CEO làm quá nhiều việc một lúc – cách khắc phục

CEO làm quá nhiều việc một lúc – cách khắc phục

CEO làm quá nhiều việc một lúc trong công ty? Bạn mất thời gian phần lớn vào công việc? Hãy xem cách khắc phục vấn đề này qua bài viết của Dũng nhé!

Từ từ, dừng lại một chút, mục đích của bạn khi thành lập công ty là gì? Chúng ta chắc không ai muốn lập một công ty. Để rồi tự mua gông buộc mình. Mình 24/24 phải có mặt ở đó, lo lắng cho nó đến mất ăn mất ngủ?

Không còn thời gian để ở bên gia đình. Bạn không có thời gian để thực hiện những đam mê của mình…. Tôi cũng từng một lần rơi vào cái bẫy “làm quá nhiều việc”.

Các CEO nổi tiếng khắp thế giới không phải là họ lười biếng, dành ít thời gian. Họ cũng làm việc rất chăm chỉ những đó là do họ lựa chọn. Họ dành thờigian cho các công việc sáng tạo mang tầm chiến lược. Còn tôi muốn nói đến ở đây là hoàn cảnh chúng ta. Đó là những CEO mà đang phải làm quá nhiều sự vụ nhỏ nhặt. Tuy chúng ta là sếp mà khâu nào cũng phải góp mặt…

Nếu bạn muốn thay đổi điều đó. Hãy đọc tiếp và chúng ta sẽ khai mở ra từng bước để thoát khỏi tình trạng đó như thế nào.

CEO Mà Phải Làm Quá Nhiều Việc Một Lúc

3 yếu tố tạo nên CEO

Vấn đề này có ba yếu tố. Ba yếu tố này gắn kết với nhau tạo thành một tam giác và ba đỉnh của nó là”

“người tài” + “tư duy” + “cách giao việc”.

Nếu bạn đang phải làm quá nhiều việc giống như tôi đã từng như thế. Có thể bạn đang thiếu một trong ba đỉnh của tam giác này.

Đỉnh đầu tiên và đỉnh quan trọng nhất mà Dũng muốn đề cập đó chính là “Tư duy”.

Nếu bạn đọc cuốn sách “Dạy con làm giàu” một cuốn sách mà Dũng rất thích. Robert có đề cập đến kim tứ đồ:

“Làm thuê” + “Làm tư” + “Làm chủ”+ “Đầu tư”.

Hầu hết 90% chủ doanh nghiệp của Việt Nam đề xuất phát từ các cửa hàng, doanh nghiệp gia đình. Vì vậy mọi người thường có một tư duy ôm hết công việc vào. Họ tin rằng chỉ có mình mới làm được việc.

Có một sự khác nhau giữa hai việc “làm tư” và “làm chủ”. “Làm tư” là mặc dù bạn làm chủ một công ty, một cửa hàng nhưng mọi việc đa phần bạn đều phải làm. ‘Làm chủ” là khi bạn thiết lập một quy trình tự động để công ty hoạt động thậm chí không cần có mặt bạn ở đó. Việc của người làm chủ là thiết lập các chiến lược doanh nghiệp để để phát triển.

Để phát triển tư duy làm chủ, bạn cần không ngừng đi học về lãnh đạo hoặc một cách hay hơn là chơi với những người là CEO, giám đốc mà họ sở hữu nhiều công ty hoặc công ty của họ có thể hoạt động trơn tru mà không cần có mặt họ.

Yếu tố thứ hai đó là “người tài”.

Vấn đề này lại liên quan đến việc làm thế nào để xây dựng được một đội ngũ bài bản, phù hợp. Trong bài viết dưới đây Dũng đã đề cập khá rõ, bạn có thể tham khảo thêm:

Điều quan trọng nhất là bạn phải tin tưởng vào nhân viên, 80% lí do nhân viên làm việc không hiệu quả là do không tin tưởng giao việc.

Nhân tố thứ ba đó là “cách giao việc”.

Giao việc làm sao để cho nhân viên thích làm, muốn làm và chiến đấu hết mình. Mô hình tam giác rủi ro là một trong những cách mà Dũng rất hay áp dụng và nó cực kì hiệu quả trong giao việc.

Ngoài ra bạn cần xây dựng những quy trình chi tiết, cụ thể để bất kì ai cũng có thể đảm nhận vị trí đó, mang lại kết quả tốt nhất, tránh rủi ro.

Cách xây dựng quy trình, chu trình Dũng cũng làm khá rõ trong khóa tự động hóa, ở đó chúng ta sẽ cùng nhau làm, cùng nhau thực hiện và bạn sẽ hiểu lí do vì sao sự bài bản, khoa học lại có ý nghĩa lớn như vậy.

Thân ái, Hy vọng những chia sẻ của Dũng có thể giúp bạn phần nào giải quyết được vấn đề, sớm giải phóng mình khỏi “cái gông” do chính mình tạo ra.

Nguồn sưu tầm: PDCA

Trần Trí Dũng
 

Trần Trí Dũng Đây là 3 tính cách mà mọi người thường hay nói về Dũng: Giản dị, Chia sẽ, Vui vẻ Còn bạn thấy Dũng như thế nào? Hãy để lại coment của mình nhé

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments