Bdm là gì? Những yếu tố cần có ở một bdm?

Bdm là gì? Những yếu tố cần có ở một bdm?

Bdm là gì? Những yếu tố cần có ở một bdm? Các bạn đọc hãy cùng CEO Trần Trí Dũng tham khảo và tìm hiểu khái niệm trong bài viết này nhé!

I. Bdm là gì?

BDM là cụm từ viết tắt của 3 chữ cái đầu trong cụm từ tiếng Anh “Business Development Manager”, trong tiếng Việt có nghĩa là Giám đốc phát triển kinh doanh. Vị trí này chịu trách nghiệm cho toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp là người đưa ra phương hướng và dự án phát triển kinh doanh.

Xuyên suốt trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, BDM là người sẽ quản lý và thực hiện các hoạt động chủ chốt. Cụ thể như:

  • Xây dựng định hướng, chiến lược kinh doanh 
  • Xây dựng mối quan hệ, tìm kiếm khách hàng tiềm năng 
  • Tìm kiếm và phân tích thị trường tiềm năng
  • Triển khai kế hoạch kinh doanh
  • Đàm phán với các đối tác
  • Quản lý và đào tạo nhân sự
  • Trình bày kế hoạch, báo cáo kết quả với cấp trên

Giám đốc phát triển kinh doanh (BDM) là người đứng đầu bộ phận phát triển kinh doanh. Vị trí này giữ vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể về khả năng tăng trưởng doanh số, hiệu quả của chiến lược kinh doanh, mối quan hệ với khách hàng, hiệu quả quản lý nhân sự,… Có thể nói, việc tìm được một BDM tốt góp phần quan trọng vào sự bền vững và thành công của doanh nghiệp.

II. Những yếu tố cần có ở một bdm

Tương tự như những quản lý cấp cao của doanh nghiệp thì người đảm nhiệm vị trí BDM cần có những tố chất nhất định cũng như vốn hiểu biết rộng về kiến thức chuyên môn và kỹ năng. Vậy cụ thể là gì? Hãy cùng Dũng tìm hiểu ngay trong nội dung dưới đây! 

1. Về kiến thức chuyên môn

Vững kiến thức – giỏi chuyên môn là những điều khi nói về giám đốc phát triển kinh doanh. Họ là những người giỏi toàn diện với khả năng quản lý và xử lý thông tin cực tốt. Và để có được những điều đó, mỗi BDM thường là những người:

– Am hiểu về thị trường, nắm bắt xu hướng, cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp. 

– Thấu hiểu và định hình rõ insight khách hàng. Từ đó đưa ra các giải pháp kinh doanh phù hợp và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

– Có trình độ học vấn cấp đại học trở lên, tốp nghiệp tốt  các ngành như quản trị kinh doanh, marketing,…

– Đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các vị trí có liên quan như: marketing, nhân viên kinh doanh,…

– Thành thạo tin học văn phòng bao gồm: word, excel, powerpoint 

– Biết cách sử dụng phần mềm CRM, phần mềm quản lý doanh nghiệp, hoặc những phần mềm quản lý liên quan khác.

2. Về kỹ năng

Bên cạnh những yêu cầu về mặt kiến thức chuyên môn, tại vị trí Giám đốc phát triển kinh doanh còn có những yêu cầu nhất định về các kỹ năng mềm gồm:  

bdm là gì

Kỹ năng giao tiếp

BDM là một vị trí thường xuyên phải gặp gỡ, trao đổi và đàm phán với khách hàng. Chính vì vậy, kỹ năng giao tiếp là kỹ năng cần có ở mỗi BDM.

  • Truyền đạt thông tin rõ ràng, dễ hiểu.
  • Thể hiện thái độ lịch sự và tôn trọng.
  • Luôn luôn lắng nghe và thái độ tận tâm với khách hàng, đối tác và nhân sự công ty.

Kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là khả năng trình bày thông tin, ý tưởng hoặc mục tiêu thu hút người nghe, từ đó giúp người nghe dễ hiểu, dễ nhớ về nội dung truyền tải. Khi đảm nhiệm vị trí giám đốc phát triển kinh doanh, các hoạt động thuyết trình sẽ diễn ra thường xuyên và liên tục. Nhất là khi tổ chức triển khai các kế hoạch kinh doanh. 

  • Tự tin thuyết trình trước đám đông.
  • Nội dung truyền tải logic và dễ hiệu.
  • Truyền tải đúng – đủ nội dung mong muốn truyền tải. 
  • Sử dụng ngôn từ rõ ràng và dễ hiểu. (Nên mang sắc thái/ phong cách thuyết trình của bản thân để tạo chất riêng) 
  • Biết cách sử dụng khéo léo hình ảnh, đồ họa, biểu đồ hoặc câu chuyện để tạo ấn tượng và thu hút sự quan tâm.

Kỹ năng quản lý/ lãnh đạo

Kỹ năng quản lý / lãnh đạo là khả năng ảnh hưởng, hướng dẫn và quản lý một nhóm người để thực hiện mục tiêu chung dựa trên những kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của bản thân. Một Business Development Manager có khả năng lãnh đạo tốt là khi:

  • Quản lý và lãnh đạo đội nhóm thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh
  • Xây dựng môi trường làm việc tích cực, công bằng và minh bạch
  • Khai phá được sức mạnh đội nhóm và sức mạnh của từng cá nhân
  • Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên

Kỹ năng giải quyết vấn đề và xử lý tình huống

Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem Solving Skills) là khả năng xử lý các tình huống phát sinh ngoài ý muốn trong công việc và cuộc sống. Trong hoạt động kinh doanh, sẽ có rất nhiều những biến động và thay đổi liên tục. Do đó, đòi hỏi BDM phải có các kỹ năng xử lý và giải quyết tình huống nhanh chóng và kịp thời, đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Trong kỹ năng này, giám đốc phát triển sản phẩm cần phải biết cách: 

  • Phân tích vấn đề, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp hiệu quả.
  • Đưa ra quyết định nhanh chóng và phù hợp với tình hình thực tế.
  • Tâm thế chủ động đối mặt với sự cố.

Kỹ năng lên kế hoạch

Kỹ năng lên kế hoạch là khả năng xác định mục tiêu, xây dựng chi tiết phương hướng hành động phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Đây được coi là một trong những kỹ năng bắt buộc cần phải có khi ở vị trí BDM. Bởi công việc của BDM liên quan trực đến đến việc lên kế hoạch kinh doanh chủ chốt cho doanh nghiệp. Kỹ năng lên kế hoạch ở vị trí giám đốc phát triển kinh doanh có yêu cầu cao trong khả năng:

  • Xác định mục tiêu và phát triển kế hoạch chiến lược kinh doanh.
  • Xây dựng chi tiết và cụ thể các bước thực hiện và lên lịch triển khai để đạt được kết quả theo mục tiêu.
  • Xác định tính khả thi của kế hoạch dựa trên các chỉ số đo lường.
  • Quản trị rủi ro, đánh giá các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh
  • Ước lượng các chi chi phí có liên quan: chi phí dự phòng, chi phí triển khai, chi phí 

Kỹ năng xây dựng đội nhóm

BDM sẽ quản lý và làm việc trực tiếp với đội nhóm riêng của mình. Một đội nhóm vững mạnh sẽ là nền móng vững mạnh giúp nhà quản trị đạt được mục tiêu dễ dàng. Với kỹ năng xây dựng đội nhóm của mình, giám đốc phát triển kinh doanh cần: 

  • Xây dựng đội nhóm kinh doanh thành công, gắn kết phát triển.
  • Tạo sự hợp tác, truyền đạt mục tiêu và tạo động lực cho các thành viên trong đội nhóm.
  • Tất cả các thành viên đều nắm được mục tiêu và nhiệm vụ của mình. 
  • Xây dựng môi trường làm việc tích cực trong đội nhóm.

Kỹ năng công nghệ

Kỹ năng công nghệ là khả năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ vào trong hoạt động kinh doanh. Hiểu đơn giản, BDM cần biết cách sử dụng những công nghệ kỹ thuật số vào trong hoạt động kinh doanh như quản lý thông tin khách hàng, phân tích dữ liệu, quản lý nhân sự,…

Kỹ năng quản lý thời gian

Cuối cùng là kỹ năng quản lý thời gian. Nói theo cách đơn giản là cách nhà quản trị phân chia công việc trong những khoảng thời gian phù hợp để đảm bảo hiệu suất cũng như tối ưu được thời gian làm việc. BDM cần xác định được các mức độ ưu tiên của công việc để sắp xếp thời gian làm việc sao cho hợp lý, đảm bảo tiến độ công việc. Nhất là khi phân công nhiệm vụ và deadline cho nhân sự cấp dưới. 

III. Mức lương và các chế độ đãi ngộ của BDM

Giám đốc phát triển kinh doanh là vị trí quản lý cấp cao trong doanh nghiệp. Do đó, mức lương của BDM cũng là những con số khá hấp dẫn. Với vị trí Business development manager tại nước ngoài, bạn đã có thể nhận về mức lương giao động khoảng từ 2000 USD/tháng đến 4000 USD/tháng. Tương đương khoảng 46 triệu/ tháng đến 92 triệu/ tháng.  Với vị trí Business development manager tại Việt Nam, mức lương trung bình khoảng 20 – 50 triệu/tháng. Mức lương này chỉ bao gồm lương cứng, chưa tính tỷ lệ % hoa hồng từ doanh thu.

Thông thường, thu nhập của BDM được tính dựa trên công thức chung: 

Thu nhập của BDM = Lương cứng + Doanh số x Tỷ lệ % hoa hồng + Doanh số x Tỷ lệ % cổ phần (Nếu có)

Nhìn chung, mức thu nhập của giám đốc phát triển kinh doanh phụ thuộc nhiều vào doanh số mà BDM thu về cho doanh nghiệp. Ngoài ra, tùy thuộc vào chế độ đãi ngộ, quy mô và mô hình của doanh nghiệp thì mức thu nhập này cũng sẽ khác nhau. Đặc biệt, nếu BDM triển khai tốt các hoạt động kinh doanh giúp công ty phát triển mạnh mẽ thì thu nhập của BDM là không giới hạn. 

Tham khảo

Trần Trí Dũng
 

Trần Trí Dũng Đây là 3 tính cách mà mọi người thường hay nói về Dũng: Giản dị, Chia sẽ, Vui vẻ Còn bạn thấy Dũng như thế nào? Hãy để lại coment của mình nhé

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments