Bộ quy chuẩn thương hiệu của doanh nghiệp

Đăng ngày 10/10/2024 lúc: 16:1421 lượt xem

Bộ quy chuẩn thương hiệu của doanh nghiệp

Bộ quy chuẩn thương hiệu của doanh nghiệp hà khắc thế nào? Cần chú ý gì khi xây dựng bộ quy chuẩn thương hiệu? Cùng Dũng tìm hiểu nhé!

Bộ quy chuẩn thương hiệu còn được biết đến với tên Brand Guidelines. Nó là hệ thống các dấu hiệu, hình tượng, thông tin liên quan đến thương hiệu. Bộ quy chuẩn này nhằm giúp khách hàng “nhận diện” ra doanh nghiệp.

Cần chú ý gì khi làm bộ quy chuẩn thương hiệu?

Thật không may, một số lượng lớn các thương hiệu tập trung quá nhiều vào việc duy trì tính nhất quán. Nó khiến cho họ quên đi một trong những mục tiêu quan trọng nhất của “Brand Guidelines”. Đó là truyền cảm hứng sáng tạo.

Xây dựng thương hiệu đòi hỏi sự tham gia của rất nhiều bên có liên quan. Cả trong lẫn ngoài công ty. Từ các agency cho đến đơn vị thiết kế bao bì. Rrất nhiều người gây tác động và ảnh hưởng đến sự hiện diện của thương hiệu trong đời thực. Các marketer thường đặt những chỉ dẫn cùng nhau để hệ thống hoá các quy tắc của thương hiệu.

Khi Brand Guidelines tỏ ra hiệu quả, nó sẽ tạo nên một nguồn động lực lớn. Nó giúp truyền cảm hứng cho các team để họ vận dụng tối đa sức sáng tạo. Còn nếu không “Brand Guidelines” chẳng khác gì tấm bạt mà bạn dùng để bảo quản chiếc xe của mình.

Câu chuyện vi phạm Brand Guidelines của Tom Fishburne

Năm 1997, tôi làm việc cho một trong những công ty quảng cáo tương tác đầu tiên tại San Francisco. Tôi hỗ trợ xây dựng website cho Disney và các công ty khác. Tôi vẫn còn nhớ như in việc áp dụng “Brand Guidelines” của Disney vào một công cụ tương đối mới lúc bấy giờ trên web. Nó khó khăn vô cùng. Bởi vì Disney viết ra các chỉ dẫn của họ từ lối tư duy in ấn. Họ vô tình giới hạn tiềm năng sáng tạo của agency. Kết quả website thành hình tạo nên cảm giác không khác gì một brochure cầm tay.

Hiện trạng đó vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay, khi các nền tảng của thương hiệu phát triển không ngừng. Từ mobile cho đến content marketing. Đội ngũ thương hiệu mở cần sự chỉ dẫn, nhưng họ cũng cần sự tự do và linh hoạt để thử nghiệm.

Khi chúng tôi làm việc theo hệ thống, chúng tôi đầu tư phần lớn nỗ lực vào “Brand Guidelines” cho một công ty nhỏ và gần như cập nhật chúng mỗi năm. Đội ngũ thiết kế trải nghiệm thương hiệu của chúng tôi luôn cố gắng cân bằng giữa tính nhất quán và cảm hứng.

Marketer không nên biến mình thành “Cảnh sát thương hiệu” và “Brand Guidelines” nên có nhiều giá trị hơn là một bộ luật.

Source link

Bộ quy chuẩn thương hiệu của doanh nghiệp