Quy trình làm việc của 3 bộ phận Đầu não trong doanh nghiệp

Đăng ngày 01/08/2023 lúc: 07:5619 lượt xem

Quy trình làm việc của 3 bộ phận Đầu não trong doanh nghiệp

Các nhà lãnh đạo đã hiểu hết về quy trình làm việc của 3 bộ phận Đầu não trong doanh nghiệp chưa? Nếu chưa, hãy cùng Dũng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Quy trình làm việc phòng marketing

1.1 Phòng marketing làm gì?

Marketing là gì

Marketing (Tiếp thị) giúp kết nối sản phẩm, thương hiệu với khách hàng.

Mục đích là thu hút và giữ chân khách hàng.

Một số nhiệm vụ cụ thể của phòng Marketing:

    • Nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm
    • Lên kế hoạch và triển khai chiến lược truyền thông
    • Xây dựng, phát triển thương hiệu đúng với mục đích truyền thông
    • Quảng bá sản phẩm của công ty với khách hàng
    • Thiết lập và duy trì mối quan hệ với báo chí, truyền thông

1.2 Quy trình làm việc phòng marketing

Quy trình marketing

Quy trình làm việc phòng marketing gồm 5 bước:

Bước 1: Nghiên cứu khách hàng là ai? Họ cần và muốn gì?

Một sai lầm mà hầu như các bộ phận Marketing của công ty vừa và nhỏ đều mắc phải là 

Xây dựng mọi chiến lược truyền thông xuất phát từ sản phẩm, dịch vụ,

Chứ không phải từ nhu cầu, mong muốn của khách hàng.

Vì vậy, điểm xuất phát đầu tiên của quy trình phòng marketing là phải nghiên cứu thị trường, khách hàng, như:

    • Khách hàng thích gì? Ghét gì
    • Họ thường hiện diện ở đâu? Làm gì?
    • Điều gì thúc đẩy quyết định mua hàng của họ?
Bước 2: Thiết kế chiến lược marketing hướng đến khách hàng

Bạn không thể tiếp thị và bán sản phẩm đến cho tất cả mọi người, 

Hãy lựa chọn thị trường ngách,

Hãy tập trung vào phân khúc và tối ưu hóa giá trị từ nhóm khách hàng đó.

    • Định vị thương hiệu như thế nào trong  tâm trí khách hàng mục tiêu?
    • Làm cách nào để tăng giá trị trọn đời cho khách hàng?
    • Điều gì làm khách hàng chọn sản phẩm của bạn thay vì lựa chọn của đối thủ?
Bước 3: Marketing Mix

Sau khi đã có chiến lược hướng đến khách hàng, ở bước thứ ba, chúng ta tiến hành xây dựng chương trình Marketing Mix mà mọi người thường nhớ tới với công thức 4P.

Tuy nhiên, Trần Trí Dũng dựa trên 4P, tạo ra một quy trình Marketing 8P toàn diện, cơ bản hơn cho các Chủ doanh nghiệp đi lên từ nghề.

Bước 4: Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng mục tiêu

Ở bước này, mục tiêu cần đạt tới là phục vụ vượt trên sự mong đợi, để khách hàng yêu thích thương hiệu, mua hàng lặp lại và trở thành fan trung thành của công ty.

Đây không phải câu chuyện một sớm một chiều, mà cần một kế hoạch sáng tạo, lâu dài, kết hợp với hệ thống Quản lý quan hệ khách hàng.

Bước 5: Tạo ra lợi nhuận và tổng giá trị vòng đời khách hàng

Đây là lúc bạn gặt hái quả ngọt trong dài hạn khi tăng trưởng lợi nhuận và tổng số tiền mà các khách hàng chi trả cho doanh nghiệp trong suốt cuộc đời họ.

Chúng ta đã tìm hiểu về một quy trình làm việc phòng marketing, hãy sang bộ phận “xương máu” tiếp theo nhé!

2. Quy trình làm việc của phòng kinh doanh

2.1 Phòng kinh doanh làm gì?

Sales là gì

Phòng kinh doanh phụ trách một hoạt động sống còn của doanh nghiệp, đó là: 

BÁN HÀNG.

