Lí do phải xây dựng kế hoạch kinh doanh bài bản

Đăng ngày 13/07/2023 lúc: 07:3518 lượt xem
[ad_1]

Lí do phải xây dựng kế hoạch kinh doanh bài bản

Trần Trí Dũng lí giải lí do phải xây dựng kế hoạch kinh doanh bài bản trong bài viết này. Các nhà lãnh đạo hãy cùng đọc và tìm hiểu nhé!

1. Phân loại kế hoạch kinh doanh

Phân loại kế hoạch kinh doanh

Hình ảnh: Phân loại kế hoạch kinh doanh

Có rất nhiều loại hình kế hoạch kinh doanh như:

    • Theo thời gian: Dài hạn, trung hạn, ngắn hạn; Ngày, tuần, tháng, quý, năm,…
    • Theo chức năng: Tài chính, Kinh doanh, Marketing, Nhân sự,…
    • Theo quy mô: Công ty, phòng ban, cá nhân
    • Theo mục đích: Kế hoạch tổng thể, kế hoạch chiến lược, kế hoạch hành động/triển khai

Những cách phân loại kế hoạch kinh doanh trên cũng sẽ quyết định giá trị, lợi ích của từng kế hoạch kinh doanh khác nhau.

Ví dụ như khi Chủ doanh nghiệp muốn gọi vốn đầu tư. Họ phải có một bản kế hoạch kinh doanh và mô hình kinh doanh chính xác, cụ thể, rõ ràng,

Để chứng minh được tiềm năng, nguồn lực, khả năng sinh lời với các nhà đầu tư, ngân hàng.

2. Tại sao phải lập kế hoạch kinh doanh?

    • Xác định rõ mục tiêu kinh doanh
    • Đánh giá được các yếu tố bên ngoài. để dự đoán, ứng đối, nhanh chóng thích ứng được biến động của thị trường
    • Tối ưu hóa toàn bộ nguồn lực bên trong doanh nghiệp. Để phân bổ, phát triển nguồn lực giúp các các bộ phận, phòng ban phối hợp nhịp nhàng
    • Xác định các chiến lược, ý tưởng, công cụ,… khả thi để triển khai mục tiêu
    • Nhận diện, phân tích đối thủ cạnh tranh, thị trường để có một bức tranh toàn cảnh về ngành. Cũng như điều chỉnh chiến lược cho phù hợp
    • Đánh giá các cơ hội phát triển của doanh nghiệp
    • Có một kế hoạch hành động, triển khai chi tiết
    • Đo lường được hiệu quả thực hiện trên mục tiêu – Là kim chỉ nam, thước đo cho tỷ lệ thành công. Giúp bạn nhìn rõ khoảng cách giữa kế hoạch và thực tế khi ứng dụng
    • Quản trị, giảm thiểu rủi ro bằng những phương thức dự đoán, dự phòng
    • Thu hút và chứng minh tiềm năng với nhà đầu tư, đối tác, nhân tài. Để nhà đầu tư hoặc tổ chức tín dụng đo lường chuẩn xác rủi ro tín dụng của công ty, ra quyết định đầu tư

3. Một số lầm tưởng về lập kế hoạch kinh doanh

Một số lầm tưởng về kế hoạch kinh doanh

Hình ảnh: Một số lầm tưởng về kế hoạch kinh doanh

Đây là những ý tưởng chưa được kiểm chứng, lầm tưởng của nhiều chủ doanh nghiệp khi mình muốn lập kế hoạch kinh doanh.

Điều này khiến bạn chần chờ, không làm hoặc bị ràng buộc bởi những “nguyên tắc” sai lầm dẫn đến một kế hoạch sai.
Đó có thể là:

    • Kế hoạch kinh doanh được thể hiện bằng chữ, văn bản, trên những trang word, excel, trang giấy A4
    • Lập kế hoạch kinh doanh chỉ để tăng doanh thu, tăng hiệu quả tài chính
    • Để người khác, chuyên gia, cố vấn, tư vấn,… tự lập kế hoạch kinh doanh cho công ty bạn
    • Sao chép kế hoạch kinh doanh của công ty khác hay từ internet sao chép về và ứng dụng vào công ty của mình
    • Chủ doanh nghiệp phải tự mình lập tất cả các kế hoạch kinh doanh
    • Phải chi rất nhiều tiền và thời gian để lập một bảng kế hoạch kinh doanh
    • Công ty vừa và nhỏ thì không cần lập kế hoạch kinh doanh, đó là việc của những công ty có quy mô lớn
    • Chủ doanh nghiệp hoặc nhân sự cho rằng mình đã biết mọi định hướng, công việc cần làm, đã hiểu ở trong đầu. Và đã trao đổi qua lời nói là đủ rồi, không cần phải kỳ công lập hẳn một kế hoạch kinh doanh làm gì
    • Kế hoạch chỉ cần làm cho “đủ bộ” là được. Vì dù sao thực tế phát sinh cũng không giống, nhiều lực cản, nhiều việc phát sinh. Cuối cùng cũng chỉ là lý thuyết, ý tưởng mà thôi

4. Một số sai lầm khi lập kế hoạch kinh doanh

Một số sai lầm khi lập kế

Hình ảnh: một số sai lầm khi lập kế hoạch kinh doanh

– Đo lường cảm tính các yếu tố bên ngoài và nguồn lực bên trong, các số liệu, dữ liệu đã sai ngay từ đầu vào và mang tính chủ quan, không có cơ sở khoa học,

Dẫn đến những kết luận và phân tích đầu ra cũng sai lầm,

Kế hoạch, chiến lược rời xa thực tế, bất khả thi, điển hình của câu “Sai một li đi một dặm”.

– Không biết ứng dụng những công cụ, mô hình như SMART, 5W3H2C, PDCA, PESTEL, SWOT,… để đo lường chính xác, toàn diện tất các khía cạnh. Từ đó, các bộ phận, phòng ban, cá nhân có thể nhìn vào đó. Và tìm được “hướng dẫn chi tiết” cần làm gì. Kết quả như thế nào, thời gian bao lâu, khi nào đạt được kết quả nào. Ai là người chịu trách nhiệm chính, ai là người thực hiện. – Khoảng cách từ kế hoạch đến thực thi đôi khi đủ để “vòng quanh trái đất”.

Việc không thực hiện theo kế hoạch, là một vấn đề đau đầu, như không khả thi, như có vấn đề phát sinh.

Nhưng để đảm bảo tính thực thi cao, những nguyên tắc về công việc, thực hiện, thời hạn cần được đảm bảo chặt chẽ. Mà nếu cứ khăng khăng làm theo kế hoạch, bất chấp những biến đổi từ thị trường, từ chính sách, pháp luật, không “chỗ thở” cho sự linh động, sáng tạo, ứng biến thì dễ dàng đưa doanh nghiệp vào thế bất lợi như cứng nhắc, tụt hậu.

Cách lập kế hoạch kinh doanh

Hình ảnh: Cách lập kế hoạch kinh doanh

 

Chúc mọi sự chuẩn bị tinh chuẩn dẫn bạn đến thành công!

[ad_2]

Nguồn sưu tầm: PDCA

Lí do phải xây dựng kế hoạch kinh doanh bài bản