An toàn thông tin là gì? Tầm quan trọng của ATTT
An toàn thông tin là gì? Tầm quan trọng của ATTT như thế nào? CEO Trần Trí Dũng sẽ dành thời gian giải thích kĩ về Information Security!
1. An toàn thông tin là gì?
An toàn thông tin được hiểu là Information Security. Nó đơn giản là việc bảo vệ thông tin khỏi sự truy cập, sử dụng, hoặc thay đổi không được phép. An toàn thông tin còn bao gồm cả việc đảm bảo an toàn cho các thành phần, hệ thống được sử dụng để quản lý, lưu trữ, xử lý và trao đổi thông tin. Điều này bao gồm một loạt các biện pháp bảo mật như:
- Mã hóa
- Kiểm soát truy cập
- Giám sát hệ thống.
Mục tiêu cuối cùng của an toàn thông tin là đảm bảo tính toàn vẹn, sẵn sàng và bảo mật của thông tin.
2. Tầm quan trọng của an toàn thông tin
Tầm quan trọng của an toàn thông tin không thể phủ nhận trong một thế giới mạng liên kết và phụ thuộc vào dữ liệu như hiện nay. Việc mất thông tin có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như mất dữ liệu quan trọng, tổn thất tài chính, hoặc thậm chí làm hại đến danh tiếng của một tổ chức. Đối với cá nhân, việc bị hack có thể dẫn đến việc mất danh tính hoặc mất tài sản cá nhân.
Theo báo cáo của Bkav, thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người dùng Việt Nam năm 2022 tiếp tục ở mức rất cao, lên tới 21,2 nghìn tỷ đồng VNĐ (tương đương 883 triệu USD). Cụ thể, các cuộc tấn công bằng mã độc vẫn đang có chiều hướng tăng với 180.000 máy tính trong các cơ quan, tổ chức Việt Nam bị nhiễm mã độc APT trong năm vừa qua.
Cùng với đó, cần quan tâm đúng mức các vấn đề bảo đảm an ninh tài chính online. Theo tìm hiểu, thị trường tiền mã hóa sẽ là mục tiêu lý tưởng của hacker trong năm nay nếu người dùng không hành động nhanh chóng, quyết liệt. Do đó, có thể thấy tầm quan trọng của ngành an toàn thông tin cũng như nhu cầu nhân sự ở tương lai.
3. Tiêu chuẩn về an toàn thông tin
Trên trường quốc tế tiêu chuẩn Anh BS 7799 “Hướng dẫn về quản lý an toàn thông tin”, được công bố lần đầu tiên vào năm 1995. Tiêu chuẩn đã được chấp nhận. Xuất phát từ phần 1 của tiêu chuẩn Anh BS 77999 là tiêu chuẩn ISO/IEC 17799:2000. Hiện nay tồn tại dưới phiên bản được sửa đổi ISO/IEC 17799:2005.
Tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2005 phát triển từ phần 2 của BS 7799. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý an toàn thông tin và tương tự như ISO 9001 là một tiêu chuẩn về quản lý có thể được cấp giấy chứng nhận. Hiện phiên bản mới nhất của ISO 27001 là tiêu chuẩn ISO 27001:2022
ISO/IEC 17799:2005
Nội dung ISO/IEC 17799:2005 bao gồm 134 biện pháp cho an toàn thông tin và được chia thành 12 nhóm:
- Chính sách an toàn thông tin (Information security policy): chỉ thị và hướng dẫn về an toàn thông tin
- Tổ chức an toàn thông tin (Organization of information security): tổ chức biện pháp an toàn và quy trình quản lý.
- Quản lý tài sản (Asset management): trách nhiệm và phân loại giá trị thông tin
- An toàn tài nguyên con người (Human resource security): bảo đảm an toàn
- An toàn vật lý và môi trường (Physical and environmental security)
- Quản lý vận hành và trao đổi thông tin (Communications and operations management)
- Kiểm soát truy cập (Access control)
- Thu nhận, phát triển và bảo quản các hệ thống thông tin (Information systems acquisition, development and maintenance)
- Quản lý sự cố mất an toàn thông tin (Information security incident management)
- Quản lý duy trì khả năng tồn tại của doanh nghiệp (Business continuity management)
- Tuân thủ các quy định pháp luật (Compliance)
- Quản lý rủi ro (Risk Management)