Vì vậy, bán hàng:

    • Giúp doanh nghiệp và khách hàng đàm phán, trao đổi quyền lợi thỏa đáng, lâu dài cho cả hai bên
    • Gồm các hoạt động như khám phá, khơi gợi và đáp ứng nhu cầu của người mua

Một số nhiệm vụ cụ thể của phòng kinh doanh:

    • Lên kế hoạch, lập mục tiêu, chiến lược phát triển cho hoạt động kinh doanh
    • Mở rộng thị trường và khách hàng tiềm năng. 
    • Xây dựng và duy trì quan hệ với khách hàng
    • Phụ trách tìm hiểu thông tin, đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng, đối tác
    • Hợp tác với phòng Marketing đề xuất những chiến dịch truyền thông thu hút khách hàng tiềm năng, tăng độ nhận diện thương hiệu, nâng cao doanh số,…
    • Dựa trên từng nhóm đối tượng khách hàng riêng biệt, xây dựng chính sách bán hàng hấp dẫn 
    • Quản lý data khách hàng một cách đầy đủ, khoa học

2.2 Quy trình làm việc của phòng kinh doanh

Quy trình sales

Tùy từng mô hình kinh doanh, sản phẩm hay dịch vụ mà quy trình làm việc của phòng kinh doanh cũng có sự khác biệt rất lớn, nhưng phải đảm bảo được các hoạt động cơ bản sau:

    • Có nghiên cứu, kiến thức sâu sắc về: Thị trường, khách hàng, sản phẩm/dịch vụ, công ty, đối thủ,…
    • Kết hợp với bộ phận Marketing để tiếp cận khách hàng tiềm năng
    • Tạo mối quan hệ sâu sắc với khách hàng, bằng cách cung cấp giá trị, hỗ trợ khách hàng trên mức mong đợi
    • Ký kết hợp đồng bán hàng
    • Dịch vụ hậu mãi: Kết hợp thực hiện đúng quy trình làm việc của phòng Kế toán, phòng Chăm sóc khách hàng, Kho,… để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng như đã hứa hẹn
    • Tăng tổng giá trị vòng đời khách hàng bằng cách tiếp tục hỗ trợ, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng để tiến hành upsell, cross sell

3. Quy trình làm việc của phòng hành chính nhân sự

3.1 Phòng hành chính nhân sự làm gì?

Hành chính nhân sự là gì?

Hành chính nhân sự là bộ phận liên quan giữa “hành chính” và “nhân sự”, có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tối ưu hóa nguồn lực nhân sự trong doanh nghiệp.

Bộ phận “Hành nhân sự là chính” này, ngược lại, lại là cầu nối giữa ban lãnh đạo và nhân viên, tăng cường tiếng nói chung giữa hai bên.

Một số nhiệm vụ cụ thể của phòng hành chính nhân sự:

    • Quản lý những hoạt động trong nội bộ
    • Sáng tạo môi trường làm việc hiệu quả
    • Đề xuất, thực hiện chính sách lương thưởng, phúc lợi
    • Tăng cường gắn kết bằng những hoạt động nội bộ ý nghĩa
    • Quản lý tài sản, thiết bị, cơ sở dữ liệu, hồ sơ, giấy tờ,…
    • Xây dựng thương hiệu tuyển dụng

3.2 Quy trình làm việc của phòng hành chính nhân sự

Quy trình hành chính nhân sự

Quy trình làm việc của phòng hành chính nhân sự là một lượng dữ liệu khổng lồ, chúng ta có thể phân loại thực hiện dựa trên cơ cấu như sau:

Tuyển dụng: 

Tìm kiếm, thu hút và sàng lọc những ứng viên phù hợp để đảm bảo nguồn nhân lực cho các định hướng phát triển của công ty.

Bạn hãy tham khảo thêm Quy trình tuyển dụng nhân sự cụ thể giúp loại bỏ mọi rủi ro, lãng phí nguồn lực trong doanh nghiệp nhé! 

Lương thưởng và phúc lợi (C&B – Compensation and Benefit): 

    • Xây dựng chính sách lương thưởng, phúc lợi và chế độ chính sách trong doanh nghiệp. 
    • Đảm bảo thực hiện và giải quyết vấn đề như: Chấm công, nghỉ phép, bảo hiểm, thuế,…

Hành chính: 

Là các công việc liên quan tới thủ tục hành chính, thậm chí nhiều công việc không tên khác như: Quản lý hồ sơ, giấy tờ, tài sản, thiết bị, lễ tân, chuẩn bị cuộc họp, sự kiện nội bộ,…

Đào tạo và phát triển (L&D – Learning and Development): 

    • Đào tạo nhân sự phù hợp với công việc, công ty (Định kỳ và phát sinh dựa trên nhu cầu, định hướng)
    • Đồng hành cùng nhân viên trong lộ trình phát triển, thăng tiến
    • Bồi dưỡng nhân tài kế nhiệm cho những vị trí chủ chốt

Như các bạn đã thấy, để hiệu quả kinh doanh vượt trội, cần sự phối hợp, vận hành đồng bộ chặt chẽ giữa tất cả các phòng ban.

Chẳng hạn hoạt động bán hàng cần được liên kết chặt chẽ với hoạt động, quy trình làm việc phòng marketing hay quy trình làm việc của phòng tài chính kế toán, chăm sóc khách hàng,…

Chúc bạn thành công!

Nguồn sưu tầm: PDCA

Quy trình làm việc của 3 bộ phận Đầu não trong doanh nghiệp - Trần Dũng