Xây dựng kế hoạch kinh doanh khách sạn với 7 bước
Nhiều chủ đầu tư muốn tham gia kinh doanh khách sạn. Hãy tham khảo phương pháp xây dựng kế hoạch kinh doanh khách sạn với 7 bước của Dũng trong viết này!
1. Bước 1: Phân tích, nghiên cứu thị trường
Phân tích, nghiên cứu thị trường người tiêu dùng là điều tiên quyết. Chủ đầu tư cần đặt nền tảng tổ chức khi lập kế hoạch kinh doanh khách sạn. Bạn cần tìm những thị trường có nhu cầu sử dụng khách sạn cao. Tuy nhiên nguồn lực hiện tại chưa đáp ứng đủ. Bạn cần làm rõ các vấn đề sau trước khi lập kế hoạch :
-
- Hướng kinh doanh phù hợp nhất hiện nay là gì?
-
- Khách hàng mục tiêu của bạn là ai?
-
- Cơ sở vật chất như thế nào là phù hợp?
-
- Giá cả như thế nào cho hợp lý?
Đối với chiến lược kinh doanh mô hình khách sạn. Đòi hỏi chủ đầu tư phải kĩ lưỡng, nghiêm túc trong việc phân tích, đưa ra đánh giá khách quan. Điều đó sẽ giúp bạn có hướng đi tốt nhất trong việc kinh doanh. Tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng khi “chen chân” vào địa điểm đã có nhiều nhà cung cấp dịch vụ. Việc “buôn có bạn, bán có phường” khiến bạn phải đối mặt với cạnh tranh lớn.
2. Bước 2: Chuẩn bị các kiến thức cần thiết
Bước thứ 2 trong việc lập kế hoạch kinh doanh khách sạn bạn không thể bỏ qua chính là tìm hiểu, trang bị những kiến thức cần thiết liên quan. Thoạt nhìn, lĩnh vực khách sạn không quá khó kinh doanh. Nhưng khai thác sâu bên trong là vô vàn những điều mới mẻ. Đòi hỏi chủ đầu tư phải nắm rõ nội dung triệt để.
Bên cạnh đó, để việc kinh doanh suôn sẻ, ứng dụng công nghệ hiện đại, chất lượng cao. Chủ đầu tư cần tìm hiểu và chuẩn bị phần mềm hỗ trợ việc theo dõi, quản lý. Nền tảng GoSELL với việc cung cấp tính năng phù hợp như tạo website, quản lý hẹn giờ, chăm sóc khách hàng là một lựa chọn để bạn có thể cân nhắc. Ngoài ra, bạn cũng nên tự đánh giá bản thân về các phẩm chất cần phải có trong việc đầu tư.
3. Bước 3: Xác định phân khúc khách hàng phù hợp
Một trong các bước lập kế hoạch kinh doanh khách sạn chủ đầu tư không thể bỏ qua. Đó là xác định khách hàng phù hợp hay còn gọi là phân khúc thị trường. Việc bạn lựa chọn hình thức như thế nào thường dựa trên hai tiêu chí chính. Đó là đáp ứng với nhu cầu của số đông người tiêu dùng và phù hợp với túi tiền của doanh nghiệp.
Lưu ý với những cá nhân lần đầu tiếp xúc với hình thức này nên cẩn trọng với việc đầu tư vốn và lường trước mọi rủi ro có thể xảy ra. Để có thể đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo lựa chọn các ý tưởng phù hợp, song vẫn đảm bảo sự mới lạ, độc đáo, hãy biến mình thành người tiên phong. Giảm thiếu được tỷ lệ cạnh tranh. Đồng thời thu hút được lượng khách hàng biết đến lớn.
4. Bước 4: Chọn địa điểm và thiết kế khách sạn
Khi kinh doanh khách sạn một yếu tố không thể bỏ qua đó là việc chọn địa điểm và thiết kế không gian theo chủ đề. Bên cạnh đó phải đảm bảo nơi bạn chọn có các tiện ích về giao thông công cộng, bãi đỗ xe, gần với các địa điểm vui chơi giải trí, du lịch,.. Khách hàng lưu trú rất để tâm đến sự tiện lợi mà khách sạn mang lại. Nên nếu bạn có thể sở hữu một mặt bằng ở vị trí đắc địa thì cơ hội hốt bạc rất lớn.
