Xây dựng chiến lược doanh nghiệp với 7 bước
Xây dựng chiến lược doanh nghiệp là gì? Trần Trí Dũng giới thiệu 7 bước thực hiện việc xây dựng chiến lược trong bài viết này. Cùng đọc để hiểu nhé!
1. Hiểu đúng về xây dựng chiến lược doanh nghiệp trước khi thực hiện
“Chiến lược là con đường đi mục tiêu”. Nhưng để biết rõ hướng đi của con đường đó thì không phải dễ. Chỉ cần một lần “rẽ sai”, “đi quá tốc độ” thì khả năng tiến đến hoàn thành mục tiêu càng giảm.
Chính vậy, Dũng sẽ giúp bạn hiểu đúng về xây dựng chiến lược doanh nghiệp. Cũng như nắm được vai trò của nó đối với một doanh nghiệp ra sao ở phần nội dung dưới đây nhé!
1.1 Chiến lược kinh doanh là gì?
Giải thích
Chiến lược kinh doanh là phương pháp, cách thức hoạt động kinh doanh của một công ty, tập đoàn. Hướng đến đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu.
Chiến lược kinh doanh là nội dung tổng quát của một kế hoạch kinh doanh có trình tự. Gồm một chuỗi các biện pháp, cách thức kinh doanh. Chúng chủ yếu được áp dụng trong suốt một thời gian dài. Hướng tới việc thúc đẩy lợi nhuận cao nhất và sự phát triển của hệ thống kinh doanh.
Lịch sử
Lịch sử kinh doanh thế giới và Việt Nam đã chứng kiến nhiều dấu ấn từ những chiến lược kinh điển. Ví dụ: Coca Cola chiến thắng đối thủ cạnh tranh truyền kỳ của mình là Pepsi vào những năm 1980.
Trong khi vẫn đang tập trung vào cạnh tranh với Pepsi bằng cách nhích từng 0,1 % thị phần một. Các lãnh đạo hãng nước ngọt nổi tiếng này là đột ngột quyết định không cạnh tranh với Pepsi nữa. Nhưng đừng nghĩ rằng họ bỏ cuộc. Chỉ là họ đang tìm chiến lược mới để chiếm luôn thị phần nước uống tại Mỹ.
Lãnh đạo hãng Coca Cola nhận thấy rõ ràng Pepsi không phải là đối thủ duy nhất tại Mỹ. Mà bên cạnh đó còn có trà, cà phê, sữa và các loại nước trái cây. Họ tiến hành khảo sát và thu được con số người Mỹ chỉ chi 2 ounces/ngày/người cho Coca .Trong khi đó tổng số tiền họ chi cho các loại nước uống trong ngày là 14 ounces.
Bước đột phá diễn ra. Khi Coca Cola quyết định đầu tư các máy bán tự động dành riêng cho loại nước giải khát. Họ đặt máy bán này ở khắp các góc đường. Doanh thu tăng vọt không tưởng đánh bay không chỉ đối thủ Pepsi. Mà còn thắng nhiều hãng đồ uống khác.
Có thể nhận thấy thay vì chiến lược “chậm và ổn định”. Các lãnh đạo hãng nước ngọt đình đám này đã khôn ngoan khi lựa chọn chiến lược “nhanh và vững chắc”.
1.2 Tác hại của kinh doanh mà không có chiến lược?
Chiến lược giúp doanh nghiệp đi nhanh hơn, xa hơn, dễ dàng hơn để đạt mục tiêu. Nhưng ngược lại, có nhất định phải có chiến lược không? Không có chiến lược có sao không? Câu trả lời là: Không những “có sao” mà còn rất tai hại.
Không có chiến lược có sao không?
Nếu kinh doanh không có chiến lược thì chẳng khác nào người mù đường đi trên đường. Mà người mù thì bạn biết rồi đấy. Để bước được một bước họ phải dò dẫm nên đi rất chậm. Thậm chí nhiều lúc lao vào bụi rậm. Cũng như doanh nghiệp không có sức mạnh của sự rõ ràng. Thì lấy đâu ra “bước chân Tây Sơn thần tốc”, chỉ có lao vào vực thẳm.
Nếu bạn là một CEO. Bạn có tự tin vào bản thân mình không? Khi điều hành doanh nghiệp trong sự mập mờ, không rõ ràng?Nên nhớ, rõ ràng tạo ra sức mạnh. Nó cũng như tâm thê của bạn khi bước vào phòng thi vật. Nếu những kiến thức sáng rõ trong đó thì bạn rất tự tin. Còn nếu bạn vẫn “mập mờ” cái này, cái kia thì chưa thì cũng đã run rồi.
Chưa kể đến việc không có chiến lược khiến bạn bị cuốn vào vòng xoáy tâm tư chán nản. Liên tục xoay vần với câu hỏi phải làm sao, phải làm gì tiếp theo. Bạn rối bời, mất phương hướng.
Còn nữa, không có chiến lược thì làm sao để cạnh tranh. Mục tiêu ai cũng có. Ai cũng muốn là số 1, số 2, ai cũng muốn có doanh thu 10 tỷ, 100 tỷ, 1000 tỷ. Ai cũng muốn chiếm lĩnh thị trường. Ai cũng cũng có thật nhiều khách hàng nhưng làm cách nào, con đường nào để đạt mục tiêu đấy.
Có thể bạn cũng nhìn ra mục tiêu đấy nhưng người khác lại tìm thấy con đường ngắn hơn bạn. Vậy thắng hay không nằm ở chiến lược, con đường được chọn!
2.Các chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp
2.1 Chiến lược kinh doanh cơ bản
Chiến lược kinh doanh cơ bản gồm 4 đặc điểm sau:
-
- Cạnh tranh để khác biệt: Một doanh nghiệp cần phát triển chiến lược kinh doanh của mình theo hướng tạo ra những sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh khác và duy trì, phát triển những điểm khác biệt đó trở nên tốt nhất.
-
- Cạnh vì lợi nhuận: Một kế hoạch kinh doanh mà không xác định được lợi nhuận mục tiêu là bao nhiêu và thời gian để hoàn thành thì đó không phải là một chiến lược khả thi.
-
- Thấu hiểu thị trường: Thấu hiểu thị trường và đối thủ cạnh tranh là điều cơ bản mà doanh nghiệp nào cũng cần phải biết khi tham gia vào thị trường.
-
- Xác định đúng đối tượng khách hàng: Số ít doanh nghiệp hay sản phẩm có thể bao quát được tất cả khách hàng hoặc thị trường. Mỗi mặt hàng kinh doanh thì chỉ nên nhắm tới một hay một vài đối tượng khách hàng nhất định.
2.2 Chiến lược cho doanh nghiệp
Nói một cách dễ hiểu là việc tạo ra được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Thực hiện chiến lược kinh doanh cần phải xác định và triển khai các hoạt động kinh doanh đặc biệt hơn so với đối thủ cạnh tranh.
2.3 Chiến lược cạnh tranh
Chiến lược cạnh tranh được coi là chiến lược dài hạn của doanh nghiệp giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Có 4 chiến lược kinh doanh cạnh tranh phổ biến được áp dụng nhất là:
-
- Chiến lược cạnh tranh dẫn đầu về chi phí: Ở chiến lược này doanh nghiệp cần tạo ra lợi thế về giá. Có thể áp dụng vào cho cả công ty sản xuất cũng như công ty phân phối. Nhằm mục tiêu mang đến cho khách hàng sản phẩm và dịch vụ với giá thành rẻ nhất.
-
- Chiến lược cạnh tranh khác biệt hóa: Doanh nghiệp phải tạo ra được điểm khác biệt của mình so với đối thủ. Và phát huy những điểm khác biệt đó để tạo ra sự cạnh tranh lớn trên thị trường. Chiến lược này có thể giúp doanh nghiệp dù là quy mô nhỏ hay mới gia nhập thị trường. Họ đều có thể trở thành người dẫn đầu thị trường.
-
- Chiến lược cạnh tranh tập trung chi phí: Doanh nghiệp chỉ tập trung vào một phân khúc thị trường nhất định và làm sao tối ưu hóa chi phí thấp nhất ở phân khúc thị trường này. Nhờ đó mà doanh nghiệp có thể tạo ra các sản phẩm có mức giá rẻ hơn rất nhiều ở phân khúc so với các đối thủ cạnh tranh.
-
- Chiến lược cạnh tranh tập trung phân biệt: Với chiến lược này doanh nghiệp nên tập trung vào phân khúc thị trường nhất định. Và tạo ra những điểm khác biệt nhắm vào phân khúc thị trường đó.
3. 7 bước xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả
3.1 Thiết lập mục tiêu của công ty
Bước đầu tiên của việc tiến hành kinh doanh là cần xác định đúng mục tiêu kinh doanh. Đây là tổng quan kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp hy vọng đạt được trong một khoảng thời gian nhất định.
3.2. Đánh giá vị trí hiện tại
“Biết người, biết ta trăm trận trăm thắng”. Vì vậy doanh nghiệp nên xác định được vị trí của mình trên thị trường. Cũng như so các đối thủ cạnh tranh.
Điều cực kỳ quan trọng là việc đánh giá được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây được coi là bước then chốt để có thể đánh giá được vị trí hiện tại của doanh nghiệp ở hiện tại. Cũng như trong tương lai.
3.3. Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh
Doanh nghiệp kinh doanh phụ thuộc vào nhu cầu của của thị trường. Doanh nghiệp bán cái thị trường đang cần chứ không phải bán cái doanh nghiệp đang có. Do vậy, doanh nghiệp phải xác định rõ thị trường đang cần gì để có thể tạo ra sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu đó.
Nghiên cứu đối thủ sẽ giúp cho doanh nghiệp tìm kiếm và phát triển được ưu điểm của mình. Song cũng khắc phục được hạn chế những vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải.
3.4. Chiến lược sản phẩm trong chiến lược kinh doanh
Chiến lược về sản phẩm là doanh nghiệp phải tạo ra được những sản phẩm phục vụ tốt nhu cầu của người tiêu dùng. Đầu tư phát triển sản phẩm là bạn đang đầu tư cho công cụ cạnh tranh mạnh nhất trên thị trường mà bạn kinh doanh.
3.5. Phân bố ngân sách theo mục tiêu
Ngân sách kinh doanh không phải là có giới hạn. Là chủ doanh nghiệp bạn phải biết phân bổ nguồn lực tài chính sao cho phù hợp. Không nên tập trung toàn bộ ngân sách cho một bộ phận nào riêng lẻ. Dựa vào mục tiêu của doanh nghiệp trong từng khoảng thời gian mà sẽ cân đối phân bổ nguồn lực khác nhau.
3.6. Luôn cập nhật những thông tin mới
Việc linh động trong cách thức kinh doanh, chủ động học hỏi và khám phá những thay đổi của thị trường nhờ đó mà biết cách thích nghi với môi trường, hoàn cảnh mới là điều mà doanh nghiệp nào cũng cần phải làm.
3.7. Đánh giá và kiểm soát kế hoạch
Việc đánh giá và kiểm soát tốt kế hoạch kinh doanh giúp cho doanh nghiệp tránh khỏi những mối đe dọa không đáng có từ thị trường và đối thủ cạnh tranh, duy trì kết quả theo đề xuất của các nhà quản trị, nhanh chóng đưa ra những giải pháp tốt hơn.
4. Công cụ để hệ thống – liên kết – đo lường các chiến lược nhất quán MV – OGSM
Những khó khăn
Bạn có rất nhiều ý tưởng, rất nhiều chiến lược. Bạn muốn thực hiện nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Nhiều khi chiến lược trên dưới bất nhất, mỗi người theo một hướng. Bạn biết đấy, một trong những mâu thuẫn làm doanh nghiệp đau đầu đó là hỗn loạn về con đường. Cũng như hỗn loạn về chiến lược.
Sếp đi theo một hướng, nhân viên đi theo một hướng. Và cuối cùng đội nhóm tan rã. Hoặc nhiều doanh nghiệp không hoạch định chiến lược rõ ràng. Vẽ tầm nhìn, vẽ ra tương lai. Nhưng không chứng minh được con đường đi đến tương lai đó dẫn đến khủng hoảng niềm tin. Hoặc là chiến lược rất nhiều nhưng đo lường được như thế nào gọi là hoàn thành.
Công cụ để hệ thống – đo lường – liên kết các chiến lược
Thấu hiểu được nhưng khó khăn đó. Sau đây Dũng sẽ giới thiệu tới bạn một công cụ rất hiệu quả. Để hệ thống – đo lường – liên kết các chiến lược từ cấp cao đến cấp thấp. Giúp bạn và đội ngũ của bạn đi đến mục tiêu một cách mạnh mẽ và tự tin. Đó là MV – OGSM, vậy MV – OGSM là gì? Dũng sẽ giải thích luôn nha.
M là viết tắt của Mission (sứ mệnh)
Sứ mệnh của doanh nghiệp là lý do để doanh nghiệp sinh ra và tồn tại. Chính là nhiệm vụ lớn nhất mà doanh nghiệp sinh ra và tồn tại. Là nhiệm vụ lớn nhất mà doanh nghiệp sinh ra để thực hiện. Theo mong muốn của chủ doanh nghiệp. Sứ mệnh của doanh nghiệp nên hướng tới việc giải quyết được vấn đề nào đó cho xã hội.
Ví dụ như: Sứ mệnh Dũng là (Dũng sinh ra để) giúp doanh nghiệp xây dựng doanh nghiệp thành công. Tự động hóa doanh nghiệp để giải phóng lãnh đạo và nhân bản doanh nghiệp.
V là viết tắt Vision (Tầm nhìn)
Tầm nhìn của doanh nghiệp trả lời cho câu hỏi: Khao khát, ước mơ doanh nghiệp trong tương lai của bạn sẽ như thế nào? Bước tranh đó nếu hình dung và vẽ ra. Thì 3 năm, 5 năm, 10 năm, 30 năm tới ra sao? Cái gì mà bạn và đội ngũ của bạn muốn trở thành.
Vậy nên tầm nhìn được hiểu như tư thế, vị thế, viễn cảnh mà công ty muốn hướng đến. Là hình ảnh tiêu chuẩn, hình tượng độc đáo và lý tưởng trong tương lai của doanh nghiệp mình. Trong 5 năm, 10 năm, 20 năm.
Ví dụ như: Tầm nhìn Dũng trở thành tổ chức sản xuất doanh nghiệp bài bản, thành công và tự động hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên có tầm nhìn đã rất tuyệt vời rồi nhưng lựa chọn chiến lược cũng rất quan trọng. Nhưng mọi chiến lược thì mới chỉ là ý tưởng, trên giấy. Các chiến lược khi được thực hiện và tổ chức thực hiện mới tạo ra kết quả.
Nhưng làm sao để kiểm tra – kiểm soát chiến lược đấy. Làm sao để đi đúng con đường đấy, đúng tiến độ đấy, đạt hiệu quả cao. Thì phải có công cụ để hệ thống liên kết đo lường – theo dõi – cải tiến.
OGSM
Bốn chữ tiếp theo OGSM là cụm từ đại điện cho 4 yếu tố chính trong một bản kế hoạch chiến lược thực thi bao gồm: Objective – Goals – Strategies – Measure.
Objective
Đầu tiên Objective chỉ ra điều mà bạn mong muốn đạt được sau một khoảng thời gian nào đó một cách định tính – coi như tầm nhìn giai đoạn gắn với một giai đoạn cụ thể có thể là một quý. Cũng có thể là 1 năm hoặc 3 năm hoặc 5 năm.
Bởi vì các Objective sẽ dẫn dắt toàn bộ mọi hoạt động của công ty sau này. Nên rất cần sự đồng thuận của Cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc – Các cấp quản lý.
Ví dụ như: Tầm nhìn 10 năm – 20 năm: “Công ty A sẽ trở thành cỗ máy sản xuất doanh nghiệp bài bản, thành công, tự động hàng đầu thế giới.”
Hiện nay đang có rất nhiều doanh nghiệp làm ăn có doanh thu nhưng không có lợi nhuận, nhân sự làm việc, gắn bó lâu cũng không có chế độ, chính sách, lương thưởng tốt. Điều đó dẫn tới việc nhân sự chán việc, dễ dàng rời bỏ công ty tìm kiếm một công ty tốt hơn.
Goals
Ví như: Dũng tự hào rằng mình là lựa chọn tốt nhất cho các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ đi lên từ nghề”. Sẽ được chia nhỏ thành các mục tiêu định lượng nào:
-
- Đội ngũ định nghĩa để Dũng là lựa chọn tốt nhất cho các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ đi lên từ nghề. Cần thực hiện được các mục tiêu sau:
-
- 50% khách hàng được khảo sát sau 6 tháng nói rằng họ đã đạt bộ tiêu chuẩn chuyển đổi của Dũng – Lựa chọn tốt nhất thì cần mang lại giá trị thực và giúp khách hàng chuyển đổi sau khi học.
-
- Trên 80% khách hàng được khảo sát nói rằng các sản phẩm, dịch vụ của Dũng thực sự phù hợp cho các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ đi lên từ nghề. Dũng có phù hợp với tập khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp SMEs hay không thì phải do khách hàng nhận định.
-
- 90% khách hàng được khảo sát nói rằng họ đã giới thiệu ít nhất 2 người bạn tới Dũng – Nếu thực sự Dũng là lựa chọn tốt nhất thì khách hàng sẽ giới thiệu cho bạn mình tham dự.
Qua ví dụ vừa rồi. Dũng đã liên kết mục tiêu định tính (Objective) xuống thành mục tiêu định lượng (Goals). Thật tuyệt vời đúng không nào?
Strategies
“Khi bạn đã có đích đến thì bạn lựa chọn con đường đi”. Đây chính là bước bạn cần xác định các chiến lược (Strategies). Tùy vào việc bạn đang ở cấp độ nào bạn chọn con đường cấp độ đó. Tối đa nên là 5 chiến lược thì sẽ tập trung và đạt kết quả tốt hơn.
- Mục tiêu cấp độ công ty/ tổng công ty lựa chọn chiến lược cấp công ty/ tổng công ty
- Mục tiêu cấp độ đơn vị kinh doanh/ chi nhánh lựa chọn chiến lược cấp đơn vị kinh doanh
- Mục tiêu cấp độ phòng ban chức năng lựa chọn chiến lược cấp phòng ban chức năng
Ví dụ
Dũng xác định mục tiêu cụ thể hóa công ty A là thương hiệu bền vững. Thì cấp độ công ty chúng tôi cùng nhau định nghĩa là doanh thu đạt 70 tỷ/ năm. Và sau đó chia nhỏ thành mục tiêu đơn vị kinh doanh trong đó có 2 chi nhánh: Hà Nội 35 tỷ/ năm và Hồ Chí Minh 35 tỷ/ năm.
Chi nhánh HCM tiếp tục chia nhỏ mục tiêu doanh thu 35 tỷ/ năm đến từ:
- Các Thang sản phẩm bạn tự làm lấy (số và ấn bản): 5 tỷ/ năm
- Các Thang sản phẩm tôi làm cùng bạn (sản phẩm khóa học – dịch vụ coaching, tư vấn): 12 tỷ/ năm
- Các thang sản phẩm tôi làm sẵn cho bạn (sản phẩm nhượng quyền): 20 tỷ/ năm
- Tăng số lượng khách hàng tiềm năng lên 22.000 thông tin khách hàng tiềm năng biết đến định vị thương hiệu của Dũng.
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi tại các khâu – từng tập khách hàng từ 10% – 15%
- Tăng giá trị trung bình đơn hàng trên một lần bán đạt 10.000.000/ khách hàng
- Tăng số lượng khách hàng mua hàng lặp lại từ 1 lần thành 2 lần
Cụ thể ở cấp độ Phòng ban chức năng đã lựa chọn chiến thuật nhỏ hơn cho chiến lược ở trên: Tăng số lượng khách hàng tiềm năng lên 22.000 data.
Phòng Marketing
Chiến thuật 1: Phát triển kênh Youtube “Học viên doanh nhân PDCA” đạt 10.000 đăng ký kênh – 10% để lại thông tin khách hàng.
Chiến thuật 2: Chạy quảng cáo trực tiếp tặng quà lấy thông tin khách hàng và đến các sự kiện lớn đối tác tặng quà lấy thông tin đạt 10.000 thông tin khách hàng.
Chiến thuật 3: SEO các từ khóa liên quan tới PDCA lên Top 1 tìm kiếm Google.
Phòng kinh doanh
Chiến thuật 4: Phát triển Đại lý phân phối sách PDCA với mức ưu đãi hấp dẫn lên tới 80% – 5 đại lý/ mỗi tháng phân phối 500 – 1000 sách.
Phòng dịch vụ khách hàng
Chiến thuật 5: Chăm sóc, tặng quà, nhờ khách hàng cũ giới thiệu khách hàng mới thông qua sự kiện – Mỗi sự kiện đạt 150 thông tin khách hàng mới.
Measure
Cuối cùng là phần Measure (Đo lường) bao gồm các chỉ số để đo lường sự thành công của chiến lược và các hành động – cần được thảo luận với nhau để thống nhất.
Như các ví dụ ở trên thì hoàn thành mục tiêu cần đạt được ở trên nếu đó là cấp công ty và cấp phòng ban chức năng.
Nhưng ví dụ thấp hơn nữa thì một chiến thuật nhỏ đó nên được cụ thể bằng KPIs và thời gian thực hiện – của các cá nhân trong bộ phận. Đặc biệt nên lưu ý rằng việc nào làm trước, việc nào làm sao để có sự tính toán và phân bổ hợp lý, tránh quá sức, không có sự chuẩn bị.
Sức mạnh của MV – OGSM nằm ở chỗ từ mong muốn định tính được đo lường bằng các mục tiêu định lượng rất cụ thể. Các mục tiêu lại được kết nối với các chiến lược để đạt nó và một bảng các chỉ số để đảm bảo các chiến lược đi đúng hướng và giúp đạt mong muốn ban đầu.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Trần Trí Dũng về xây dựng chiến lược doanh nghiệp. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đóng góp ý kiến nào hãy liên hệ Dũng qua blog nhé!