Cách quản lý chi tiêu với mức lương 10 triệu đồng/tháng

Đăng ngày 10/10/2024 lúc: 16:2920 lượt xem

Cách quản lý chi tiêu với mức lương 10 triệu đồng/tháng

CEO Trần Trí Dũng chia sẻ cách quản lý chi tiêu với mức lương 10 triệu đồng/tháng. Bài viết này rất hữu ích với các người trẻ mới đi làm.

Tình hình hiện nay

Mức lương 10 triệu đồng/tháng là mức lương khá phổ biến với những người trẻ mới đi làm. Thậm chí là nhóm nhân viên văn phòng đang bị cắt giảm thu nhập. Tất cả do chịu ảnh hưởng của biến động kinh tế.

Đi cùng với sự phổ biến của con số 10 triệu đồng trong thu nhập của nhiều người Việt giữa bối cảnh “bão giá”, hàng hóa “leo thang” như hiện nay. Số liệu về tình trạng bất ổn tài chính “đang tăng lên với Gen Z (sinh từ 1997 đến 2012). Nó đạt đỉnh với Millenial (1981-1996) và bắt đầu giảm dần với Gen X (1965-1980). Thấp nhất với Boomer (1946-1964)”. – Theo kết quả nghiên cứu năm 2023 của công ty dịch vụ tài chính Northwestern Mutual (Mỹ).

Vấn đề đặt ra

Dù thế nào, mức thu nhập 10 triệu đồng chắc chắn cũng sẽ khiến cho bất cứ ai phải “nhức đầu”. Ai cũng chi li tính toán cho chuyện quản lý tài chính. Nhưng, may mắn hơn, chúng ta hoàn toàn có thể tìm ra giải pháp phù hợp để đối mặt và vượt qua nỗi lo này.

Đứng trước câu hỏi: “Với mức lương 10 triệu, liệu bạn có thể an tâm tài chính hay không?”. Người sáng lập nền tảng Money With Mina với mục tiêu đem an tâm tài chính đến với 50 triệu phụ nữ Việt Nam. Chị Mina Chung đã khẳng định: “Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Nếu bạn hiểu được chính xác 5 bước vòng xoay dòng tiền”.

Vậy, 5 chặng trong vòng xoay khép kín này là gì? Hãy cùng tham khảo thêm bài viết dưới đây để biết cách quản lý tài chính thông minh, linh hoạt hơn. Nhất là thoát khỏi nỗi lo cạn kiệt “ngân khố” nhé!

quản lý chi tiêu

Quản lý chi tiêu với 5 bước vòng xoay dòng tiền

Chặng 1: Dòng thu

Từ khóa bạn cần khai thác

Từ khóa bạn cần khai thác khi đến địa hạt đầu tiên này. Đó chính là: “Đa dạng hóa thu nhập”.

Mức lương của bạn hiện đang là 10 triệu đồng/tháng. Nếu bạn cần gia tăng thêm lên các mức như 15 triệu đồng/tháng, 20 triệu đồng/tháng,… Ở vòng xoay thứ nhất này, bạn cần tập trung vào việc kiếm tiền tốt hơn mỗi ngày. Bởi khi nguồn thu được tăng trưởng, bạn càng dư dả thêm.

Xem lại chính mình

Còn bây giờ thì hãy ngồi xuống. Dành thời gian “định vị” lại chính nguồn thu của mình bằng cách trả lời một vài câu hỏi sau:

– Bạn hiện đang làm công việc gì?

– Công việc này chiếm bao nhiêu thời gian trong ngày của bạn? (8h/ngày hay 5h/ngày,…)

– Thời gian còn lại bạn làm gì?

– Bạn có sở thích đặc biệt gì không? Sở thích này có giúp bạn kiếm thêm thu nhập được hay không? (Ví dụ: Viết lách, chơi đàn, thiết kế, làm video,…)

– Bạn cần phát triển kỹ năng gì để giúp công ty phát triển thêm và từ đó được trọng dụng tăng lương ở nơi làm việc hiện tại? (Ví dụ: Nhận thêm công việc của chức năng khác, đạt 150% chỉ tiêu,…)

– Bạn có một nguồn thu thụ động nào không? (Lãi suất gửi tiền ngân hàng, đầu tư vào các kênh sinh lời,…)

– Bạn có muốn có một công việc mới giúp bạn kiếm tốt hơn hay không? Hay một công việc khác song song việc làm hiện tại?

Chắc chắn qua một vài câu hỏi trên. Bạn sẽ tìm ra phương cách giúp tăng trưởng nguồn vốn tốt hơn. Qua đó giải tỏa lo lắng và tạo thêm nguồn động lực tích cực!

Chặng 2: Tiết kiệm

Ở chặng này, chị Mina Chung khuyên các bạn nên tiết kiệm theo con số 20% mức thu nhập mỗi tháng. Tức là 2 triệu đồng.

Nếu bạn không tiết kiệm được tối thiểu 5% thu nhập. Thì điều đó đồng nghĩa bạn đang sống quá khả năng chi trả của mình. Và nếu ống heo của bạn đã “bốc hơi” chỉ sau một thời gian ngắn ngủi “bên nhau”. Thì hãy đánh giá lại việc chi tiêu hợp lý và kỷ luật bản thân nhé!

Bạn chỉ cần gửi thêm tiền và khám sức khỏe định kỳ cho ống heo tiết kiệm mà thôi. Hãy nhớ, dù thế nào cũng đừng từ bỏ.

Chặng 3: Chi tiêu

Nói về việc xài tiền, hẳn rằng rất nhiều người có sở thích và thói quen “bất ổn” này. Nhưng vì sao lại là “bất ổn” chứ không phải là rất ổn nhỉ?

Đặt câu hỏi

Cùng thử điểm qua những gạch đầu dòng dưới đây xem mình có bao nhiêu thói quen trong cách chi tiêu này để tự có câu trả lời cho câu hỏi trên nhé!

– Khi bạn buồn, bạn đi mua sắm vô tội vạ.

– Khi bạn chán, bạn không đi ra ngoài nhưng bạn chốt đơn online.

– Khi bạn giận dỗi người yêu, bạn đi “cà thẻ” muôn nơi.

– Bạn tự nhủ chỉ mua một món nhỏ nhỏ thôi nhưng lỡ tay làm “bay màu” sương sương mấy triệu.

– Khi bạn cảm thấy mình sắp hết tiền và phải chi tiêu cẩn thận hơn thôi nhưng đứa bạn thân rủ đi ăn uống và shopping, bạn gật đầu cái “rụp”.

Một lần nữa, chị Mina Chung nhấn mạnh, dù bạn có 1 hay tất cả các dấu hiệu trên thì đã đến lúc hãy tỉnh táo chọn lựa giữa chi tiêu cần và chi tiêu muốn rồi!

Quay trở lại với mức lương 10 triệu một tháng, bạn thuộc ngay công thức nào:

Lương – tiết kiệm = chi tiêu.

Tương đương: 10 (triệu) – 2 (triệu) = 8 (triệu)

Số tiền 8 triệu này cần được tính toán cho chi phí cần thiết như tiền nhà, tiền điện nước, xăng xe, ăn uống, tiêu dùng,… Về vấn đề sức khỏe, bạn cần nên mua bảo hiểm nhân thọ (chi trả theo tháng hoặc theo năm) và bảo hiểm y tế, phòng trừ trường hợp phát sinh và riêng với bảo hiểm nhân thọ. Bạn có thể có được một quỹ đầu tư sinh lời nữa nhé!

Những Mẹo Quản Lý Chi Tiêu Cá Nhân Hiệu Quả Đối Với Sinh Viên

Chặng 4: Đầu tư

Có một điều nhiều người khá bất ngờ khi biết đó là “tiết kiệm” với “đầu tư” luôn đi đôi cùng với nhau. “Tiết kiệm” chính là cách bạn đầu tư thụ động còn “đầu tư” chính là việc bạn chủ động đầu tư.

Nên đầu tư không?

Bạn đã có sổ tiết kiệm đúng không? Đó là một tin vui nếu bạn gật đầu nói “Yes, I do!”, nhưng niềm vui ấy sẽ được nhân “n” lần khi bạn cơ hội tăng trưởng tài sản nhờ đầu tư để tối ưu khả năng đạt được mục tiêu tài chính của mình.

Đầu tư là một bước quan trọng không thể tách rời trong vòng xoay dòng tiền. Điều đầu tiên bạn cần làm trước khi chính thức nhảy vào cuộc chơi tài chính đầy “cân não” đó là xác định mục đích đầu tư và lập kế hoạch cụ thể.

Hãy lựa chọn kênh đầu tư thông minh và phù hợp với mục tiêu và khả năng của mình trước. Vì thế bạn phải có sự chuẩn bị và tìm hiểu cặn kẽ. Đừng biến mình thành con mồi béo bở cho những tay siêu lừa đảo bởi sự thiếu kiến thức và tuyệt đối đừng đầu tư “theo đuôi” người khác để cho vui.

Ví dụ

Lấy ví dụ từ cô Suze Orman, theo những chia sẻ từ chương trình ăn khách The Suze Orman Show phát trên Kênh CNBC để bạn có thể hình dung cụ thể hơn về tác dụng kì diệu của lãi kép.

Cô Suze Orman bắt đầu đầu tư với số tiền 100 đô mỗi tháng từ năm cô 25 tuổi và điều này kéo dài xuyên suốt trong vòng 40 năm. Đến năm 65 tuổi, cô trở thành triệu phú.

Nhưng thử tưởng tượng, nếu cô ấy chỉ cần “lỡ nhịp” 10 năm tức cô bắt đầu đầu tư từ khi 35 tuổi. Thì cô chỉ tăng vốn được 300.000 đô. Đồng nghĩa cô đã “thiệt hại” 700.000 đô chỉ cho 10 năm “lỡ đò”.

Chuyên gia tài chính Mina Chung đã từng có nhận định: “Không đầu tư thì không bao giờ đạt được mục tiêu tài chính.” Do đó, hãy trở thành người đầu tư khôn ngoan và thông thái để có được sự an tâm tài chính trong từng chặng đường, bạn nhé!

Chặng 5: Bảo toàn

Với chuyện tiền nong. Dù bạn ham muốn để “tiền đẻ ra tiền” hay sự liều lĩnh cùng những khát vọng lớn bao nhiêu. Hãy dành cho bản thân ít nhất 1 đường lùi. Và “đừng để tiền rơi” sẽ là lời nhắn cuối cùng trong bài viết này dành cho những bạn hiện có lương tháng 10 triệu. Khi đạt được số tiền mục tiêu (ví dụ 1 triệu đô giống như cô Suze). Bạn cần phải tiếp tục cho dòng tiền an toàn và “sinh sôi nảy nở” để quỹ đừng cạn kiệt. Một sức khỏe thật tốt sẽ giúp túi tiền của bạn không bị “tổn thương” gián tiếp.

Tuyệt đối đừng lao đầu vào những kênh đầu tư nguy hiểm và rủi ro.

Làm sao để quản lý chi tiêu để tiết kiệm và tích lũy được nhiều nhất?

Tổng kết

Trên đây, Dũng đã hướng dẫn về cách quản lý chi tiêu với mức lương 10 triệu. Mong rằng bạn đọc có thể quản lý chi tiêu tốt hơn trong thời kì kinh tế khó khăn!

Source link