Để lựa chọn mẫu kế hoạch kinh doanh khách sạn cũng đòi hỏi các yếu tố trên. Bạn nên lựa chọn một vị trí thuận tiện cho khách hàng. Thiết kế bản vẽ hợp lý và tối ưu hóa việc trang trí sao cho đảm bảo sự độc đáo, hấp dẫn, thu hút được nhiều người. Về thiết kế, nhà đầu tư cần đảm bảo phù hợp với mô hình đặc thù. Chú trọng đến tính thẩm mỹ, gần gũi và nên được thực hiện bởi các kiến trúc sư có chuyên môn.
5. Bước 5: Kế hoạch ngân sách
Trong các bước lập kế hoạch kinh doanh khách sạn bao gồm cả tính toán về ngân sách đầu tư. Chi phí bỏ ra để xây dựng mô hình là không hề nhỏ. Vậy nên bạn cần phải có sự chuẩn bị và tính toán chi tiết, kĩ lưỡng đảm bảo giảm thiếu các rủi ro phát sinh. Cùng với đó, nhà đầu tư phải ước tính lợi nhuận mà mình có thể đạt được để đầu tư hợp lí, tránh rủi ro phát sinh cao.
Trước hết, chủ đầu tư cần cân đối các khoản chi phí như thuê mặt bằng, cơ sở vật chất, nội thất, lương chi trả cho nhân viên,… Việc tính toán ngân sách bao gồm cả kế hoạch dự trù những rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh. Nếu không muốn lao đao, phải chi trả lương trong khi không thể đón tiếp khách lưu trú.
Dựa vào các yếu tố như xây dựng cơ sở hạ tầng, thuê mướn nhân viên, chi phí hoạt động và sử dụng cho đến khi thu được lãi,… Bạn có thể tính toán chi tiết và được mình phải chuẩn bị khoảng bao nhiêu vốn đầu tư. Khi nào sẽ thu được tiền lời và lời theo tỉ lệ bao nhiêu để có thể duy trì kinh doanh phù hợp.
6. Bước 6: Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân viên
Đội ngũ nhân viên, cán bộ đảm nhiệm các bộ phận, vị trí khác nhau là yếu tố không thể thiếu để vận hành một mô hình kinh doanh. Với đặc thù của ngành khách sạn. Đòi hỏi nhân viên chính là bộ mặt, là một yếu tố cần thiết để có thể giữ chân, thu hút khách hàng. Điều này đóng vai trò lớn trong kinh doanh.
Đối với các nhóm ngành dịch vụ. Bất kỳ vị trí nào cũng cần được hướng dẫn kỹ về tác phong, văn hóa, từ bảo vệ, nhân viên tiếp tân, nhà bếp cho đến tạp vụ,… Chính bởi tầm quan trọng của đội ngũ phục vụ. Chủ khách sạn cần có kế hoạch tuyển dụng cụ thể, chi tiết và chú ý đến nghiệp vụ ứng với từng vị trí.
Bên cạnh đó, để việc quản lý nhân viên trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể tham khảo các nền tảng hỗ trợ như GoSELL, Thaco, Garment,… với tính năng theo dõi, quản lý nhân viên. Nền tảng cho phép nhà đầu tư giám sát được hoạt động làm việc và hiệu quả từng cá nhân mang lại.
7. Bước 7: Kế hoạch quảng cáo
Trong việc lên ý tưởng kinh doanh khách sạn, để có được lượng khách hàng như mong muốn. Bạn cần phải có ý tưởng, chiến lược quảng cáo cụ thể, rõ ràng. Cân nhắc và đồng bộ giữa các kênh marketing với nhau. Nên đưa ra các chương trình khuyến mãi như thế nào để thu hút người tiêu dùng.
Ngoài các yếu tố trên. Bản kế hoạch kinh doanh khách sạn được chuẩn bị đầy đủ các loại giấy phép kinh doanh từ chính quyền địa phương cho đến các cấp lãnh đạo cao. Những việc này khá tốn thời gian. Tuy nhiên kế hoạch mà bạn lập ra càng cụ thể thì sẽ giúp người đầu tư dễ phát triển và thu được lợi cao.
Bên cạnh đó, nếu nhà đầu tư sử dụng các kế hoạch quảng cáo. Sẽ làm cho thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng, nhiều người biết đến. Việc quảng bá bạn nên thực hiện ngay từ sớm đến thời điểm khai trương. Để khách sạn có một lượng khách hàng biết đến, thu được lợi nhuận cao.
Tổng kết
Bài viết đã hướng dẫn bạn cách lập kế hoạch kinh doanh khách sạn phù hợp, chi tiết và hiệu quả. Hi vọng, Trần Dũng đã đem đến cho bạn những kiến thức và trải nghiệm chân thật nhất. Nếu như có thắc mắc hay câu hỏi khác hãy liên hệ ngay để được hỗ trợ một cách nhanh nhất nhé!