Phân biệt quản trị doanh nghiệp và quản trị kinh doanh

Đăng ngày 30/07/2023 lúc: 12:4927 lượt xem

Phân biệt quản trị doanh nghiệp và quản trị kinh doanh

Nhiều chủ doanh nghiệp không phân biệt được quản trị doanh nghiệp và quản trị kinh doanh. Dũng sẽ giải thích sự khác biệt trong bài này!

1. Định nghĩa quản lý doanh nghiệp là gì?

Quản trị doanh nghiệp là gì?

1.1 Các khái niệm quản trị doanh nghiệp

Định nghĩa quản trị doanh nghiệp rất thú vị. Đây là một chủ đề khá rộng nên có nhiều cách hiểu khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu những khái niệm chuyên nghiệp này nhé!

Về quản trị công ty và quản trị doanh nghiệp – theo (OECD – Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế)

“Quản trị công ty là thủ tục và quy trình mà theo đó một tổ chức được điều hành và kiểm soát. Cơ cấu quản trị công ty quy định rõ việc phân chia quyền lợi và trách nhiệm giữa các đối tượng tham gia khác nhau trong tổ chức. Ví dụ như hội đồng quản trị, ban điều hành, cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan khác. Và đặt ra các nguyên tắc và thủ tục cho việc ra quyết định.”

“Quản trị doanh nghiệp là những cơ chế, quy định. Thông qua đó công ty được điều hành và kiểm soát. Về cơ bản, các quy định này đặt ra để đảm bảo cân bằng quyền, lợi ích của doanh nghiệp. Đồng thời xác định trách nhiệm của các bên liên quan. Ví dụ như cổ đông, ban điều hành, người quản lý, khách hàng, chính phủ và cộng đồng, kế toán…

Cách hiểu thứ 1

Quản trị doanh nghiệp nhằm đưa ra các nguyên tắc để đạt được mục tiêu kinh doanh của công ty. Đây là một quá trình hoạt động liên tục, có tổ chức, có kế hoạch của chủ doanh nghiệp. Hướng tới tập thể những người lao động trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nhất các tiềm năng để tiến hành kinh doanh. Cũng như kiểm soát nội bộ và công bố thông tin công ty.”

“Quản trị doanh nghiệp là hệ thống các quy tắc, điều lệ mà các doanh nghiệp theo đó để định hướng và kiểm soát tổ chức. Để đạt được các mục tiêu kinh doanh, tăng trưởng và lợi nhuận. Quản trị doanh nghiệp hướng đến việc cân bằng lợi ích của các bên liên quan. Chẳng hạn như cổ đông, giám đốc điều hành cấp cao, khách hàng, nhà cung cấp, chính phủ và cộng đồng. Quản trị doanh nghiệp không phải là một chức danh công việc cụ thể.

Vì quản trị doanh nghiệp cung cấp các tiêu chuẩn để đạt được các mục tiêu của công ty. Nên nó bao gồm nhiều lĩnh vực quản lý. Từ việc lập kế hoạch đến kiểm soát nội bộ và đo lường hiệu suất.”

Cách hiểu thứ 2

“Quản trị doanh nghiệp là một lĩnh vực kinh doanh học nghiên cứu cách thức khuyến khích quá trình quản trị kinh doanh hiệu quả trong các công ty, Nhất là công ty cổ phần bằng việc sử dụng các cơ cấu động viên lợi ích, cấu trúc tổ chức và quy chế – quy tắc. Quản trị doanh nghiệp thường giới hạn trong phạm vi câu hỏi về cải thiện hiệu suất tài chính. Chẳng hạn, những cách thức nào mà người chủ sở hữu doanh nghiệp khuyến khích các giám đốc của họ sử dụng để đem lại hiệu suất đầu tư cao hơn”.

“Quản trị doanh nghiệp là cách thức mà các nhà cung cấp nguồn vốn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư đảm bảo thu được lợi tức. Những lợi tức này đến từ các khoản đầu tư của họ.”

Cách hiểu thứ 3

“Quản trị doanh nghiệp là hệ thống được xây dựng để điều khiển và kiểm soát các doanh nghiệp. Cấu trúc quản trị doanh nghiệp chỉ ra cách thức phân phối quyền và trách nhiệm trong số những thành phần khác nhau. Những thành phần có liên quan tới công ty như Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Giám đốc, cổ đông/thành viên góp vốn, và những chủ thể khác có liên quan. Quản trị doanh nghiệp cũng giải thích rõ quy tắc và thủ tục để ra các quyết định liên quan tới vận hành công ty. Bằng cách này, Quản trị doanh nghiệp cũng đưa ra cấu trúc. Mà thông qua đó người ta thiết lập các mục tiêu công ty, và cả phương tiện để đạt được mục tiêu hay giám sát hiệu quả công việc.”

