Business Coaching – Huấn luyện doanh nghiệp là gì?
Trong bài viết này, Trần Trí Dũng giới thiệu về khái niệm Business Coaching – Huấn luyện doanh nghiệp. Hãy cùng Dũng tìm hiểu kiến thức này nhé!
Với sự phát triển ngày một mạnh mẽ của thị trường. Các doanh nghiệp cũng quan tâm nhiều hơn tới việc phát triển kinh doanh bền vững. Do đó, dịch vụ huấn luyện doanh nghiệp (business coaching) cũng trở nên phổ biến hơn. Thậm chí nó được đánh giá là một trong những ngành dịch vụ có tốc độ phát triển nhanh và đầy tiềm năng. Đặc biệt trong thời gian sắp tới.
Business Coaching – Huấn luyện doanh nghiệp là gì?
Huấn luyện là gì?
Huấn luyện – hay còn gọi là Coaching. Đây đang là xu thế của thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Huấn luyện là một phương pháp để giúp đỡ người khác phát triển, rèn luyện và học hỏi thêm những kỹ năng mới. Giúp người khác xây dựng được mục tiêu, kiểm soát được cuộc sống và đạt được những thành công.
Huấn luyện doanh nghiệp là gì?
Do đó, Business Coaching – Huấn luyện doanh nghiệp hiểu đơn giản là phương pháp. Nó giúp chủ doanh nghiệp học hỏi thêm kiến thức, kỹ năng và các công cụ quản trị một cách bài bản. Từ đó, chủ doanh nghiệp có thể phát triển và hoàn thiện bản thân để chủ động đối mặt với các thách thức, nguy cơ. Nhà huấn luyện doanh nghiệp cũng giống như huấn luyện viên trong thể thao. Họ không làm hộ chủ doanh nghiệp, không đưa ra giải pháp. Thay vào đó, họ chú trọng vào xây dựng nền tảng và phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Nhà huấn luyện doanh nghiệp sẽ hướng dẫn, hỗ trợ, đặt câu hỏi và động viên. Đến khi người chủ doanh nghiệp tự tìm ra giải pháp phù hợp, phản ánh đúng bản chất.
Xét về chuyên môn, nhà huấn luyện doanh nghiệp sẽ tập trung vào các mảng chính như:
- Leadership – Huấn luyện lãnh đạo
- Business/Organizations – Huấn luyện kinh doanh/tổ chức
- Vision/Mindset – Huấn luyện tầm nhìn/tư duy
- Executive – Huấn luyện điều hành
Các mô hình và hoạt động huấn luyện này, Nhìn chung đều muốn hướng tới mục đích phát triển cá nhân, kiểm soát thời gian, kiện toàn hệ thống tài chính và kiến tạo đội ngũ xuất sắc.
Tầm quan trọng của Huấn luyện doanh nghiệp – Business Coaching
Logic
Một người muốn chơi đàn giỏi, họ cần học hỏi từ một giáo viên dạy đàn. Một vận động viên muốn cải thiện kỹ năng và sự nghiệp của bản thân. Họ cần tìm kiếm một huấn luyện viên giỏi.
Logic này cũng chính xác với huấn luyện doanh nghiệp. Việc học hỏi từ các nhà huấn luyện viên là con đường nhanh và hiệu quả nhất để tiến tới thành công. Hầu hết chủ doanh nghiệp mong muốn phát triển doanh nghiệp ổn định, bền vững nhưng họ gặp phải nhiều hạn chế về nguồn lực sẵn có. Các khóa học, đào tạo thực tế không phải lúc nào cũng phù hợp với mỗi doanh nghiệp có đặc điểm riêng biệt.
Không chỉ vậy, các nhà sáng lập, CEO trong quá trình lãnh đạo doanh nghiệp. Sẽ luôn cảm thấy cô đơn khi không có một người đồng hành, chia sẻ khiến họ cảm thấy stress và thậm chí “lạc lối”.
Tầm quan trọng của Business Coaching
Đó chính là lý do mà business coaching – huấn luyện doanh nghiệp ra đời. Đây là dịch vụ hoàn hảo giúp chủ doanh nghiệp giải quyết tất cả những bài toán đang vướng mắc.
Nghiên cứu được thực hiện bởi McGovern, Lindemann, Vergara, Murphy, Barker và Warrenfeltz với Manchester, Inc. Họ cho thấy lợi ích to lớn trong việc thuê chuyên gia huấn luyện kinh doanh.
“Huấn luyện Kinh doanh là con đường tắt cuối cùng để đạt được mục tiêu của bạn. Nghiên cứu đã chứng minh lợi tức đầu tư ban đầu vào việc huấn luyện là 570%”. Dưới đây là một số lợi ích và tác động kinh doanh hữu hình của việc đầu tư vào Chuyên gia huấn luyện doanh nghiệp.
- Năng suất (53%)
- Chất lượng (48%)
- Sức mạnh tổ chức (48%)
- Dịch vụ khách hàng (39%)
- Giảm khiếu nại của khách hàng (34%)
- Giảm chi phí (23%)
- Khả năng sinh lời cuối cùng (22%)
- Doanh thu hàng đầu (14%)
- Doanh thu giảm (12%)
(% = tần suất ảnh hưởng được báo cáo)
Sự khác biệt giữa Huấn luyện (Coaching) với Cố vấn (Mentoring) và Tư vấn (Consulting)
Huấn luyện (Coaching) và Cố vấn (Mentoring) khác nhau ra sao?
Đây đều là hình thức đối thoại 1 – 1 nhằm hướng tới sự phát triển chuyên nghiệp. Nhưng vẫn có những khác biệt sau đây:
Người cố vấn thường là người có kinh nghiệm đi trước. Họ sẽ chia sẻ những kinh nghiệm trong một lĩnh vực nào đó. Còn Nhà huấn luyện (Coaching) không nhất thiết phải là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực đang trao đổi. Họ sẽ đặt câu hỏi và phản hồi để người hỏi suy nghĩ, tự vấn và tự học hỏi từ thực tế để tự tìm ra giải pháp.
Người cố vấn không nhất thiết phải là người quản lý trực tiếp người được cố vấn. Họ có thể chỉ là ai đó sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm khi cần mà thôi. Trong khi đó, Nhà huấn luyện thường sẽ là người quản lý trực tiếp làm việc cùng đội nhóm.
Huấn luyện (Coaching) khác Tư vấn (Consulting) ở đâu?
Tư vấn và trị liệu thường giải quyết các vấn đề cá nhân và bắt đầu với vấn đề, khó khăn mà người được tư vấn gặp phải. Huấn luyện lại bắt đầu với những mục tiêu hoặc khát vọng, hoài bão và tập trung vào giải quyết vấn đề hiệu quả làm việc.
Tư vấn sẽ tập trung vào quá khứ, cũng như đi tìm nguồn gốc của vấn đề. Còn huấn luyện thường tập trung vào hiện tại, tương lai và phát triển các giải pháp khả thi.
Business Coaching đang trở thành ngành nghề HOT trên thế giới
Trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là khi dịch Covid-19 qua đi. Nhiều vấn đề thay đổi, phát sinh ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp. Thì Business Coaching – Huấn luyện doanh nghiệp lại ngày càng được quan tâm hơn. Một số số liệu thống kê từ các cuộc khảo sát về Business Coaching chúng tôi đưa ra sau đây Nó sẽ giúp bạn thấy nghề nghiệp này mang lại nhiều lợi ích cho chủ doanh nghiệp đến như thế nào.
- Theo số liệu từ báo cáo của Hiệp hội Quản lý Nhân sự. Năng suất của các giám đốc điều hành được huấn luyện và cả đào tạo tăng lên đến 86%. Con số này vượt xa mức tăng 22% của những giám đốc điều hành chỉ được đào tạo.
- 40% trong số 500 công ty trong danh sách Fortune sử dụng phương pháp Business Coaching. Để đào tạo và phát triển các giám đốc điều hành của họ, theo 1 nghiên cứu của Hay Group.
- Những doanh nghiệp đã trả tiền cho việc huấn luyện. Họ đã nhận được lợi nhuận 7,90 đô la cho mỗi 1,00 đô la chi tiêu cho Business Coaching (theo nghiên cứu được thực hiện bởi Metric Global LLC).
- 23% giám đốc điều hành báo cáo rằng hoạt động huấn luyện doanh nghiệp đã giúp họ giảm chi phí hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả.
10 Kỹ năng cơ bản một Nhà huấn luyện doanh nghiệp giỏi cần có
Để trở thành một Nhà huấn luyện doanh nghiệp giỏi đòi hỏi rất nhiều kỹ năng. Những kỹ năng này không nhất thiết phải có ngay khi bạn trở thành một Business Coach mà nó hoàn toàn có thể dần dần được hoàn thiện trong quá trình bạn coaching.
- Kỹ năng lắng nghe
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng xây dựng mối quan hệ
- Kỹ năng tạo động lực và truyền cảm hứng
- Kỹ năng đặt câu hỏi
- Kỹ năng định hướng
- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
- Kỹ năng quan sát, đánh giá
- Kỹ năng phản hồi
- Kỹ năng tạo sự tò mò
Ví dụ một số người nổi tiếng đã từng làm Business Coach hoặc làm việc cùng Business Coach
1. Eric Schmidt – cựu CEO của Google
Eric Schmidt từng làm việc Business Coach và ông từng thừa nhận đây là quyết định khôn ngoan nhất ông từng đưa ra. Kết quả đạt được sau khi làm việc với Nhà huấn luyện doanh nghiệp khiến ông vô cùng bất ngờ và ông cũng đã tuyên bố “Mọi người đều cần đến một huấn luyện viên”.
2. Serena Williams
Serena Williams đã làm việc với một Business Coach để phát triển thương hiệu cá nhân cùng như mở rộng các dự án kinh doanh của mình.
3. Leonardo DiCaprio
Leonardo DiCaprio cũng đã làm việc với một huấn luyện viên kinh doanh, nhưng không phải để phát triển thương hiệu mà để giúp anh quản lý tài chính và các khoản đầu tư của mình.
4. Richard Branson
Richard Branson là doanh nhân và người sáng lập Tập đoàn Virgin. Ông đã làm việc với các huấn luyện viên kinh doanh trong suốt sự nghiệp của mình để giúp ông phát triển kỹ năng lãnh đạo và xây dựng các công ty thành công.
Lời kết
Business Coaching hiện đang là một trong những nghề nghiệp hấp dẫn với mức thu nhập “khủng” hàng đầu thế giới. Đồng nghĩa với việc những người muốn trở thành Nhà huấn luyện doanh nghiệp cần phải luôn trau dồi và phát triển bản thân để có thể đồng hành hiệu quả cùng Chủ doanh nghiệp.