Đào tạo CEO và những kiến thức các nhà lãnh đạo cần biết

Đăng ngày 13/07/2023 lúc: 13:2028 lượt xem
[ad_1]

Đào tạo CEO và những kiến thức các nhà lãnh đạo cần biết

Các nhà lãnh đạo muốn đào tạo CEO, song vẫn gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Trần Trí Dũng sẽ chia sẻ tổng quan một vài kiến thức để giúp bạn. Tìm hiểu nhé!

1. CEO là ai?


CEO dịch ra đúng nghĩa là một giám đốc điều hành.

Nhưng ở Việt Nam, hay tùy vào sơ đồ, bộ máy tổ chức của từng công ty, CEO có được gọi là CEO không (Cười) hay có thể là Giám đốc, Tổng giám đốc, thậm chí có Chủ tịch công ty kiêm luôn CEO.

Quan trọng là chúng ta phải hiểu CEO là người điều hành và chịu trách nhiệm chính cho toàn bộ hoạt động vận hành trong doanh nghiệp.

2. CEO phải trang bị những kiến thức, kỹ năng gì?


Thú thật, không có giới hạn cho những tố chất, năng lực mà CEO phải sở hữu.

Năng lực của người lãnh đạo sẽ quyết định độ cao của doanh nghiệp.
Dũng hỏi nhé, Lãnh đạo muốn doanh nghiệp mình phát triển tới tầm cỡ nào?

Vậy bạn hãy học cao hơn thế, nhiều hơn thế, để dẫn dắt đội ngũ, công ty đi tới thành công.

Các kiến thức, kỹ năng:

Về cơ bản, CEO – Người điều hành doanh nghiệp phải nắm vững kiến thức, kỹ năng về:

    • Quản trị doanh nghiệp 
    • Hoạch định chiến lược, kế hoạch để thực thi tầm nhìn, sứ mệnh dựa trên giá trị cốt lõi của công ty
    • Quản trị nhân sự
    • Quản lý công việc hiệu suất
    • Phân tích, giải quyết vấn đề, xung đột
    • Đàm phán
    • ……

Trách nhiệm, nhiệm vụ

CEO là người chịu trách nhiệm về doanh thu, lợi nhuận và mức độ phát triển, tăng trưởng của công ty.
Họ cũng là người báo cáo với Hội đồng quản trị về hoạt động vận hành và kết quả của kế hoạch đã được Hội đồng quản trị phê duyệt.
Và còn những nhiệm vụ phải đồng bộ thực hiện như:

    • Xây dựng văn hóa công ty
    • Định vị và phát triển thương hiệu, quảng bá công ty
    • Thẩm định, lựa chọn và phê duyệt các dự án đầu tư khả thi, sinh lời

Một vài kỹ năng khác

Đó là những kỹ năng cơ bản, nếu không muốn nói là để trở thành một CEO xuất sắc, bạn còn phải làm chủ hằng hà sa số những kỹ năng có thể “chỉ mặt đặt tên”, như:

    • Quản lý thời gian 
    • Giao việc
    • Phản biện 
    • Tạo cảm hứng 
    • Giao tiếp
    • Tạo ảnh hưởng
    • Nhận diện tính cách
    • Quản lý sự biến động
    • Tạo năng lượng tích cực
    • Lắng nghe
    • Kỷ luật
    • Cải tiến và sáng tạo

Những kiến thức phải biết

Bên cạnh đó, CEO phải hiểu biết được tổng quan các hoạt động trong doanh nghiệp, từ: Tài chính, Knh doanh, Marketing, Nhân sự, Chăm sóc khách hàng,… Cho đến các yếu tố vĩ mô của môi trường bên ngoài như: Chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, môi trường, luật pháp,… (Mô hình PESTEL)

Chỉ khi hiểu rõ, đo lường được các nguồn lực nội bộ và các tác động từ môi trường bên ngoài một cách khách quan, chính xác,

Lãnh đạo mới đặt ra mục tiêu, xây dựng kế hoạch và hoạch định chiến lược phù hợp, tối ưu, dẫn dắt doanh nghiệp đi hướng thành công.

3. Đào tạo CEO doanh nghiệp vừa và nhỏ như thế nào?
Nếu công ty của bạn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có đội ngũ lãnh đạo đi lên từ nghề, giỏi chuyên môn, lại chưa được đào tạo bài bản về quản trị, thì Dũng có một số lưu ý sau:

3.1 Ngừng làm chuyên môn

Nhiều lãnh đạo, CEO giỏi, làm công việc chuyên môn xuất sắc nên được đề bạt hoặc định hướng lên vị trí quản lý.

Tuy nhiên, với thói quen và khả năng xử lý các công việc chuyên môn xuất sắc,

Đôi khi bạn sẽ “quen tay hay việc” làm luôn giúp các nhân viên, thay vì tốn thời gian, tốn công sức đào tạo họ, mà đôi khi kết quả công việc lại còn không như ý khiến bạn e ngại.

Đúng không ạ?


3.2 Ngừng rơi vào sự vụ

 

Khi ở vị trí lãnh đạo, nhiều quyết định cần sự phê duyệt của bạn, nhiều tiếng gõ cửa đột ngột vang lên cắt đứt luồng công việc của bạn. Việc nào cũng dường như rất quan trọng, và bạn muốn chứng minh mình là một lãnh đạo hỗ trợ.
Vậy bạn đã đang quản lý công việc chưa? Hãy đang để công việc quản lý ngược lại mình?

Bạn đã phân loại đâu là ưu tiên thực sự mà một CEO phải tập trung xử lý chưa?

3.3 Ngừng lãnh đạo bằng chức danh

Ở cấp độ này, nhân viên phải theo bạn vì bạn có chức danh và vì “miếng cơm manh áo”, không có mặt bạn thì nhân viên không làm việc.

Tại cấp độ này, nhân viên chỉ sẽ làm theo bạn, giới hạn trong phạm vi công việc, quy định, chính sách.

Bất kỳ ai cũng có thể lãnh đạo bằng chức danh.

Nhưng đồng thời có nhiều lực cản, vì có mặt bạn thì nhân viên làm việc, một khi không có mặt bạn thì nhân viên không làm việc.

Bạn có đang gặp phải những vấn đề trên?

Tổng kết

Nếu bạn đang phải:

    • Làm việc quần quật từ sáng đến tối vì mọi việc của công ty đều phụ thuộc vào bản thân.
    • Nhân viên luôn có lý do để chống đối, nhiều chiến lược, cải tiến bạn đưa xuống thường không được thực thi hoặc làm cho có.
    • Cảm thấy bế tắc vì công ty vẫn dậm chân tại chỗ hay không biết phát triển theo hướng nào

Thì hãy bắt đầu học hỏi các kinh nghiệm quản trị. Đào tạo CEO sẽ giúp bạn trở nên tốt hơn trong việc sắp xếp, quản lý doanh nghiệp của mình.

[ad_2]

Nguồn sưu tầm: PDCA

Đào tạo CEO và những kiến thức các nhà lãnh đạo cần biết - trantridung