Các thương hiệu sụp đổ do đâu?

Các thương hiệu sụp đổ do đâu?

Các thương hiệu sụp đổ do đâu? Trần Trí Dũng sẽ giải thích những nguyên nhân khiến các thương hiệu sụp đổ nhanh chóng. Cùng đọc nhé!

Nơi thương hiệu yên nghỉ

Thương hiệu không tự nhiên “sinh ra” mà cũng không tự nhiên “mất đi”. Nó chỉ là sự chuyển đổi từ “ý tưởng” thành “thực tế”. Nó cũng chuyển từ “thực tế” thành “bài học” hay cho những ý tưởng khác.

Các thương hiệu sụp đổ do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của các thương hiệu. Một vài nguyên nhân Dũng có thể chỉ ra ngay như sau:

Lãnh đủ vì coi thường đối thủ

Các đối thủ luôn tạo chiến dịch mới hàng ngày, hàng giờ. Nhiều công ty quá coi thường đối thủ mà chủ quan. Đến khi đối thủ bứt phát lên với những chiến dịch hoàn hảo. Họ mất hết khách hàng vào tay đối thủ.

Thà chết vinh còn hơn khác biệt

Bắt chước, tham khảo đối thủ là tốt. Nhưng nếu bạn quá giống với đối thủ của bạn, thì khách hàng sẽ chọn ai? Điều này như con dao giết chết chính cả bạn lẫn đối thủ.

Mãi mãi đến sau

Cùng một loại hình sản phẩm, dịch vụ, nhưng đã có nhiều công ty đi trước bạn. Tất nhiên, chả khách hàng nào liều mình chọn sản phẩm của bạn. Khi đã có rất nhiều công ty khác đã tạo dựng niềm tin, uy tín với dạng hình sản phẩm dịch vụ tương tự.

Một chiêu xài hoài

Bạn rất xuất sắc với kế hoạch, chiến dịch. Kết quả thu lại rất cao! Nhưng cùng một chiêu không thể cứ xài hoài được. Khách hàng luôn luôn hướng tới những gì mới lạ, tốt hơn, độc đáo hơn.

Đâm đầu vào thị trường đỏ

Thị trường đỏ tượng trưng cho tất cả các ngành/thị trường hiện đang tồn tại. Đây là khoảng thị trường đã được xác lập và thu hút rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Để tồn tại trong thị trường này, Nhà Bán Hàng cần dùng mọi cách để cạnh tranh và vượt qua đối thủ.

Nhưng phải nói rằng, sự cạnh tranh tại thị trường đỏ rất cao. Nếu không có gì nổi trội hoặc khác biệt hơn các đối thủ, thương hiệu của bạn sẽ mãi mãi lép vế.

Dư niềm tin và thiếu ngân sách

Chiến dịch tốt, kế hoạch tốt, nghe có vẻ rất lí tưởng. Nhưng liệu công ty bạn có đủ ngân sách để duy trì chiến lược này không?

Không nghiên cứu thị trường

Đây là sai lầm của hầu hết các thương hiệu startup. Không nghiên cứu thị trường rất đến thiếu hiểu biết. Và tác hại của nó là thương hiệu sẽ đâm đầu vào thị trường đỏ, không tạo ra được sự khác biệt, dễ bị đối thủ vượt mặt.

Bảo thủ và cổ hủ

Tương tự như việc một chiêu xài hoài, bạn không thể cứ mãi dậm chân tại chỗ. Hãy luôn tạo sự mới mẻ, đổi mới công nghệ, cách vận hành. Cần phải theo kịp xu thế để dành được khách hàng về phía mình.

Source link

Trần Trí Dũng
 

Trần Trí Dũng Đây là 3 tính cách mà mọi người thường hay nói về Dũng: Giản dị, Chia sẽ, Vui vẻ Còn bạn thấy Dũng như thế nào? Hãy để lại coment của mình nhé

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments