Bảng đơn vị đo khối lượng cần thiết cho doanh nghiệp

Đăng ngày 12/10/2024 lúc: 14:4613 lượt xem

Bảng đơn vị đo khối lượng cần thiết cho doanh nghiệp

Bảng đơn vị đo khối lượng cần thiết cho doanh nghiệp. Các bạn đọc cùng CEO Trần Trí Dũng đào sâu các kiến thức có trong bài viết này nhé!

Trong cuộc sống hàng ngày, đo lường khối lượng là một hoạt động quan trọng phổ biến. Hoạt động này giúp chúng ta xác định trọng lượng của các vật thể cần đo lường xung quanh một cách chính xác. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, chúng ta cần chuyển đổi giữa các đơn vị đo khối lượng khác nhau để phục vụ những mục đích nhất định. Trong bài viết hôm nay, Vinacontrol CE sẽ giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng và hướng dẫn cách chuyển đổi từng đơn vị chi tiết tới bạn đọc.

1. Đơn vị đo khối lượng là gì?

1.1 Đơn vị là gì?

Đơn vị là một đại lượng dùng để đo lường, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như vật lý, toán học, hóa học và cả trong cuộc sống thường ngày.

Ví dụ như: ki-lô-mét, mét, xen-ti-mét là đơn vị đo độ dài.

1.2 Khái niệm đơn vị đo khối lượng

Khối lượng là lượng chất mà một vật có thể xác định được bằng cách đo trọng lượng của vật đó. Để đo khối lượng của một vật thể, ta cần sử dụng một cái cân và dùng các đơn vị đo khối lượng để mô tả trọng lượng (khối lượng) của vật thể.

Ví dụ như một bao gạo có cân nặng là 10kg thì 10 chính là khối lượng của kiện hàng còn kg là đơn vị đo khối lượng của bao gạo đó.

Như vậy, đơn vị đo khối lượng chính là đơn vị để cân một vật cụ thể, tùy thuộc vào kích thước hay thể tích của từng vật mà chúng ta sẽ sử dụng đơn vị đo khối lượng tương ứng để miêu tả cân nặng của vật đó.

Ví dụ: Đối với những vật có khối lượng rất lớn như xe tải thì người ta sẽ sử dụng tấn hoặc tạ để nói về khối lượng của nó thay vì sử dụng những đơn vị đo nhỏ như Hg, Yến, Kg,…

Đối với cơ thể người, chúng ta sẽ sử dụng đơn vị đo kg để thể hiện cân nặng, ví dụ cân nặng của bạn là 32kg.

1.3 Một số đơn vị đo khối lượng phổ biến

  • Gam (g): Đơn vị cơ bản nhất, thường được sử dụng cho các vật nhỏ hoặc lượng nhỏ.
  • Kilogam (kg): Bằng 1000 gam, là đơn vị khối lượng chính trong hệ thống đo lường quốc tế.
  • Miligam (mg): Bằng 0.001 gam, thường được sử dụng cho các lượng rất nhỏ, như trong y học.
  • Tấn (t): Bằng 1000 kilogam, thường được sử dụng trong ngành công nghiệp và giao thông vận tải.
  • Microgram (µg): Bằng 0.000001 gam, được sử dụng trong các ứng dụng khoa học và y học.

Kilogram Images - Free Download on Freepik

2. Bảng đơn vị đo khối lượng chuẩn xác

Một bảng đơn vị đo khối lượng chuẩn xác sẽ được sắp xếp theo nguyên tắc từ lớn đến bé và theo chiều từ trái sang phải. Trong đó, đơn vị đo Kilogam (kg) sẽ được đặt ở trung tâm và Kg cũng chính là đơn vị đo khối lượng được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam.

Dưới đây sẽ là bảng đơn vị khối lượng tiêu chuẩn mà doanh nghiệp cần ghi nhớ:

Tấn

Tạ

Yến

Kg (ki lô gam)

Hg (héc tô gam)

Dag (đề ca gam)

G (gam)

1 tấn = 10 tạ = 1000 kg

1 tạ = 10 yến = 100kg

1 yến = 10 kg

1 kg = 10 Hg = 1000 g

1 Hg = 10 dag = 100g

1 dag = 10 g

1g

3. Cách đổi đơn vị đo khối lượng

3.1 Gợi ý cách đổi đơn vị đo khối lượng dễ nhớ nhất

Để tránh được những nhầm lẫn trong quá trình quy đổi, chúng ta cần phải nắm chắc được những nguyên tắc sau:

  • Mỗi đơn vị bé hơn sẽ bằng 1/10 đơn vị đứng liền kề trước nó, ví dụ:  1 dag = 0,1hg hay 1 tạ = 0,1 tấn
  • Mỗi đơn vị sẽ lớn hơn gấp 10 lần so với đơn vị đừng liền kề sau nó, ví dụ: 1 tấn = 10 tạ = 100 yến
  • Hoặc cũng có thể hiểu bảng chuyển đổi đơn vị khối lượng như sau: Khi đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn liền kề sẽ chia số đó cho 10, khi đổi từ đơn vị đo lớn sang đơn vị bé liền kề thì nhân số đó với 10.

Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo các kết quả chuyển đổi đơn vị đo khối lượng phổ biến dưới đây:

Đổi kilogam sang gam, tấn, tạ, yến, lạng.

  • 1 kg = 0.001 (tấn)
  • 1 kg = 0.01 (tạ)
  • 1 kg = 0.1 (yến)
  • 1 kg = 10 (hg) hay ta thường gọi 1 hg = 1 lạng, nên 1kg = 10 lạng.
  • 1 kg = 100 (dag)
  • 1 kg = 1000 (g)
  • 1 kg = 100,000 (cg)
  • 1 kg = 1,000,000 (mg)

Hectogam chính là tên gọi quốc tế và 1 lạng sẽ tương đương với 1 héc tô gam

1 lạng(hectogam) bằng bao nhiêu kg, tạ, yến, tấn

  • 1 lạng = 0.1 (kg)
  • 1 lạng = 10 (dag)
  • 1 lạng = 0.01 (yến)
  • 1 lạng = 0.001 (tạ)
  • 1 lạng = 0.0001 (tấn)
  • 1 lạng = 10000 (centigam)
  • 1 lạng = 100,000 (miligam)

1 decagram bằng bao nhiêu kg, lạng, tạ, yến

  • 1 decagram = 0.1 (lạng)
  • 1 decagram = 0.01 (kg)
  • 1 decagram = 0.001 (yến)
  • 1 decagram = 0.0001 (tạ)
  • 1 decagram = 0.000.01 (tấn)

3.2 Hai quy tắc áp dụng chuyển đổi đơn vị đo khối lượng

Khi chuyển đổi đơn vị đo, chúng ta cần nắm rõ hai quy tắc sau:

► Quy tắc 1: Khi đổi từ đơn vị lớn xuống đơn vị bé hơn liền kề, ta thêm vào số đó một chữ số 0. Nếu một đơn vị ở giữa ta thêm hai số 0 và cách hai đơn vị ta thêm 3 số 0 và tương tự.

Ví dụ: 6 tấn = 60 tạ = 600 yến = 6000 kg

60 kg = 600 Hg = 6000 dag và = 60.000 g

►  Quy tắc 2: Muốn đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn liền kề, ta chia số đó cho 10 hay nói cách khác bớt số đó đi một chữ số 0

Ví dụ: 6000 gam = 600 decal gam = 6 hecta gam và = 6kg

60.000 kg = 6.000 yến =  600 tạ = 60 tấn

1 kg Vectors & Illustrations for Free Download | Freepik

4. Dụng cụ dùng để đo khối lượng

  • Cân điện tử: có thiết kế nhỏ gọn, bề ngoài đẹp, sai số ít hiển thị kết quả số trên màn hình. Nếu đứng từ nhiều vị trí khác nhau cũng xem được kết quả. Ngoài chức năng cân khối lượng cân còn có thể ghi nhớ các số liệu.
  • Cân đồng hồ: dễ sử dụng, giới hạn đo lớn, chịu được va chạm, sử dụng được ngay và lâu dài không cần phải thay pin
  • Cân bàn điện tử: cân có giới hạn đo lớn, kết quả đo hiện lên màn hình dễ đọc và chính xác, cân chắc chắn và chịu được va chạm.

Link tham khảo