Chứng nhận BIS là gì? 3 chương trình BIS
Chứng nhận BIS là gì? 3 chương trình BIS yêu cầu sản phẩm nào phải có chứng nhận? Cùng Trần Trí Dũng tìm hiểu các kiến thức trong bài!
Danh sách các mặt hàng phải có Giấy chứng của Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) ngày càng mở rộng. Hiện một số mặt hàng như: hóa chất, đồ chơi, thép, giày dép, lốp xe, sợi tổng hợp… Tất cả bắt buộc phải có chứng nhận BIS và là các mặt hàng Việt Nam đang xuất khẩu sang Ấn Độ.
1. BIS là gì?
1.1 Khái niệm BIS
BIS (Bureau of Indian Standards) là một tổ chức tiêu chuẩn hàng đầu tại Ấn Độ, chịu trách nhiệm thiết lập và duy trì các tiêu chuẩn cho sản phẩm và dịch vụ tại quốc gia này. Được thành lập dưới sự quản lý của Bộ Công nghiệp và Kinh doanh, BIS có nhiệm vụ đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp trên thị trường đáp ứng các yêu cầu về an toàn, chất lượng và hiệu suất.
1.2 Tiêu chuẩn BIS
Tiêu chuẩn BIS (Bureau of Indian Standards) là một hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của Ấn Độ, do BIS quản lý và phát triển.
Giấy chứng nhận của Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) là chứng chỉ chất lượng do Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ cấp. Có chứng chỉ BIS là bằng chứng xác thực rằng sản phẩm đó tuân thủ theo các tiêu chuẩn chất lượng của Ấn Độ.
BIS xây dựng và công bố các tiêu chuẩn cho hơn 10,000 loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Các tiêu chuẩn này bao gồm một loạt các yêu cầu kỹ thuật, quy định về quy trình sản xuất, và các phương pháp thử nghiệm để đảm bảo chất lượng và an toàn. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn BIS là bắt buộc đối với các nhà sản xuất và nhà cung cấp muốn tham gia vào thị trường Ấn Độ.
2. Chứng nhận BIS là gì?
Chứng nhận BIS là Giấy chứng nhận tiêu chuẩn do Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (Bureau of Indian Standards – gọi tắt là BIS, website: https://www.bis.gov.in) thuộc Bộ Công Thương Ấn Độ cấp.
Giấy chứng chỉ BIS / Giấy phép BIS là bắt buộc phải có đối với nhà sản xuất nước ngoài cũng như nhà sản xuất tại Ấn Độ nếu muốn sản phẩm được phép phân phối, tiêu thụ tại thị trường Ấn Độ.
3. 03 chương trình chứng nhận BIS và các sản phẩm phải chứng nhận
3.1 Chương trình BIS số 1
Chứng nhận BIS CRS: Chứng nhận theo hệ thống đăng ký bắt buộc (Compulsory Registration System – CRS). Các nhóm sản phẩm bắt buộc phải được chứng nhận theo chương trình BIS CRS gồm:
- Nhóm 1: Hàng điện tử và công nghệ thông tin
- Nhóm 2: Hệ thống thiết bị, linh kiện quang điện mặt trời
- Nhóm 3: Thiết bị đóng cắt và điều khiển điện áp thấp
- Nhóm 4: Hoá chất
- Nhóm 5: Bông
3.2 Chương trình BIS số 2
Chứng nhận BIS ISI: Chứng nhận theo tiêu chuẩn IS của ISI-Tổ chức Tiêu chuẩn Ấn Độ. Các nhóm sản phẩm bắt buộc phải được chứng nhận theo chương trình BIS ISI gồm:
Danh sách từ 1 – 40
STT | Nhóm hàng |
1 | Các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm |
2 | Các sản phẩm thuốc lá và các sản phẩm liên quan |
3 | Nước uống đóng chai, nước khoáng |
4 | Hệ thống xử lý nước |
5 | Máy nước đóng chai |
6 | Máy làm mát nước uống khép kín |
7 | Máy nước nóng gia dụng sử dụng LPG |
8 | Dụng cụ nấu ăn và đồ dùng |
9 | Bình, chai và hộp đựng cách nhiệt |
10 | Dụng cụ nhà bếp |
11 | Thức ăn gia súc |
12 | Hoá chất, phân bón, thuốc trừ sâu |
13 | Sản phẩm dệt may |
14 | Sản phẩm cao su và nhựa |
15 | Túi đay |
16 | Đồ bảo hộ (Dệt may) |
17 | Giày dép, sản phẩm da |
18 | Bao dệt |
19 | Sợi Staple Viscose |
20 | Máy móc, thiết bị và Máy may |
21 | Thiết bị y tế |
22 | Bao dệt bằng Polyethylene |
23 | Đồ chơi không dùng điện |
24 | Đồ chơi dùng điện |
25 | Thiết bị điện gia dụng |
26 | Quạt trần điện |
27 | Máy biến áp |
28 | Động cơ điện |
29 | Thiết bị điện tử, điện lạnh, thiết bị quang học |
30 | Phụ kiện điện |
31 | Pin |
32 | Tụ điện |
33 | Phích cắm và ổ cắm và đồng hồ đo |
34 | Điện cực lõi |
35 | Cáp, cáp DC năng lượng mặt trời và cáp cứu hỏa |
36 | Dây hàn lõi thông lượng |
37 | Que hàn và điện cực |
38 | Nồi áp suất nội địa |
39 | Bếp gas sinh hoạt |
40 | Bếp áp suất dầu |
Danh sách từ 41 – 80
STT | Nhóm hàng |
41 | Vật liệu xây dựng |
42 | Xi măng và sản phẩm bê tông |
43 | Kính an toàn |
44 | Kính nổi trong suốt |
45 | Tấm kính phẳng trong suốt |
46 | Dây hoặc dây thép, dây nylon hoặc dây thép và lưới thép |
47 | Kim loại, sản phẩm kim loại và hợp kim |
48 | Sản phẩm nhôm và hợp kim nhôm Lá nhôm |
49 | Đồng và sản phẩm đồng |
50 | Gang và sản phẩm gang |
51 | Thiếc và sản phẩm thiếc |
52 | Niken và sản phẩm Niken |
53 | Bu lông, đai ốc và ốc vít |
54 | Ống sắt đúc ly tâm |
55 | Sản phẩm gỗ, bột gỗ và ván gỗ |
56 | Tấm gỗ nén được xử lý bằng nhựa |
57 | Cửa chớp bằng ván ép và gỗ |
58 | Vải địa kỹ thuật |
59 | Phụ kiện cửa |
60 | Bản lề |
61 | Thiết bị bơm, thủy lợi, thoát nước và van bướm |
62 | Vòng đệm cao su cho nồi áp suất |
63 | Ống cao su dùng cho khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) |
64 | Ống và phụ kiện PVC để cấp và thoát nước |
65 | Phụ tùng ô tô |
66 | Vành bánh xe ô tô |
67 | Lốp, săm xe đạp và xe kéo |
68 | Phản quang cho xe đạp |
69 | Xích con lăn và xích chính xác, các phụ tùng và đĩa xích liên quan |
70 | Mũ bảo hiểm đi xe cơ giới 2 bánh |
71 | Mũ bảo hiểm cho cảnh sát, dân phòng và bảo vệ cá nhân |
72 | Máy đo thông minh |
73 | Bật lửa tạo lửa |
74 | Két sắt, tủ đựng tiền gửi két sắt và ổ khóa |
75 | Xi lanh, van và bộ điều chỉnh |
76 | Dụng cụ thủy tinh phòng thí nghiệm |
77 | Vật liệu Đo chiều dài |
78 | Bình chữa cháy |
79 | Dụng cụ bấm, đấm |
80 | …. |
3.3 Chương trình BIS số 3
Chứng nhận BIS SCHEME-X: Theo “Scheme X”, nhiều sản phẩm khác nhau liên quan đến thiết bị công nghiệp, máy móc thiết bị lớn sẽ được áp dụng. Các danh mục sản phẩm bị ảnh hưởng này trước đây thuộc phạm vi áp dụng của BIS-ISI nhưng hiện đã được phân loại theo BIS Scheme X. Tuy nhiên, các yêu cầu đều giống nhau tới BIS-ISI.
4. Điều kiện để chứng nhận BIS theo quy định mới nhất
- Doanh nghiệp và nhà máy sản xuất có đầy đủ hồ sơ đăng ký đáp ứng yêu cầu.
- Có phòng thử nghiệm nội bộ hoặc gửi mẫu thử nghiệm tại Phòng thử nghiệm có năng lực do BIS chỉ định.
- Bắt buộc phải có đại lý/đại diện tại Ấn Độ, đại diện này có thể là pháp nhân 1 công ty ở Ấn Độ hoặc 1 cá nhân là công dân của Ấn Độ. Đại diện này phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định.
- Kết quả thẩm định thực tế nhà máy sản xuất phải đáp ứng yêu cầu của BIS
- Kết quả thử nghiệm sản phẩm đáp ứng theo các Tiêu chuẩn của Ấn Độ (tiêu chuẩn IS)
- Các thông tin ghi nhãn sản phẩm đáp ứng đúng theo hướng dẫn ghi nhãn của BIS Ấn Độ.
5. Thủ tục chứng nhận BIS tại Ấn Độ
► Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ, nộp tài liệu hồ sơ đăng ký chứng nhận với BIS Ấn Độ và nộp lệ phí.
Để được cấp giấy chứng nhận BIS, nhà sản xuất cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký kèm phí đăng ký 1000 INR;
- Giấy xác thực địa chỉ của nhà máy;
- Danh mục máy móc sản xuất; danh sách thiết bị kiểm tra theo ISS và chứng chỉ hiệu chuẩn có liên quan, hướng dẫn sử dụng sản phẩm;
- Danh sách nguyên liệu thô có chứng chỉ phân tích;
- Sơ đồ bố trí nhà máy;
- Lưu đồ quy trình sản xuất với các mô tả ngắn gọn và các điểm kiểm soát chất lượng trung gian;
- Báo cáo thử nghiệm tại nhà máy cho tất cả các thử nghiệm có thể có theo Tiêu chuẩn Ấn Độ;
- Giấy chấp nhận hướng dẫn sử dụng sản phẩm, phí đánh dấu (marking fee);
- Thư đồng ý (nếu không có cơ sở xét nghiệm hoàn chỉnh) và thông số kỹ thuật liên quan đến sản phẩm (nếu có).
Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cho biết, một yêu cầu quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam là phải có Người đại diện được ủy quyền ở Ấn Độ (AIR). AIR phải là người Ấn Độ và chỉ đại diện cho một công ty sản xuất, không đại diện cho (các) nhà sản xuất nước ngoài khác theo các chương trình Đánh giá sự phù hợp của BIS. Tuy nhiên, trong trường hợp các nhà sản xuất nước ngoài thuộc cùng một nhóm công ty và nhà nhập khẩu (có liên quan đến nhà sản xuất nước ngoài) được chỉ định là AIR, hạn chế này sẽ không được áp dụng.
► Bước 2: BIS thẩm định hồ sơ, phản hồi về tính đầy đủ cũng như loại chứng nhận phải làm
Các trường hợp mà đơn đăng ký BIS có thể bị từ chối, bao gồm: không có cơ sở thử nghiệm đầy đủ theo hướng dẫn sử dụng ISS hoặc sản phẩm liên quan; không trả lời đầy đủ các câu hỏi được đưa ra bởi viên chức được chỉ định; không nộp đủ phí đăng ký; không phát hành thư mời cho viên chức được chỉ định; không xác nhận hoặc không sẵn sàng cho cuộc kiểm tra.
► Bước 3: BIS thành lập đoàn kiểm tra, yêu cầu thanh toán phí và qua Việt Nam thẩm tra trực tiếp tại Nhà máy sản xuất (chỉ bắt buộc với chương trình chứng nhận BIS ISI, còn BIS CRS không phải sang đánh giá nhà máy).
Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ từ doanh nghiệp, BIS sẽ chỉ định chuyên gia đến kiểm tra tại cơ sở sản xuất. Chuyến kiểm tra này sẽ đánh giá các yếu tố như: cơ sở sản xuất, vệ sinh (trong trường hợp sản phẩm là thực phẩm), cơ sở thử nghiệm và nhân viên kiểm soát chất lượng. Nếu đánh giá đạt yêu cầu, các mẫu sẽ được lấy để kiểm tra độc lập. Người nộp đơn sẽ phải chi trả các chi phí liên quan đến vận chuyển và thủ tục hải quan.
► Bước 4: Lấy mẫu, gửi mẫu tới thử nghiệm được BIS phê duyệt.
► Bước 5: Kết quả đánh giá hồ sơ/đánh giá nhà máy và kết quả thử nghiệm đạt yêu cầu BIS thẩm tra hồ sơ, yêu cầu nộp phí thẩm định.
► Bước 6: BIS cấp Giấy chứng nhận và số đăng ký BIS
Giấy phép BIS sẽ có thời hạn một hoặc hai năm khi đăng ký lần đầu. Sau đó, doanh nghiệp có thể nộp đơn gia hạn tối đa 5 năm, dựa trên kết quả hoạt động của giấy phép.
Thời gian để có được chứng nhận BIS và Hiệu lực của Chứng chỉ BIS
Thời gian để có được chứng nhận BIS phụ thuộc vào sự đáp ứng các điều kiện của doanh nghiệp so với các yêu cầu của BIS, thông thường thời gian thuận lợi để có được chứng nhận như sau:
- Với chứng nhận BIS CRS: Khoảng 1,5 đến 02 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký đầy đủ cho BIS. Hiệu lực chứng nhận 02 năm và gia hạn: 2 năm, 3 năm, 4 năm, 5 năm.
- Với chứng nhận BIS ISI: Khoảng 05 đến 06 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký đầy đủ cho BIS (không tính thời gian khắc phục các điểm không phù hợp). Hiệu lực chứng nhận 01 năm và có gia hạn định kỳ.