Giới thiệu mô hình 5M và cách áp dụng 5M trong doanh nghiệp

Đăng ngày 24/08/2023 lúc: 09:0921 lượt xem

Giới thiệu mô hình 5M và cách áp dụng 5M trong doanh nghiệp

Trong bài viết này, Trần Trí Dũng giới thiệu mô hình 5M và cách áp dụng 5M trong doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo hãy cùng đọc để có thêm kinh nghiệm nhé!

1. Khái niệm mô hình 5M

Mô hình 5M là một khái niệm để diễn tả một giải pháp quản lý lãnh đạo tại các tổ chức doanh nghiệp. Mô hình này được người dùng đánh giá cao bởi sự ổn định trong quy trình sản xuất và đáp ứng nguyên lý cung – cầu của thị trường. Bên cạnh đó, 5M cũng là đại diện cho năm chữ cái đầu tiên thể hiện các yếu tố như:

    • Material: Nguyên vật liệu, phụ kiện
    • Machine: Thiết bị, máy móc
    • Man: Người thao tác
    • Method: Phương pháp, cách thức
    • Measurement: Kiểm soát và đo lường

 

Mô hình 5M

2. Tìm hiểu về mô hình 5M

Mô hình 5M là gì? Đây có phải là phương tiện thường được các nhà lãnh đạo của các tổ chức doanh nghiệp lựa chọn để tạo ra bởi 5 yếu tố chính? Cùng Dũng đi tìm hiểu ngay nhé!

2.1 Material: các nguyên vật liệu, phụ kiện

Material là yêu cầu bắt buộc không thể thiếu trong quá trình sản xuất hàng hóa cho doanh nghiệp. Vật liệu, linh kiện luôn là yếu tố được nhà lãnh đạo ưu tiên đặt lên hàng đầu. Bởi bất kỳ sai sót về công năng, chất lượng của thiết bị sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty.

Ngoài ra, material còn tác động đến quá trình lắp ráp các thiết bị hoặc gia công hàng hóa. Việc bạn sử dụng không đúng loại nguyên vật liệu sẽ thay đổi cả một dây chuyền sản xuất. Bên cạnh đó, lỗi chế tạo sản phẩm là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra. Điều này dẫn đến phát sinh ra chi phí bởi hàng hóa không đạt yêu cầu. 

mô hình 5M

Chính vì vậy, các doanh nghiệp luôn có những yêu cầu đặt ra đối với nguyên vật liệu cụ thể chi tiết như sau:

    • Những nhà quản lý, điều hành khâu sản xuất hàng hóa phải thực hiện tra định kỹ lưỡng về: thể loại, kích thước, sản lượng và năng suất của nguyên vật liệu, linh phụ kiện,… Để đảm bảo việc kiểm soát, doanh nghiệp nên đưa ra các nguyên tắc, tiêu chuẩn, mục tiêu riêng tùy vào lĩnh vực kinh doanh.
    • Các lỗi phát sinh từ yếu tố material người quản lý phải thực hiện kiểm tra để tìm ra nguyên nhân, nguồn gốc của vấn đề. Từ đó, doanh nghiệp kịp thời triển khai sửa chữa để giải cứu sản phẩm, nâng cao chất lượng đầu ra. Trong tình huống lỗi sản phẩm quá nghiêm trọng và không xuất hàng được thì nhà cung ứng bắt buộc phải nhận lại và bồi thường thiệt hại đã xảy ra.

2.2 Machine: thiết bị, máy móc

Công dụng của thiết bị, máy móc luôn tác động đến thời gian, sản lượng và năng suất của sản phẩm. Do đó, nhà điều hành liên tục tìm kiếm cùng đề ra các phương pháp cải tiến thiết bị nhằm giải quyết kịp thời các yêu cầu sản xuất. 

mô hình 5M

Nhà cung ứng phải đảm bảo các công cụ, máy móc được kiểm soát về chất lượng đáp ứng yêu cầu nhà sản xuất cần:

    • Xác định độ bền, công dụng, tính chính xác của các thiết bị trong quy trình sản xuất hàng hóa.
    • Đề ra các quy định về tiêu chuẩn và áp dụng trong quá trình sản xuất, kiểm tra máy móc.
    • Phải thực hiện kiểm soát, bảo dưỡng vào khoảng thời gian cố định, để đảm bảo tiến trình vận hành sản xuất tạo ra thành phẩm.

2.3 Man: người thao tác

Người thao tác là người chịu trách nhiệm chính cho chất lượng của nguyên vật liệu, linh kiện. thiết bị, máy móc. Nếu người thực hiện không có chuyên môn tốt thì sẽ rất khó để tiến trình hoạt động thành công. Vì vậy, vai trò của người chịu trách nhiệm máy móc, thiết bị đòi hỏi phải có trình độ, hiểu rõ được các dây chuyền vận hành máy móc.