Cách hiểu thứ 4

“Quản trị doanh nghiệp có thể được hiểu theo nghĩa hẹp. Chính là quan hệ của một doanh nghiệp với các cổ đông/thành viên góp vốn. Hoặc theo nghĩa rộng là quan hệ của doanh nghiệp với xã hội…” (Financial Times)

“Quản trị doanh nghiệp nhắm tới mục tiêu thúc đẩy sự công bằng doanh nghiệp, tính minh bạch và năng lực chịu trách nhiệm”.

Tóm lại

Quản trị doanh nghiệp là chủ đề mặc dù được định nghĩa không rõ ràng. Nhưng có thể coi như đó là tập hợp các đối tượng, mục tiêu và thể chế. Để đảm bảo điều tốt đẹp cho cổ đông, nhân viên, khách hàng, chủ nợ và thúc đẩy danh tiếng, vị thế của nền kinh tế.

1.2 So sánh quản trị Doanh Nghiệp với quản trị Kinh Doanh

So sánh quản trị doanh nghiệp với quản trị kinh doanh

Chúng ta thường đánh đồng quản trị doanh nghiệp với quản trị kinh doanh.

Nhưng để làm tốt bất cứ hoạt động quản trị nào, bạn phải hiểu được bản chất, phạm vi của nó.

Dũng may mắn tìm được một Bảng so sánh tương đối rõ ràng của Công ty Luật Everest.

Cùng Trần Trí Dũng phân biệt rõ ràng 2 công tác quản trị này nhé!

Phạm vi quản trị

Quản trị doanh nghiệp 

Quản trị kinh doanh
Một hệ thống các thiết chế, chính sách, luật lệ nhằm định hướng, vận hành và kiểm soát công ty. 

Bao hàm mối quan hệ giữa nhiều bên, không chỉ trong nội bộ công ty như các cổ đông, Ban giám đốc điều hành, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên mà còn những bên có lợi ích liên quan bên ngoài công ty: Cơ quan quản lý Nhà nước, các đối tác kinh doanh và cả môi trường, cộng đồng, xã hội.

Quản trị kinh doanh bao gồm cả hoạt động quản trị doanh nghiệp và quản lý công ty; 

Là việc thực hiện hoặc quản lý hoạt động kinh doanh và ra quyết định cũng như tổ chức hiệu quả con người và các nguồn lực khác để chỉ đạo các hoạt động hướng tới các mục tiêu chung. 

Nói chung, quản trị đề cập đến chức năng quản lý rộng hơn, bao gồm các dịch vụ tài chính, nhân sự và dịch vụ có liên quan.

Đối tượng

Quản trị doanh nghiệp 

Quản trị kinh doanh
Các quy định của Quản trị doanh nghiệp chủ yếu liên quan đến Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và Ban giám đốc, chứ không liên quan đến việc điều hành công việc hàng ngày của công ty. Các quy định tác động lên tất cả thành viên trong công ty, đặc biệt là tập thể người lao động chứ không dành riêng cho một bộ phận nào cả.

Đặc điểm

Quản trị doanh nghiệp  Quản trị kinh doanh

Cơ chế này được xây dựng và liên tục cải tiến vì nhu cầu bức bách đối với sức khỏe của công ty và sự lành mạnh của xã hội nói chung.

 

Hoạt động quản trị kinh doanh được xác định bởi chủ thể bao gồm chủ sở hữu và người điều hành.

Hoạt động quản trị kinh doanh mang tính liên tục.

Hoạt động quản trị kinh doanh mang tính tổng hợp và phức tạp.

Hoạt động quản trị kinh doanh luôn gắn với môi trường và được đòi hỏi là phải luôn thích ứng với sự biến đổi của môi trường.

Nguyên tắc cơ bản

Quản trị doanh nghiệp

Quản trị kinh doanh

  • Nguyên tắc hoạch định chiến lược rõ ràng cụ thể
  • Nguyên tắc chuyên môn hóa, phân công lao động
  • Nguyên tắc thẩm quyền phải đi kèm với trách nhiệm tương ứng
  • Nguyên tắc kỷ luật
  • Nguyên tắc thống nhất về mệnh lệnh và đường lối
  • Nguyên tắc lợi ích chung đặt lên trên hết
  • Nguyên tắc thù lao, kiểm soát tài chính, tập trung hóa, trật tự, sự công bằng, sáng kiến và tinh thần đoàn kết.

 

  • Nguyên tắc tuân thủ pháp luật và các thông lệ kinh doanh
  • Nguyên tắc định hướng khách hàng
  • Nguyên tắc định hướng mục tiêu
  • Nguyên tắc ngoại lệ
  • Nguyên tắc chuyên môn hóa
  • Nguyên tắc hiệu quả
  • Nguyên tắc dung hòa lợi ích

Mục đích

Quản trị doanh nghiệp

Quản trị kinh doanh

Đảm bảo cân bằng quyền, lợi ích của đồng thời xác định trách nhiệm của các bên liên quan như cổ đông, ban điều hành, người quản lý, khách hàng, chính phủ và cộng đồng,… Đảm bảo thực hiện khối lượng công việc. Đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển vững chắc trong điều kiện môi trường kinh doanh thường xuyên biến động.

Nói một cách đơn giản, 

Quản trị kinh doanh là quản lý các nguồn lực (Tài chính, nhân lực, công nghệ, trang thiết bị, máy móc, cơ sở vật chất,…). Nhằm đảm bảo công ty Vận Hành Hiệu Quả và Mang Lại Lợi Nhuận.

Quản trị doanh nghiệp là mô hình đảm bảo cân bằng giữa các bên liên quan. Nhằm vào sự phát triển dài hạn của công ty.

Như vậy, xét về mối quan hệ, quản trị doanh nghiệp là quá trình kiểm soát, Bảo đảm cho việc thực thi quản trị kinh doanh phù hợp với lợi ích của các cổ đông hoặc thành viên góp vốn.

Nói tóm lại, chỉ cần bạn thành lập doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ. Đều phải hiểu và thực hiện giải pháp quản trị doanh nghiệp và quản trị kinh doanh. Để doanh nghiệp phát triển bền vững lâu dài.

2. Tại sao cần quản trị công ty tốt?

2.1 Tăng cường hiệu quả kinh doanh

Tăng cường hiệu quả kinh doanh

Quản trị công ty tốt giúp hệ thống giải trình minh bạch hơn. Kết hợp với việc quản trị rủi ro trong doanh nghiệp và kiểm soát nội bộ hiệu quả. Nhằm phòng tránh các vấn đề phát sinh dẫn đến khủng hoảng.

Áp dụng những tiêu chuẩn cao trong quản trị doanh nghiệp quan trọng nhất. Là bảo đảm thực thi xuất sắc của hoạt động quản trị kinh doanh. Nâng cao hiệu quả cũng như năng lực cạnh tranh trên thương trường.

2.2 Tăng khả năng tiếp cận thị trường vốn

Quản trị doanh nghiệp tốt cân bằng được quyền lợi, trách nhiệm của các bên liên quan. Ví dụ như hội đồng quản trị, ban điều hành, cổ đông,…

Nên thường tạo được niềm tin về khả năng sinh lời với các nhà đầu tư, gia tăng cơ hội thu hút vốn. Thậm chí tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ.

2.3 Nâng cao uy tín thương hiệu

Nâng cao uy tín thương hiệu

Các hoạt động quản trị doanh nghiệp minh bạch và sinh lời sẽ tăng giá trị thương hiệu và uy tín của công ty.

Một hình ảnh uy tín trong mắt cổ đông, đối tác, khách hàng,… sẽ như một hệ thống tuần hoàn tăng trưởng. Hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh.

3. Các hoạt động quản trị doanh nghiệp

các hoạt động quản trị doanh nghiệp

Hiểu về các hoạt động cụ thể trong quản trị doanh nghiệp sẽ giúp Chủ doanh nghiệp hình dung rõ ràng hơn về những việc mình cần để tối ưu hoạt động quản trị trong doanh nghiệp.

Các thành viên Hội đồng Quản trị/Hội đồng thành viên của công ty đều phải độc lập về quyền lợi, trách nhiệm để kiểm soát và kiềm chế quyền lực của Ban Giám đốc, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các cổ đông.

Làm việc với các kế toán viên, các công ty kiểm toán uy tín để lập và đệ trình báo cáo tài chính có tính xác thực, giúp cổ đông có thông tin đầy đủ, xác thực về quyền lợi của mình khi đầu tư vào công ty.

Phân tích tài chính để công khai các triển vọng kinh doanh và mức độ lành mạnh về tài chính của các công ty đang và sẽ phát hành chứng khoán ra công chúng nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho công chúng, các nhà đầu tư trên thị trường.

4. Thực trạng quản trị kinh doanh tại Việt Nam hiện nay

Thực trạng quản trị kinh doanh tại Việt Nam hiện nay

    • Quy định pháp luật về quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam còn chưa chặt chẽ, thống nhất dẫn đến nhiều bất cập.
    • Vai trò và chức năng của Ban kiểm soát trong một số công ty còn hạn chế và mang tính hình thức.
    • Các nhà đầu tư chưa được cung cấp đầy đủ thông tin minh bạch, kịp thời, dẫn đến các nhà đầu tư còn dè chừng.
    • Vì chưa công khai, minh bạch, nên còn nhiều rủi ro tiềm ẩn trong giao dịch với các bên liên quan.

Tổng kết

Đây chỉ là những kiến thức rất cơ bản về hệ thống quản trị doanh nghiệp.

Hoạt động này đòi hỏi tốn nhiều thời gian và chi phí trong thời gian đầu, như:

    • Tuyển dụng các thành viên chuyên trách trong bộ máy quản trị
    • Tiền thuê luật sư, tư vấn và kiểm toán độc lập
    • Chi phí cho việc minh bạch hóa thông tin

Nên các doanh nghiệp lớn thường có nhiều nguồn lực, tự tin triển khai quản trị doanh nghiệp hơn các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tuy nhiên, nếu khát vọng phát triển bền vững, hiệu quả thì chú trọng đầu tư cho quản trị kinh doanh là đầu tư cho sự tăng trưởng lâu dài của công ty.

Nguồn sưu tầm: PDCA