Cách lập kế hoạch kinh doanh từ ý tưởng

Đăng ngày 31/10/2023 lúc: 08:4319 lượt xem

Cách lập kế hoạch kinh doanh từ ý tưởng

CEO Trần Trí Dũng chia sẻ cách lập kế hoạch kinh doanh từ ý tưởng trong bài viết này. Các độc giả hãy cùng tham khảo và ghi nhớ kiến thức nhé!

Ngày nay, đôi khi để theo đuổi sự biến động tốc độ của thương trường, những doanh nhân khởi nghiệp tư duy và hành động nhanh chóng thường bỏ qua các bước lập kế hoạch kinh doanh.
Nhất là khi bạn tự bỏ vốn kinh doanh, tiền mình, mình “làm chủ”.Hoặc trường hợp khác, khi chỉ có ý tưởng kinh doanh, ngược lại, phải lập bảng kế hoạch kinh doanh, phương án sử dụng vốn và chia sẻ lợi nhuận đầy đủ để chứng minh năng lực quản trị, tiềm năng, kêu gọi nhà đầu tư rót vốn.
Dù bạn thuộc trường hợp nào, hãy cùng Trần Dũng tìm hiểu cách hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh tuyệt vời của mình thành giá trị bền vững cho bản thân và xã hội nhé!

1.Kế hoạch kinh doanh là gì?

lập kế hoạch kinh doanh

Có nhiều loại kế hoạch kinh doanh, nhưng đều giúp định hướng chiến lược để đạt được mục tiêu tối ưu nhất.

Các kế hoạch kinh doanh cần thiết đối với doanh nghiệp:

    • Trước khi khởi nghiệp
    • Kêu gọi nhà đầu tư rót vốn
    • Tái tổ chức
    • Vay vốn ngân hàng
    • Kế hoạch định kỳ (Hàng tháng, quý, năm,…)

Bảng kế hoạch kinh doanh tùy thuộc vào mục đích trên mà có thể bao gồm những nội dung sau:

    • Giới thiệu tổng quát (Về công ty, dự án)
    • Phân tích thị trường
    • Sản phẩm và dịch vụ
    • Định vị khách hàng
    • Phân tích đối thủ
    • Chiến lược bán hàng
    • Chiến lược marketing
    • Chiến lược giá
    • Nguồn nhân lực
    • Kế hoạch tài chính
    • Phân tích rủi ro
    • Kế hoạch triển khai

 

Mọi mẫu lập kế hoạch kinh doanh năm, quý, tháng,… sau này đều kế thừa bộ GEN của kế hoạch kinh doanh này mà điều chỉnh, nhân bản

2. Tại sao phải lập bảng kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp?

bảng kế hoạch kinh doanh

Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp giúp:

    • Đưa ra quyết định chiến lược, khả thi so với nguồn lực thực tế khi đánh giá toàn diện, cụ thể về sản phẩm, thị trường, khách hàng, đối thủ, rủi ro,…
    • Từ đó, tối ưu hóa mọi nguồn lực để bám sát, thực hiện mục tiêu
    • Thống nhất cả công ty dưới một mục tiêu rõ ràng khi miêu tả chi tiết kết quả cần đạt, tại sao, làm như thế nào, ai phụ trách,… 
    • Văn bản hóa giúp mọi người minh bạch nhiệm vụ, kết quả cần đạt, tránh những tranh chấp không cần thiết sau này
    • Là cơ sở để đo lường kết quả, thành tựu kinh doanh
    • Thu hút nhân tài, khách hàng, đối tác và nhà đầu tư,… với định hướng rõ ràng, tầm nhìn giá trị

3. Cách lập kế hoạch kinh doanh

Tại phần này, Dũng sẽ đi cụ thể vào từng nội dung để bạn biết được cần phải đánh giá, đo lường rõ ràng các khía cạnh nào nhé!

3.1 Giới thiệu tổng quát

Ở đây, bạn hoàn toàn có thể tách ra hoặc gộp chung 2 phần:

3.1.1 Tổng quan về dự án, kế hoạch kinh doanh

    • Mô tả dự án, kế hoạch kinh doanh
    • Mục tiêu dự án, kế hoạch kinh doanh cần đạt được

3.1.2 Tổng quan về công ty

Tổng quan về công ty

3.1.2.1 Thông tin doanh nghiệp cơ bản: 

    • Tên pháp lý, 
    • Địa chỉ
    • Thông tin liên hệ,…

3.1.2.2 Tôn chỉ kinh doanh.

3.1.2.3 Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của công ty:

    • Tầm nhìn là điều doanh nghiệp muốn đạt được trong tương lai 
    • Sứ mệnh là chiến lược hành động để đạt được Tầm nhìn
    • Giá trị cốt lõi là những nguyên tắc bất biến mà công ty theo đuổi

3.1.2.4 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: 

    • Những cột mốc quan trọng
    • Thành tựu nổi trội 

3.1.2.5 Cơ cấu doanh nghiệp:

    • Lĩnh vực hoạt động
    • Quy mô doanh nghiệp
    • Sơ đồ tổ chức

3.1.2.6 Phân tích SWOT công ty:

    • Điểm mạnh
    • Điểm yếu
    • Cơ hội
    • Thách thức

3.2 Phân tích thị trường

3.2.1 Phân tích vĩ mô 

Phân tích vĩ mô

Môi trường vĩ mô là các yếu tố bên ngoài, tác động rộng rãi tới toàn bộ nền kinh tế, bao gồm doanh nghiệp.

3.2.1.1 Môi trường kinh tế

    • Tình trạng của nền kinh tế
    • Lãi suất
    • Lạm phát
    • Triển vọng kinh tế trong tương lai, như: Tốc độ tăng trưởng, mức gia tăng GDP,…

 

3.2.1.2 Môi trường nhân khẩu học:

Dân cư là lực lượng tạo ra thị trường.

Các phương diện của nhân khẩu học quyết định lực lượng lao động của doanh nghiệp và tác động tới hành vi mua sắm và tiêu dùng của khách hàng, như:

    • Quy mô, phân bố dân cư
    • Cơ cấu lực lượng lao động
    • Mức thu nhập
    • Trình độ văn hoá giáo dục

 

3.2.1.3 Môi trường văn hóa – xã hội:

Tại sao các doanh nghiệp nước ngoài thường khảo sát, nghiên cứu sâu về văn hóa – xã hội trước khi “tiến quân” vào bất cứ thị trường kinh tế nào?

Vì những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng sẽ quyết định lối sống, hành vi tiêu dùng tại quốc gia, hoặc vùng miền.

    • Truyền thống văn hóa
    • Đạo đức và chuẩn mực trong thái độ, hành vi, tư tưởng
    • Tuổi thọ trung bình
    • Tình trạng sức khỏe
    • Thu nhập trung bình
    • Điều kiện sống

 

3.2.1.4 Môi trường công nghệ

Ngày nay, tốc độ cải tiến khoa học – công nghệ đang phải tính từng giây, đã thay đổi mọi lĩnh vực trong đời sống, và tác động mạnh đến kinh doanh, sản xuất.

    • Chính sách phát triển khoa học-công nghệ
    • Sự phát triển của công nghệ kỹ thuật hiện đại, thông tin, liên lạc
    • Xu hướng công nghệ
    • Nghiên cứu phát triển, tự động hóa
    • Quyền sở hữu trí tuệ

 

3.2.1.5 Môi trường chính trị pháp luật

Môi trường chính trị pháp luật là đặc điểm về chính trị, pháp luật của quốc gia, khu vực mà công ty hoạt động.

Sự ổn định của chính trị pháp luật cũng như những chính sách cởi mở, hỗ trợ là tiền để cho doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh doanh; Hoặc ngược lại, có thể kìm hãm và hạn chế sự phát triển của thị trường.

    • Hệ thống luật pháp, thể chế
    • Các chính sách và chế độ
    • Các quy định, tiêu chuẩn, luật lệ
    • Tình hình chính trị và an ninh

 

3.2.1 Phân tích vi mô 

Môi trường vi mô tác động trực tiếp, lập tức tới doanh nghiệp, trong một lĩnh vực hoặc khu vực cụ thể.

3.2.1.1 Quy mô/Phân khúc thị trường

    • Quy mô thị trường
    • Tiềm năng của thị trường thế nào? Lý do?
    • Có những phân khúc thị trường mục tiêu nào? 
    • Phân tích đặc điểm của khách hàng mục tiêu (Hành vi, thói quen tiêu dùng,…)
    • Tình trạng, giai đoạn phát triển thị trường của sản phẩm
    • Đặc điểm, chiến lược phù hợp với từng thị trường là gì?

 

3.2.1.2 Nhà cung cấp

Nhà cung cấp các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, linh kiện, các yếu tố sản xuất,…

    • Uy tín của nhà cung cấp
    • Quy mô, sản lượng của nhà cung cấp

 

3.2.1.3 Nhà phân phối

Nhà phân phối là đơn vị trung gian, kết nối giữa các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến với các cửa hàng, đại lý hay người tiêu dùng trực tiếp.

    • Uy tín của nhà phân phối
    • Kinh nghiệm, chiến lược của nhà phân phối
    • Khả năng tài chính của nhà phân phối

3.2.1.4 Tương lai của ngành

Chúng ta có thể đặt một số yếu tố của môi trường vi mô ra riêng để tập trung phân tích sâu hơn như:

    • Sản phẩm và dịch vụ
    • Đối thủ cạnh tranh

3.3 Sản phẩm và dịch vụ

Sản phẩm và dịch vụ

    • Hình thức: Mô tả sản phẩm và dịch vụ một cách trực quan nhất (Bao gồm hình ảnh, video thực tế,…)
    • Đặc điểm
    • Chức năng, lợi ích: Sản phẩm và dịch vụ mang lại giá trị gì?
    • USP (Unique Selling Point): Điểm bán hàng độc nhất giúp phân biệt sản phẩm và dịch vụ của bạn với đối thủ cạnh tranh

 

3.4 Phân tích đối thủ

Phân tích đối thủ

    • Đối thủ cạnh tranh (trực tiếp lẫn gián tiếp) là ai? 
    • Điểm mạnh và điểm yếu của từng đối thủ là gì?
    • Thành tựu của họ là gì? Tại sao họ lại đạt được thành công đó?
    • Phân tích sản phẩm, chiến lược của đối thủ
    • Xu hướng cạnh tranh trong ngành

 

3.5 Chiến lược tiếp thị và bán hàng

 Chiến lược tiếp thị và bán hàng

    • Khảo sát, phân tích thị trường
    • Nghiên cứu và phát triển
    • Định vị và xây dựng thương hiệu
    • Chiến lược giá, khuyến mãi
    • Kênh phân phối
    • Chiến lược quảng cáo, PR, truyền thông
    • Dịch vụ hậu mãi
    • Xây dựng đội ngũ nhân sự với chính sách thúc đẩy hấp dẫn

 

3.6 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực

Không lãnh đạo nào có thể làm sếp một mình cả.

Tất cả những định hướng, chiến lược tuyệt vời trên cần sự phối hợp thực hiện của cả một đoàn đội để thành công.

Nên chúng ta phải có kế hoạch xây dựng đội ngũ nhân sự hùng mạnh trước cả khi bắt đầu:

    • Mô tả công việc, chân dung ứng viên thích hợp
    • Kênh tuyển dụng, nội dung tuyển dụng
    • Lộ trình đào tạo
    • Lộ trình phát triển
    • Chính sách để thu hút, giữ chân và kiểm soát vi phạm của nhân sự

 

3.7 Kế hoạch tài chính

Kế hoạch tài chính

Tiền chính là dòng máu của doanh nghiệp.

Máu ngừng chảy là doanh nghiệp “đột quỵ” hoặc “chào từ giã cõi đời”.

Vì vậy, duy trì một dòng tiền “khỏe mạnh” là đảm bảo cho sự sống còn và thịnh vượng cho doanh nghiệp.

Nói một cách đơn giản, đây là bước phân tích kiếm tiền như thế nào, mượn tiền ở đâu và tiêu tiền ra sao.

Một số nội dung tài chính cần quan tâm là

    • Báo cáo kết quả kinh doanh
    • Chính sách phân phối lợi nhuận
    • Kế hoạch huy động và sử dụng vốn
    • Bảng cân đối kế toán
    • Kế hoạch lưu chuyển tiền tệ

3.8 Phân tích rủi ro

Phân tích rủi ro

Mọi việc đều có rủi ro, tỷ lệ rủi ro trong kinh doanh càng cao.

Dự báo rủi ro giúp chúng ta phòng tránh được hay tối thiểu nhất cũng đỡ bị… shock.

    • Nhận dạng rủi ro và tổn thất
    • Xếp hạng rủi ro
    • Giải pháp ứng phó rủi ro

Có thể nói, Dũng vừa đưa cho bạn một “khung xương”, ví dụ về lập kế hoạch kinh doanh

Chủ doanh nghiệp hãy dựa trên thực trạng cụ thể của doanh nghiệp để “đắp da nặn thịt”, lập ra một kế hoạch kinh doanh chi tiết. Hãy tránh tuyệt đối tình trạng “bạ đâu làm đó”.

Nguồn sưu tầm: PDCA