách hàng
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là những công ty bán, cung cấp cùng một sản phẩm, dịch vụ nhưng với những định hướng mục tiêu khác nhau. Họ cùng đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhưng theo những cách khác nhau.
Đối thủ cạnh tranh thay thế
Các đối thủ cạnh tranh thay thế là các công ty cung cấp các sản phẩm, dịch vụ khác nhau nhưng có thể thay thế cho nhau.
Chẳng hạn như các công ty, tổ chức như sau là đối thủ cạnh tranh thay thế với nhau:
- Cung cấp trái cây tươi – cung cấp trái cây sấy khô
- Cung cấp máy đọc sách điện tử – máy tính bảng
- Cung cấp giày chạy bộ – dép chạy bộ
- Báo điện tử – báo in…
Tại sao cạnh tranh trong kinh doanh lại quan trọng?
Chi phí vận hành thấp hơn
Doanh nghiệp không chỉ là những tổ chức cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ra thị trường. Họ đóng vai trò là người cung ứng. Đồng thời cũng là những người tiêu thụ. Doanh nghiệp tiêu thụ, nhập nguyên vật liệu từ các nhà cung ứng khác nhau. Như vậy, khi có sự cạnh tranh giữa các nhà cung ứng. Doanh nghiệp sẽ nhập được nguồn nguyên vật liệu với giá cả tốt hơn.
Tối ưu chi phí nguồn cung ứng nguyên vật liệu, dịch vụ là một trong những hoạt động quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí vận hành. Họ sẽ gia tăng lợi nhuận kinh doanh của mình.
Mặt khác, sự cạnh tranh trên thị trường rất hữu hiệu. Nó giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí thuê mặt bằng, cơ sở hạ tầng.
Cải tiến sản phẩm, dịch vụ
Các doanh nghiệp được hưởng lợi từ việc các công ty khác cạnh tranh để cung cấp cho họ những nguyên vật liệu và dịch vụ chất lượng cao nhất. Từ đó, họ sẽ có cơ sở tốt hơn để liên tục cải tiến sản phẩm, dịch vụ của chính mình.
Chẳng hạn như các công ty sản xuất tấm nền màn hình có sự cạnh tranh với nhau và liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm. Từ đó, chính các công ty sản xuất điện thoại cũng sẽ được hưởng lợi với sản phẩm điện thoại thông minh được xuất xưởng ngày càng hoàn thiện hơn.
Hay như một nhà hàng cao cấp cũng sẽ hưởng lợi nếu các nhà cung cấp nguyên vật liệu, thực phẩm cho họ có sự cạnh tranh. Nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng, đảm bảo tươi ngon sẽ giúp nhà hàng có thể nâng cao chất lượng dịch vụ đồ ăn mình cung cấp.
Tối ưu hiệu quả doanh nghiệp
Để đối phó với sự cạnh tranh, các tổ chức thường nỗ lực đạt được mức độ hiệu quả cao hơn. Khi so sánh chính bản thân doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ nhìn nhận được những điểm còn thiếu sót, kém hiệu quả của mình. Từ đó, họ sẽ có thêm căn cứ để tối ưu hóa hoạt động để hướng tới hiệu quả vượt trội hơn.
Rõ ràng, sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường là động lực rất tốt để các doanh nghiệp cùng ngành hay liên quan với nhau có thể lớn mạnh hơn mỗi ngày. Ngược lại, mặt trái của sự độc quyền sẽ chỉ khiến doanh nghiệp cố gắng duy trì vị thế, thói quen vận hành vì họ vốn dĩ không có đối thủ cạnh tranh.
Kích thích nhu cầu của thị trường
Khi sự cạnh tranh trên thị trường vẫn còn diễn ra thì giá cả các sản phẩm, dịch vụ sẽ có xu hướng được giảm bớt. Người tiêu dùng có thể sẽ nhận được nhiều hơn với một chi phí cố định hoặc thấp hơn.
Ví dụ, khi giá hàng hóa thấp hơn thì người tiêu dùng đi mua hàng hóa tại siêu thị với ngân sách cố định sẽ mua được nhiều mặt hàng hơn. Nhu cầu của thị trường đã được kích thích hiệu quả từ sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
Mặt khác, sự cạnh tranh cũng đòi hỏi các công ty liên tục cải tiến, đổi mới sản phẩm, dịch vụ của mình. Từ đó, nhu cầu của người tiêu dùng cũng sẽ được kích thích.
Chẳng hạn như công nghệ giày thể thao vượt trội trong các năm gần đây gắn với tấm nền carbon giúp người chạy bộ có thể đạt tốc độ tốt hơn trong thi đấu, tập luyện. Doanh nghiệp cạnh tranh, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và từ đó cũng kích thích nhu cầu mua sắm sản phẩm, sử dụng dịch vụ của khách hàng.
Cách quản lý cạnh tranh trong kinh doanh
Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực tiếp thị, phát triển kinh doanh hoặc quản lý doanh nghiệp, điều quan trọng là phải hiểu cách tận dụng sự cạnh tranh để phát triển công ty của mình. Cạnh tranh không hề xấu xí. Nếu bạn biết cách quản lý cạnh tranh tốt, thậm chí cạnh tranh có thể tạo thêm động lực để doanh nghiệp của bạn tiến những bước phát triển vượt trội hơn.
Bạn có thể tham khảo cách quản lý cạnh tranh trong kinh doanh với các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Nghiên cứu các công ty khác
Bạn hãy lên một bảng so sánh giữa công ty của mình và các công ty cùng ngành, đối thủ trực tiếp của mình
Một số tiêu chí so sánh bạn có thể tham khảo:
- Chiến thuật và kết quả bán hàng
- Cách tiếp thị sản phẩm
- Chiến lược nội dung, quảng bá thương hiệu
- Mức độ tương tác với khách hàng
- Chiến lược trên mạng xã hội
- Phân tích SWOT – điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
- Tương quan nguồn lực của đối thủ
Bước 2: Lập hồ sơ khách hàng tiềm năng
- Nhận diện khách hàng tiềm năng với các đặc điểm như độ tuổi; nhu cầu; ngành nghề; vị trí trong tổ chức…
- Bạn có thể thực hiện những khảo sát trên website, fanpage hoặc khảo sát trực tiếp để thu thập thông tin khách hàng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn
Bước 3: Định vị phát triển thương hiệu
- Định vị và nhấn mạnh thương hiệu tập trung vào điều gì, hướng đến nhóm khách hàng nào?
Bước 4: Tìm kiếm và nhấn mạnh sự khác biệt
- Sự khác biệt của sản phẩm, dịch vụ là điều giúp khách hàng quyết định lựa chọn doanh nghiệp của bạn thay vì đối thủ
- Bạn hãy tìm kiếm và nhấn mạnh sự khác biệt này trong các thông điệp bán hàng, chiến dịch truyền thông của mình
Bước 5: Tập trung vào dịch vụ và trải nghiệm khách hàng
- Khách hàng không trung thành với sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn
- Họ chỉ trung thành với những trải nghiệm mà họ nhận được
- Do đó, bạn cần tập trung cải thiện dịch vụ, trải nghiệm khách hàng để khuyến khích khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ
Bước 6: Tối ưu hóa sản phẩm, dịch vụ
- Các doanh nghiệp thường cung ứng ra thị trường các sản phẩm, dịch vụ thành công lúc đầu nhưng trở nên kém giá trị hơn khi công nghệ có những bước tiến mới hoặc khi các đối thủ cạnh tranh khác cung cấp các sản phẩm cải tiến vượt trội hơn
- Do đó, doanh nghiệp cần liên tục tối ưu hóa sản phẩm dịch vụ của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, sự biến đổi của thị trường hay công nghệ
Bước 7: Gia tăng trải nghiệm hài lòng của nhân viên
- Tất cả các quy trình liên quan đến việc duy trì khả năng cạnh tranh, chẳng hạn như nghiên cứu, tiếp thị và dịch vụ khách hàng đều phụ thuộc vào những cá nhân tài năng cống hiến kỹ năng, kinh nghiệm của họ cho công ty
- Do đó, bạn hãy đảm bảo gia tăng trải nghiệm hài lòng cho chính đội ngũ nhân viên của mình
- Phát triển văn hóa doanh nghiệp cũng là một trong những động lực quan trọng giúp tạo lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh