Các giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự

Các giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự

Các giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự là gì? Độc giả hãy cùng CEO Trần Trí Dũng tìm hiểu các kiến thức trong bài viết này nhé!

Các giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự 

Những thực trạng công tác tuyển dụng nhân sự kể trên cho thấy sức nóng của thị trường tuyển dụng. Đó đang đặt ra những thách thức không nhỏ. Nó đòi hỏi các HR cần phải có sự sáng tạo, đột phá trong công tác tuyển dụng nhân lực. Những giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự sau đây sẽ giải quyết bài toán.

Hoạch định nhu cầu tuyển dụng

Muốn hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự thì doanh nghiệp phải làm tốt ngay từ khâu đầu tiên. Đó là xác định chính xác mục tiêu tuyển dụng. Ở mỗi một giai đoạn phát triển, doanh nghiệp sẽ có một mục tiêu, định hướng và chiến lược khác nhau. Nhiệm vụ của HR là phải đo lường được nhu cầu nhân sự. Họ chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhân lực cần thiết. Từ đó đáp ứng nhu cầu hoạt động của công ty.

Công tác hoạch định nguồn lực (hay định biên nhân sự) là một khâu rất quan trọng. Họ cần được thực hiện cẩn trọng. Bằng cách định biên nhân sự, HR sẽ xác định được số lượng nhân sự cần thiết. Họ tìm ra số lượng nhân viên cho mỗi vị trí. Những vị trí tuyển mới này sẽ mang lại bao nhiêu giá trị cho doanh nghiệp. Dựa vào kế hoạch định biên, HR sẽ lên kế hoạch. Họ hoạch định ngân sách tuyển dụng hiệu quả.

Nâng cao thương hiệu tuyển dụng

Xây dựng thương hiệu tuyển dụng (Employee Branding) hiện nay đang là xu hướng mới. Họ thu hút nhân tài và hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự. Thương hiệu tuyển dụng sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh trong mắt ứng viên. Họ tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ trên thị trường nguồn nhân lực. Một khi đã xây dựng được thương hiệu mạnh và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường tuyển dụng. Bài toán tìm kiếm ứng viên sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Quá trình định vị thương hiệu tuyển dụng và xây dựng Employee Branding là một hành trình dài. Nó đòi hỏi sự đầu tư và phối hợp của những yếu tố khác nhau. Ví dụ như con người, văn hóa tổ chức, chiến lược truyền thông,…

Xây dựng Talent Pool

Để hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự. Talent Pool chính là “kho báu” cung cấp nguồn ứng viên chất lượng cho doanh nghiệp. Talent Pool là một danh sách các ứng viên tiềm năng được doanh nghiệp lưu lại thông tin. Họ phân loại theo mục đích, nhu cầu tuyển dụng.

Xây dựng Talent Pool sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong công tác tìm kiếm ứng viên. Talent Pool cung cấp cho doanh nghiệp nguồn data chất lượng. Đó là data có sẵn để sử dụng bất cứ khi nào phát sinh nhu cầu tuyển dụng.

Xây dựng Talent Pool

Các đối tượng ứng viên có thể được xem xét để đưa vào Talent Pool của doanh nghiệp bao gồm:

  • Những ứng viên có đủ năng lực ở một vị trí nhất định nhưng hiện tại doanh nghiệp chưa phát sinh nhu cầu tuyển dụng
  • Những ứng viên bị loại ở vị trí đã ứng tuyển nhưng doanh nghiệp nhận thấy có tiềm năng cho một vị trí công việc khác
  • Cựu nhân viên đã từng làm việc tại doanh nghiệp
  • Những contact tiềm năng được giới thiệu bởi đối tác hoặc người trong công ty

Các tiêu chí được sử dụng để phân loại ứng viên trong Talent Pool bao gồm:

  • Theo địa điểm, khu vực: phù hợp với những doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, cơ sở
  • Theo vị trí: Ví dụ Pool ứng viên bộ phận Sales, Marketing, HR,…
  • Theo cấp bậc năng lực: Fresher, Junior, Senior,…
  • Theo thâm niên, kinh nghiệm: Dưới 1 năm, 2 – 3 năm, trên 3 năm,…

Xây dựng quy trình chăm sóc ứng viên với mô hình HRBP

Chăm sóc ứng viên là một yếu tố thường bị các doanh nghiệp bỏ qua nhưng lại là một trong những giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự hiệu quả nhất, giúp tăng tỷ lệ nhân việc. Một doanh nghiệp có quy trình chăm sóc ứng viên chuyên nghiệp có tỷ lệ ứng viên nhận việc cao hơn 50% so với những nơi bỏ qua khâu này trong quá trình tuyển dụng.

Công tác chăm sóc ứng viên không chỉ giúp đem lại trải nghiệm tích cực trong quá tuyển dụng mà còn giúp tạo ấn tượng và thiện cảm với ứng viên. Một ứng viên được hỗ trợ, chăm sóc tận tình trong quá trình ứng tuyển thì chắc chắn sẽ mong muốn được đồng hành cùng với doanh nghiệp.

Một trong những biện pháp mà doanh nghiệp có thể ứng dụng để nâng cao trải nghiệm của ứng viên bao gồm:

  • Xây dựng JD chuyên nghiệp, đầy đủ thông tin về mô tả công việc, tiêu chí yêu cầu, chính sách đãi ngộ và quyền lợi
  • Cung cấp phản hồi nhanh chóng và hỗ trợ tận tình cho các ứng viên có nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn về vị trí công việc
  • Linh hoạt sắp xếp lịch hẹn phỏng vấn theo mong muốn của ứng viên
  • Tạo bầu không khí thoải mái, thân thiện đồng thời thể hiện tác phong chuyên nghiệp trong quá trình phỏng vấn

Tổ chức các chương trình tuyển dụng

Hiện nay, chương trình tuyển dụng chuyên nghiệp là giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự được các doanh nghiệp ứng dụng nhiều nhất bởi những hiệu quả đáng kể mà nó mang lại. Không chỉ các tập đoàn lớn như Unilever, Intel, P&G mà những doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đang đầu tư xây dựng chương trình tuyển dụng để nâng cao tính chuyên nghiệp và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường tuyển dụng. Một số chương trình thu hút nhân tài phổ biến hiện nay là:

  • Management trainee program (Chương trình quản trị viên thực tập)
  • Internship program (Chương trình thực tập sinh)
  • Employee referral program (Chương trình tuyển dụng qua giới thiệu)
  • Talent program (Chương trình tài năng)

Đừng bỏ qua Marketing tuyển dụng

Nếu như Employee Branding giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu tuyển dụng thì Recruitment Marketing (tiếp thị tuyển dụng) là một chiến lược được các doanh nghiệp sử dụng để thúc đẩy truyền thông và tăng mức độ lan tỏa của các chiến dịch tuyển dụng.

Mạng xã hội là một trong những công cụ tuyển dụng tuyệt vời. Tuyển dụng trên các nền tảng mạng xã hội cho phép HR kết nối dễ dàng với những ứng viên tiềm năng của mình và tạo cơ hội để tương tác 2 chiều giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Ngoài ra, bằng cách chia sẻ ảnh và video từ các sự kiện của công ty, nơi làm việc hoặc cuộc sống văn phòng hàng ngày sẽ cung cấp cho các ứng viên cái nhìn khái quát về văn hóa tổ chức.

Ngoài ra, tối ưu từ khóa tìm kiếm việc làm trên Google cũng là một trong những chiến lược tiếp thị tuyển dụng hiệu quả. Một khảo sát đã chỉ ra rằng 75% các ứng viên tìm kiếm cơ hội việc làm bằng công cụ tìm kiếm Google. Bởi vậy, việc duy trì thứ hạng tìm kiếm cao trên trang kết quả sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận với ứng viên chỉ với một cú click chuột. Hãy tập trung đẩy những cụm từ khóa liên quan đến vị trí chức danh công việc và cung cấp đầy đủ thông tin về việc làm, mức lương, địa điểm làm việc cũng như thông tin liên hệ để Google’s Job Search dễ dàng nhận diện và ưu tiên đẩy kết quả của bạn lên đầu.

Tối ưu từ khóa tìm kiếm việc làm

Đào tạo chuyên viên tuyển dụng

Bên cạnh việc tập trung vào các giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự từ bên ngoài, doanh nghiệp cũng cần chú ý nâng cao năng lực của đội ngũ tuyển dụng – những người trực tiếp mang về nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Những chuyên viên tuyển dụng cần phải được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ thì mới có thể thực hiện công tác tuyển dụng nhân lực một cách hiệu quả, tối ưu nhất.

Những kỹ năng mà doanh nghiệp cần chú trọng đào tạo để nâng cao chất lượng đội ngũ tuyển dụng bao gồm:

  • Kỹ năng định biên nhân sự
  • Kỹ năng tổ chức và sắp xếp công việc
  • Kỹ năng rà soát và sàng lọc ứng viên
  • Kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống
  • Kỹ năng phỏng vấn và đánh giá ứng viên

 

Tham khảo

Trần Trí Dũng
 

Trần Trí Dũng Đây là 3 tính cách mà mọi người thường hay nói về Dũng: Giản dị, Chia sẽ, Vui vẻ Còn bạn thấy Dũng như thế nào? Hãy để lại coment của mình nhé

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments