Bí kíp đặt câu hỏi phỏng vấn hiệu quả của Dũng

Đăng ngày 11/10/2024 lúc: 09:4513 lượt xem

Bí kíp đặt câu hỏi phỏng vấn hiệu quả của Dũng

Các nhà tuyển dụng có tò mò bí kíp đặt câu hỏi phỏng vấn hiệu quả của Dũng không? Hãy dành một vài phút để tham khảo bài chia sẻ này nhé!

1. 5 cách đặt câu hỏi phỏng vấn giúp đánh giá ứng viên hiệu quả

1.1. Đặt câu hỏi mở

Các câu hỏi phỏng vấn dạng mở rất hữu ích. Nó đòi hỏi ứng viên sẽ phải tư duy và bộc lộ thái độ hoặc ý kiến của bản thân. Cách đặt câu hỏi phỏng vấn mở sẽ không giới hạn câu trả lời của ứng viên. Ứng viên sẽ không bị gò bó trong một khuôn mẫu nhất định nào.

Mục đích của câu hỏi này thường là để nhà tuyển dụng tìm hiểu sâu hơn về ứng viên. Bao gồm phong cách làm việc, những mục tiêu và định hướng phát triển.

Dưới đây là mẫu những câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng mẫu mà HR có thể sử dụng:

  • Bạn có thể cho tôi một ví dụ minh họa về cách bạn đã cải thiện năng suất trong công việc không?
  • Tại sao bạn lại muốn làm việc cho công ty này?
  • Điểm mạnh và điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?
  • Thách thức lớn nhất mà bạn từng đối mặt trong công việc là gì?
  • Bạn thấy sự nghiệp của mình sẽ đi theo hướng nào trong 5 năm tới?
  • Công việc lý tưởng của bạn trông như thế nào?

1.2. Đặt câu hỏi giả định

Câu hỏi giả định là dạng câu hỏi mở đầu bằng một tình huống giả định. Nó yêu cầu ứng viên trình bày quan điểm, cách xử lý của mình trong tình huống đó. Cách đặt câu hỏi khi phỏng vấn này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực xử lý vấn đề. Ứng viên bộc lộ cách thức nhìn nhận một tình huống nhất định.

Ví dụ một số câu hỏi giả định HR có thể sử dụng:

  • Giả sử một dự án mà bạn giám sát không đạt được các mục tiêu bạn đặt ra. Bạn sẽ phản ứng thế nào?
  • Nếu bạn nhận thấy tinh thần của nhân viên đi xuống, bạn sẽ làm gì để cải thiện?
  • Nếu bạn là người quản lý tuyển dụng cho vị trí này, bạn sẽ tìm kiếm những kỹ năng nào ở ứng viên?
  • Nếu bạn có cơ hội sửa đổi con đường sự nghiệp ban đầu của mình, bạn sẽ làm gì khác đi?

1.3. Đặt câu hỏi đuổi

Câu hỏi đuổi là dạng câu hỏi xoáy vào vấn đề nhằm “thử thách” khả năng ứng biến của ứng viên. Bằng cách đặt những câu hỏi liên tiếp. Cách đặt câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng này còn giúp nhà tuyển dụng kiểm chứng mức độ trung thực trong các câu trả lời. Thông thường, những người nhanh nhẹn, tự tin sẽ phản ứng linh hoạt và nhanh chóng bộc lộ ưu thế. Ngược lại, những ứng viên ít kinh nghiệm sẽ tỏ ra vụng về và nhanh chóng bị dồn vào ngõ cụt.

Ví dụ về cách đặt câu hỏi đuổi như sau:

  • Bạn đề cập đến việc 3 năm nữa sẽ hoạt động với vai trò trưởng phòng, bạn có thấy điều này khả thi không/Tại sao bạn lại nghĩ điều này là khả thi?
  • Bạn có lộ trình cụ thể để đạt được vị trí này không?
  • Tại sao bạn nghĩ mình có thể làm được?

1.4. Đặt câu hỏi thăm dò

Câu hỏi thăm dò được sử dụng để tìm kiếm thêm thông tin về một vấn đề cụ thể. Bằng cách đặt câu hỏi khi phỏng vấn thăm dò, nhà tuyển dụng sẽ có một cái nhìn đầy đủ. Họ thấu đáo nhất về vấn đề mà họ đang quan tâm. Để đặt câu hỏi thăm dò hiệu quả, bạn có thể áp dụng công thức 5W:

  • What – Cái gì
  • When – Khi nào
  • Where – Ở đâu
  • Why – Tại sao
  • Who – Ai

1.5. Đặt câu hỏi dạng phễu

Câu hỏi dạng phễu là loại câu hỏi tập trung đào vào chi tiết của một vấn đề chung chung ban đầu. Để sử dụng dạng câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng này, nhà tuyển dụng sẽ bắt đầu từ một câu hỏi chung nhất về vấn đề mà mình muốn biết, sau đó sẽ tiếp tục đặt những câu hỏi cụ thể hơn.

Ví dụ về câu hỏi dạng phễu:

  • Bạn đã từng làm việc nhóm chưa?
  • Bạn làm với một nhóm bao nhiêu người?
  • Bạn có gặp phải khó khăn gì trong quá trình làm việc nhóm không?
  • Bạn tự đánh giá về khả năng làm việc nhóm của bản thân như thế nào?

2. Cách đặt câu hỏi khi phỏng vấn theo mô hình STAR – bí quyết “đọc vị” ứng viên chính xác

Mô hình STAR là một dạng câu hỏi phỏng vấn hành vi được ứng dụng phổ biến trong công tác tuyển dụng. STAR là viết tắt của Tình huống – Nhiệm vụ – Hành động và Kết quả (Situation – Task – Action – Result). Các câu hỏi phỏng vấn hành vi có thể giúp nhà tuyển dụng xác định xem ứng viên có khả năng xử lý những tình huống nhất định trong công việc hay không.

Ngoài ra, dạng câu hỏi này cũng giúp đánh giá các kỹ năng cần có trong công việc và cách thức ứng viên áp dụng những kỹ năng đó để giải quyết vấn đề (kỹ năng teamwork, lãnh đạo, giao tiếp,…).

Câu hỏi phỏng vấn hành vi có thể bắt đầu bằng:

  • Hãy kể cho tôi nghe về một…
  • Mô tả một tình huống…
  • Hãy cho tôi một ví dụ về…
  • Bạn có bao giờ…

Sau đó hãy yêu cầu ứng viên trình bày cụ thể về tình huống đó bằng cách đưa ra những câu hỏi: Tình huống đó xảy ra như thế nào? Vai trò/Nhiệm vụ của bạn trong tình huống đó là gì? Bạn đã hành động ra sao? Kết quả đạt được là gì?

3. Bật mí 5 mẹo giúp nâng cao kỹ năng đặt câu hỏi phỏng vấn

3.1. Luyện tập trước buổi phỏng vấn

Một sai lầm phổ biến mà mọi người thường mặc định trong công tác tuyển dụng là chỉ ứng viên mới cần luyện tập trước khi phỏng vấn. Thực chất phỏng vấn là quá trình trao đổi 2 chiều giữa nhà tuyển dụng và ứng viên.

Bởi vậy, để xây dựng được hình ảnh chuyên nghiệp và đảm bảo buổi phỏng vấn diễn ra hiệu quả thì HR cũng cần chuẩn bị trước bằng cách tổ chức một buổi thực hành với đồng nghiệp và xin góp ý, lời khuyên từ họ. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng điều chỉnh và hoàn thiện kỹ năng đặt câu hỏi phỏng vấn, kỹ năng giao tiếp và đàm phán để buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ nhất.

3.2. Nghiên cứu ứng viên trước khi phỏng vấn

Nghiên cứu trước về các ứng viên sẽ giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của ứng viên, từ đó lựa chọn những câu hỏi phỏng vấn phù hợp.

Ngoài ra, việc tìm hiểu trước về ứng viên giúp nhà tuyển dụng tránh được việc hỏi lại những thông tin đã được cung cấp sẵn trong hồ sơ, giúp tiết kiệm thời gian để tập trung vào những câu hỏi mang tính chuyên môn hơn.

3.3. Chuẩn bị trước các câu hỏi

Ở bất kỳ buổi phỏng vấn nào nhà tuyển dụng cũng cần chuẩn bị trước bộ câu hỏi phỏng vấn để đảm bảo khai thác chính xác những thông tin cần biết ở ứng viên. Bộ câu hỏi cần được xây dựng đa dạng, kết hợp xen kẽ các câu hỏi mở/đóng, câu hỏi tình huống, hành vi,… để đánh giá ứng viên một cách toàn diện nhất.

3.4. Linh hoạt trong quá trình phỏng vấn

Linh hoạt có nghĩa là nhà tuyển dụng phải có khả năng thay đổi kế hoạch phỏng vấn của mình dựa trên hoàn cảnh. Bạn phải sẵn sàng chấp nhận một số sai lệch so với kế hoạch ban đầu của mình miễn là chúng đảm bảo cho buổi phỏng vấn hiệu quả và đi đúng hướng.

3.5. Nói ít lại và lắng nghe nhiều hơn

Nhà tuyển dụng cần đặt câu hỏi thích hợp và trao đổi với ứng viên khi cần thiết, nhưng hãy đảm bảo cho các ứng viên “đất diễn” để thể hiện bản thân. Ngoài ra, hãy tích cực lắng nghe và sử dụng các hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ (cử chỉ, điệu bộ,…) nhằm tạo cho ứng viên cảm giác thoải mái để họ có thể hoàn thành buổi phỏng vấn một cách tốt nhất.

Tham khảo