Cách để giữ chân nhân tài cho công ty
Nhiều nhà quản trị doanh nghiệp chưa biết cách để giữ chân nhân tài cho công ty. Hãy cùng CEO Trần Trí Dũng tìm hiểu các kiến thức trong bài viết này!
1. Vì sao phải giữ chân nhân tài?
Trong giai đoạn khát nhân tài như hiện nay. Việc giữ chân nhân tài càng được chú trọng nhiều hơn. Trở thành sự ưu tiên hàng đầu của các nhà lãnh đạo, nhà quản lý trong quá trình điều hành doanh nghiệp.
Việc giữ chân nhân viên giỏi sẽ có ý nghĩa hơn so với tuyển dụng, đào tạo và định hướng một nhân viên khác với năng lực tương đương. Cùng điểm qua những lý do nên giữ chân nhân tài nhé.
1.1 Phát triển công ty
Chúng ta từng nghe đến câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Điều này cũng rất đúng trong việc xây dựng và phát triển công ty. Khi công ty có nhiều nhân tài, giữ chân được người giỏi. Công ty sẽ tăng năng suất, hiệu quả công việc. Doanh nghiệp sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu trong kinh doanh.
1.2 Gắn kết nhân viên trong tổ chức
Khi các nhân viên tài năng ở lại với công ty thì sẽ gắn kết những người có cùng mục tiêu, chí hướng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp ngày một phát triển hơn. Qua đó góp phần vào thành công chung của doanh nghiệp.
1.3 Giảm thiểu chi phí tuyển dụng
Chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới không hề nhỏ. Bên cạnh đó, không phải cứ đăng tin là có thể tuyển được người. Có những vị trí doanh nghiệp cần đến 1 tháng đến 2 tháng để lấp đầy vị trí còn trống. Doanh nghiệp sẽ tốn kém rất nhiều chi phí, công sức. Mà chưa chắc nhân viên mới đã làm được việc.
1.4 Cơ hội để thu hút nhân tài
Khi có nhân viên tài năng làm việc ở một tổ chức trong thời gian dài. Đôi khi đó chính là lý do để ứng viên ứng tuyển vào doanh nghiệp đó. Hay nói cách khác, giữ chân nhân tài cũng chính là cơ hội để tổ chức thu hút thêm nhiều nhân tài mới.
2. 9 chiến lược giữ chân nhân tài hiệu quả
Sau khi đã hiểu được tầm quan trọng của việc giữ chân nhân viên. Trong phần này Dũng sẽ gợi ý cho bạn 5 chiến lược giữ chân nhân tài. Các doanh nghiệp hàng đầu áp dụng hiệu quả.
2.1 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp đoàn kết, gắn bó
Theo khảo sát, có đến 80% người lao động cho rằng: Văn hóa doanh nghiệp chính là yếu tố khiến họ gắn bó với công ty. Muốn tuyển dụng, dùng và giữ chân nhân tài. Chắc chắn bạn phải xây dựng môi trường văn hóa đoàn kết, gắn bó.
Môi trường không tốt dễ khiến nhân sự mệt mỏi, chán nản và tìm đến môi trường mới. Môi trường vui vẻ, thân thiện, mọi người luôn sẵn sàng giúp đỡ nhau. ĐIều này giúp nhân sự cảm thấy hạnh phúc hơn, yêu công ty, yêu sếp.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt. Nó cũng đồng nghĩa với việc bạn xây dựng được môi trường tích cực. Nơi mà hướng đến mục tiêu và tầm nhìn của công ty. Chính vì thế, văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng. Nó góp phần không nhỏ vào việc giữ chân nhân tài trong doanh nghiệp.
2.2 Nhà lãnh đạo sẵn sàng lắng nghe và thấu hiểu
Sự thấu hiểu là chìa khóa cho mối quan hệ lâu dài. Trong công việc, để nhân viên của bạn có thể chia sẻ những suy nghĩ của mình. Bạn cần phải có sự khéo léo, cởi mở hơn trong giao tiếp. Khi bạn biết lắng nghe nhân viên của mình. Bạn sẽ biết được họ đang cần gì và muốn gì.
Bạn có thể thường xuyên tổ chức các cuộc họp với nhân viên. Để bàn về vấn đề chính sách doanh nghiệp, tình hình kinh doanh. Qua đó đưa ra các mục tiêu trong dài hạn.
Trong cuộc họp này, bạn đưa ra cơ hội để nhân viên của mình có thể nói lên suy nghĩ, quan điểm của họ. Để có được sự hỗ trợ từ phía ban lãnh đạo để đạt được mọi mục tiêu chung mà công ty đã đề ra. Việc bạn lắng nghe cũng tạo ra được sự kết nối gần hơn trong sợi dây giữa nhà quản lý và nhân viên, giữa cấp trên với cấp dưới.
2.3 Thể hiện ghi nhận và khen thưởng
Mỗi cá nhân đều có nhu cầu và mong muốn được ghi nhận những đóng góp của mình cho công ty. Chính vì vậy, là một nhà lãnh đạo bạn cần có nhận định chính xác. Cần có các đề xuất tuyên dương và khen thưởng cho những cá nhân có thành tích tốt. Ghi nhận sự nỗ lực của cá nhân, của tập thể. Đây chính là cách tạo động lực cho nhân viên mà lãnh đạo nên làm. Để nhân viên làm việc nhiệt tình, hăng say hơn.
Thêm vào đó, nhà lãnh đạo cần tìm kiếm cơ hội để thể hiện lời khen thường xuyên một cách khéo léo. Khi được nhà lãnh đạo ghi nhận những đóng góp, nhân sự sẽ cảm thấy được điểm mạnh và giá trị của mình được trân trọng đáp lại bằng sự trung thành của họ với sếp, với công ty. Có thể nói đây cũng là một trong những yếu tố giữ chân nhân tài hiệu quả. Bạn nên áp dụng cho doanh nghiệp của mình.
2.4 Đưa ra chính sách phúc lợi và chế độ đãi ngộ tốt
Chính sách phúc lợi và chế độ đãi ngộ là yếu tố quan trọng trong việc giữ chân nhân sự. Nhân viên của bạn sẽ thực sự hạnh phúc, nhiệt tình trong công việc và gắn bó với công ty nhờ vào chính sách phúc lợi mà công đưa ra.
Thống kê mới đây cho thấy, hầu hết nhân sự đều mong cầu những chính sách đãi ngộ. Để tìm được một người thực sự có năng lực và phù hợp với văn hóa doanh nghiệp không phải dễ dàng. Thế nên, công ty bạn bắt buộc phải xây dựng được chính sách phúc lợi và chế độ đãi ngộ tốt. Nhân tài sẽ cảm thấy những cống hiến của họ được đền đáp xứng đáng, cố gắng làm việc góp phần tạo nên một doanh nghiệp thành công, bền vững, lâu dài.
2.5. Cơ hội thăng tiến rõ ràng
Có nhiều lý do cho sự ra đi của nhân viên, nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là:
-
- Nhân viên không nhìn thấy được cơ hội học hỏi, phát triển sự nghiệp của mình tại doanh nghiệp.
-
- Họ làm việc 1, 2 năm thậm chí 3, 4 năm mà vẫn thấy mình dậm chân tại chỗ, chẳng tiến bộ chút nào trong chuyên môn, cũng chẳng có chút thăng tiến địa vị nào trong công ty .Khi ấy, họ sẽ cảm thấy chán công việc hiện tại và muốn đi tìm công việc mới, môi trường mới.
Nếu bạn xây dựng được lộ trình thăng tiến cho nhân viên một cách rõ ràng và cụ thể. Doanh nghiệp của bạn không những tránh được tình trạng bất ổn về nhân sự, về tài chính mà còn thu hút và giữ chân được nhiều nhân tài.
2.6 Tuyển dụng đúng người
Đa số các nhà tuyển dụng cho rằng tuyển dụng đúng người khó hơn nhiều so với việc tuyển người giỏi nhất. Các nhân viên được tuyển dụng vào thường có chung đặc điểm như: cam kết gắn bó lâu dài với tổ chức. Các doanh nghiệp nên tìm các ứng viên năng động, quan tâm đến việc học hỏi, trau dồi kỹ năng thay vì những cá nhân chỉ đi làm vì tiền bạc hay chức vụ. Nhân viên tuyển dụng đưa ra các tiêu chí và kỳ vọng rõ ràng với ứng viên trong quá trình tuyển dụng để giảm thiểu tình trạng thất vọng cho nhau.
2.7 Quy trình Onboarding tốt
Quy trình Onboarding tốt là ấn tượng đầu tiên để các nhà quản lý, bộ phận nhân sự gây ấn tượng với nhân viên của mình. Đây cũng là một trong những chiến lược giữ chân nhân tài tốt. Hãy khen ngợi sự hào hứng của nhân viên mới bằng cách hạn chế các thủ tục giấy tờ phức tạp để tránh trường hợp quy trình Onboarding nhàm chán.
Vì vậy, khi xây dựng được quy trình Onboarding tốt, các doanh nghiệp có thể thu hút được các nhân viên giỏi giúp tiết kiệm chi phí tuyển dụng và đào tạo.
2.8 Theo dõi sự hài lòng của nhân viên
Bạn có thể tham khảo các câu hỏi khảo sát về sự hài lòng của nhân viên:
-
- Bạn hài lòng với hình thức quản lý nào? Mức độ hài lòng là bao nhiêu?
-
- Bạn cảm thấy thế nào với các thử thách trong công việc của mình?
-
- Cơ hội được tham gia huấn luyện, đào tạo nâng cao ra sao?
-
- Bạn có hài lòng với mức lương và chế độ đãi ngộ hiện tại không?
2.9 Xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả
Hệ thống đánh giá hiệu quả công việc của từng cá nhân, các doanh nghiệp có thể biết chính xác được đội ngũ lao động đang ở mức nào, khả năng làm việc ra sao. Bằng cách đánh giá hiệu quả công việc của mỗi nhân viên, quản lý dễ dàng nhận ra được nhân sự nào đang làm tốt.
Thông qua quá trình đánh giá đó, có thể thuận tiện xây dựng chương trình đào tạo phù hợp cho từng bậc nhân viên theo chuyên môn và kỹ năng. Vì vậy, đội ngũ nhân viên có thêm nhiều cơ hội để học tập, nâng cao trau dồi bản thân hoàn thiện hơn. Làm như vậy, nhân viên cảm thấy được tôn trọng, được phát triển nên có xu hướng gắn bó lâu dài với tổ chức mạnh mẽ hơn.
Những bài viết nổi bật:
Với 5 chiến lược giữ chân nhân tài mà Dũng vừa chia sẻ cho bạn. Chắc chắn các chiến lược sẽ đáp ứng được nhu cầu cho doanh nghiệp. Con người là luôn là yếu tố cốt lõi quyết định đến sự thành công hay thất bại của một tổ chức. Vì vậy, hãy xây dựng một chiến lược phù hợp nhé.