Ngoài ra, người thao tác còn phải nắm bắt được các kiến thức chuyên ngành để có thể linh động trong mọi sự cố bất ngờ. Vì vậy, các doanh nghiệp thường xuyên tổ chức các buổi training để người thao tác được trau dồi kiến thức và nâng cao kỹ năng chuyên môn. Nhờ vào các hội thảo, buổi tập huấn, … do công ty tổ chức.

mô hình 5M là gì

2.4 Method: phương pháp thao tác

Phương pháp thao tác trong lĩnh vực sản xuất cũng đóng vai trò quan trọng. Bởi trong quá trình tạo ra hàng hóa, method tốt giúp thời gian và chất lượng được tối ưu. Phương pháp hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra hướng giải quyết tốt nhất từ đó đem vào thực tế để nâng cao hiệu suất công việc. Nhờ vào đó, nhà cung cấp sẽ gia tăng năng suất, tối ưu hóa sản phẩm cả về lượng và chất. 

mô hình 5M

Hiện nay, không ít doanh nghiệp đang tìm kiếm và đưa ra các phương pháp. Đồng thời, các tổ chức xây dựng nên các tiêu chuẩn cho tổ chức. Bên cạnh đó, method cải tiến đóng vai trò đo lường và tăng độ chính xác cho sản phẩm. Từ đó, nhà cung ứng đảm bảo quy trình sản xuất vận hành thành công..

2.5 Measurement: kiểm soát và đo lường

Bước cuối cùng trong mô hình 5M là gì? Measurement được coi là khu vực kiểm tra cuối cùng, trước khi hàng hóa được đưa ra thị trường. Thao tác kiểm soát, đo lường đóng vai trò đảm bảo về chất và lượng của sản phẩm. Nhằm đo lường khả năng đáp ứng nhu cầu của hàng hóa trước khi được lưu thông .

mô hình 5M là gì

3. Vai trò của mô hình 5M trong doanh nghiệp

Từ quá trình phân tích của yếu tố trên đã tạo nên mô hình 5M của doanh nghiệp. Bạn có thể nhận thấy được vai trò của mô hình đem đến những lợi ích như sau: 

    • Đảm bảo tiến trình vận hành và sản xuất được diễn ra suôn sẻ, giảm thiểu rủi ro. Từ các quá trình input đến output được phân chia nhiệm vụ và có sự kiểm tra dựa vào tiêu chuẩn được đặt ra. Vì vậy, mọi sự cố đều được phát hiện kịp thời và giải quyết trong thời gian ngắn.
    • Đem lại năng suất cao cho công việc được vận hành sản xuất một cách thuận lợi, công tác phối hợp theo quy trình, các vấn đề được phát hiện và khắc phục nhanh chóng.
    • Nâng cao các mối quan hệ với khách hàng, nhân viên và người lãnh đạo, trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan.
    • Giảm thiểu tỷ lệ rủi ro, quá trình sản xuất được vận hành thuận lợi rút ngắn thời gian. Tình trạng khó khăn về chi phí cũng được nhà quản lý khắc phục. 

 

Vì vậy, nên các nhà quản lý và doanh nghiệp luôn ưu tiên sử dụng mô hình 5M để đem lại hiệu quả cao trong quá trình sản xuất.

5M

4. Chữ M nào quan trọng nhất trong mô hình 5M

Trong mô hình 5M, chữ M trong Man là quan trọng nhất. Bởi vì yếu tố con người sẽ ảnh hưởng đến tất cả các yếu tố còn lại. Con người đảm bảo nguyên liệu, máy móc, quy trình và tiền bạc được sử dụng một cách hiệu quả và chính xác nhằm đạt được mục đích cho tổ chức, doanh nghiệp.

mô hình 5m

5. Yếu tố nào ảnh hưởng đến mô hình 5M?

Ngoài 5 yếu tố chính mà các nhà quản lý thường hay nhắc đến, mô hình 5M còn có rất nhiều nguyên nhân liên quan khác gây ảnh hưởng. Ví dụ một số nguyên nhân dưới đây:

    • Môi trường xung quanh: Đó là các yếu tố môi trường, điều kiện thời tiết, … thành phần này gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến quá trình vận hành sản phẩm. Ví dụ, khi ở nhiệt độ cao các vật dụng máy móc giãn nở gây khó khăn cho sản xuất. 
    • Yếu tố chủ quan từ sự quản lý của các cấp quản lý: Quá trình sản xuất, vận hành có thể bị thay đổi bởi những ý kiến từ nhà lãnh đạo. Thay đổi quy trình kéo theo ảnh hưởng trực tiếp lên chất lượng sản phẩm. Trong thực tế, hệ thống sản xuất bị tác động bởi ý kiến chủ quan của nhà điều hành.

 

mô hình 5M

Những bài viết nổi bật khác:

Việc thực hiện mô hình 5M một cách đúng đắn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệ. Đây còn là phương tiện thuận lợi cho các công ty nâng cao hiệu suất công việc. Đặc biệt, nếu bạn là một nhà lãnh đạo thì nên tham gia tìm hiểu và áp dụng cho tổ chức doanh nghiệp. Hãy liên hệ Trần Trí Dũng nếu có thắc mắc nhé!

Nguồn sưu tầm: PDCA