Các tình huống dở khóc dở cười khi làm việc với khách hàng

Các tình huống dở khóc dở cười khi làm việc với khách hàng

Dũng liệt kê những tình huống dở khóc dở cười khi làm việc với khách hàng. Chắc hẳn hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là agency đều gặp phải nhỉ.

Thừa nhận đi, công ty không thể sống thiếu khách hàng. Nhưng có những ngày, bạn thấy rằng những việc bị đối xử tệ bạc này thật không thể chấp nhận được. Và bạn nghĩ đến chuyện muốn “cắt đứt” với khách hàng đó.

Hầu hết những tình huống “khó đỡ” này. – Những lần khác hàng khiến cho bạn phải dở khóc dở cười. – Là trong suốt giai đoạn chờ xem xét và phê duyệt. Khách hàng của bạn muốn một thứ hoàn hảo ngay từ lần đầu tiên. Nhưng đáng buồn thay, bạn không có được năng lực siêu nhiên đó. Ví dụ, làm cho một bản scan xấu xí có chất lượng cao hơn là điều bạn không thể làm.

Vì vậy, hãy thư giãn chút nào. Cùng đọc câu chuyện kể lại những tình huống khó đỡ mà bạn đã trải qua (tất nhiên với một chút phóng đại). Để hiểu xem cái cảm giác được phê duyệt bởi người khách hàng “yêu thích” của bạn là như thế nào.

Chuyện kể rằng…

Khi một hợp đồng được kí kết. Đó là lúc bắt đầu một mối quan hệ mới và thú vị với khách hàng mà công ty của bạn đã miệt mài “theo đuổi” suốt 2 năm.

Công ty thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn. Dành nhiều giờ liền để đọc nghiên cứu thị trường. Và thậm chí là viết những insight sâu sắc. Những bản creative brief với minh họa rõ ràng về mục tiêu, thời gian và chiến lược.

Công ty gửi cho khách hàng một bản creative brief súc tính nói rõ những ý tưởng của họ cho thiết kế logo. Những ý tưởng logo giúp làm nổi bật tính cải tiến của nhãn hàng.

Nguồn: BuzzFeed.

Khi khách hàng hạnh phúc vô biên …

“Wow, đây là bản creative brief tuyệt vời nhất mà bên chị từng thấy. Bên em thật sự đã bắt được cái mà bên chị đang tìm kiếm trong bản thiết kế này. Bên chị rất vui vì được làm việc với công ty sáng tạo như bên em. Chị không thể đợi để đến lúc thấy được điều mà bên chị đang theo đuổi trở thành hiện thực.

Nguồn: Giphy.

Khách hàng vẽ ra 3 concept khác nhau. Team sáng tạo trình bày lần lượt đến khách khàng trong một buổi họp trang trọng.

Nguồn: Giphy.

Khách hàng trông có vẻ bất ngờ và thích thú, nhưng thật sự là chưa ấn tượng lắm.

Khách hàng muốn suy nghĩ thêm và trả lời công ty sau.

Nguồn: Giphy.

Khách hàng nghĩ họ “thích lắm” nhưng họ lại đang giữ một khuôn mặt “đơ như cây cơ”.

Nguồn: Giphy.

Phía khách hàng trở lại văn phòng của họ.

Nguồn: Tumblr.

Team khách hàng gửi một email giải thích chính xác cái mà họ muốn.

Nguồn: Giphy.

Công ty đọc email…

Nguồn: Gifrific.

“Bên chị khá thích cái bên em làm, nhưng…

Bên chị muốn một thứ phải “sống mãi với thời gian”, nhưng cũng phải hiện đại nữa.

Nó cần phải toát lên được giá trị thương hiệu của chị. Làm cho người tiêu dùng cảm thấy thoải mái và quen thuộc với thương hiệu công ty chị. Đồng thời chúng vẫn thể hiện được sự đổi mới nha em.

Nó cần phải sống động hơn, như thế này vẫn chưa đủ sống động lắm em ơi. Bên chị muốn người tiêu dùng biết được rằng bên chị đã đầu tư rất nghiêm túc cho sản phẩm của mình.

Tóm lại là nó nên thẩm cmn mỹ hơn.”

Khi Team công ty nếm trải đủ mọi cung bậc cảm xúc.

Nguồn: Giphy.

Họ bắt đầu với mục tiêu là làm ra những logo bất tử, hiện đại, dễ nhìn, đột phá, sống động, sang trọng. Logo này có đầu tư và trông thẩm mỹ hơn.

Nguồn: Giphy.

Họ gửi qua 2 mẫu thiết kế mới với diễn giải chi tiết đằng sau 2 phiên bản đó.

Nguồn: Giphy.

Khách hàng viết lại: “Bên chị không nghĩ là người xem thích font chữ này với những thứ không cần thiết này ở đuôi chữ.”

Nguồn: Giphy.

Công ty thay đổi font chữ. Khách hàng gửi lại nhiều feedback dài hơn: “Bên chị thích màu sắc, nhưng chị không chắc là người tiêu dùng sẽ thích màu tím này.”

Nguồn: BuzzFeed.

“Gần giống rồi. Bên chị sẽ nhận ra ngay khi thấy được nó. Có lẽ là em nên thử thêm một vài thứ gì đó khác vào đây xem? Thử thêm đường vài đường photoshop hay là cái gì đó tương tự vào đây đi.”

Nguồn: Giphy.

“Vẫn chưa đúng em ơi. Em nghĩ sao về chỗ này?”

“Bên chị sẽ chấp nhận thiết kế của em và chỉ lấy 1 vài ý tưởng để tự sửa lại trong Microsoft Paint được không? Bên chị biết em là chuyên nghiệp rồi, nhưng công ty chị biết rõ thương hiệu của mình hơn ai hết.

Nguồn: Giphy.

“Vẫn có cảm giác là còn một chút gì đó hơi “cứng”. Em hiểu ý chị không?”

Nguồn: Giphy.

“Bên em có thể làm giống như vầy không? Nhưng không được y hệt vậy, tương tự vậy thôi.”

Nguồn: Giphy.

Gửi bản logo thứ 2x. Khách hàng phản hồi lại: “Đúng nó rồi. Chuẩn! Nhưng bên em có thể làm nó lớn hơn được không?”

Nguồn: Giphy.

Gửi hóa đơn cho khách hàng bao gồm chi phí: “Phóng to logo”.

Nguồn: BuzzFeed.

Source link

Trần Trí Dũng
 

Trần Trí Dũng Đây là 3 tính cách mà mọi người thường hay nói về Dũng: Giản dị, Chia sẽ, Vui vẻ Còn bạn thấy Dũng như thế nào? Hãy để lại coment của mình nhé

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments