Kiến thức về quản lý con người trong 5 cấp độ quản lý

Đăng ngày 13/07/2023 lúc: 02:1018 lượt xem
[ad_1]

Kiến thức về quản lý con người trong 5 cấp độ quản lý

Các nhà lãnh đạo rất quan tâm kiến thức về quản lý con người trong 5 cấp độ quản lý. Dũng sẽ chia sẻ kinh nghiệm trong bài viết này.

1. Quản lý con người là gì?
Quản lý con người là gì

Hình ảnh: Quản lý con người là gì?

Trong bài này, cho phép Dũng thu hẹp phạm vi quản lý nhân sự trong lĩnh vực điều hành doanh nghiệp thôi nhé.

Quản lý nhân sự sẽ là các hoạt động liên quan đến nhân viên trong công ty như tuyển dụng, phân bổ, hỗ trợ, gắn kết, phát triển, sa thải,… để đạt được các mục tiêu chung của công ty khi liên kết, cân bằng được lợi ích của cá nhân và tổ chức.

2. Tại sao có thể xem quản trị con người là khó nhất?
Tại sao có thể xem quản trị con người là khó nhất?

Hình ảnh: Tại sao có thể xem quản trị con người là khó nhất?

 

Vấn đề gặp phải

Trong thuật ngữ “lãnh đạo”,

“Lãnh” nghĩa là nhận lấy, được đến một cái gì, là “đứng đầu”, là “cầm đầu”,

“Đạo” nghĩa là “con đường”, là “quy luật”, là “cái tất yếu”.

Như vậy “lãnh đạo” có nghĩa là “nhận lấy việc dẫn đường” hay “dẫn đầu”, “đi đầu”, “định hướng”.

Một người muốn dẫn đường, ngoài việc biết đâu là đích đến, họ phải hoạch định được đường đi nước bước.

Nhưng cho dù họ là một nhà hoạch định chiến lược đại tài, nếu họ đi một mình, nếu họ không truyền được nguồn cảm hứng, động lực để thuyết phục những người khác đi cùng họ, thì họ chỉ có thể là “quân sư”, là “tài tử”, nhưng mãi mãi không làm được người lãnh đạo.

Câu chuyện chưa chấm dứt ở đó.

Khi những người khác đi cùng họ, trên đường đi, họ phải tổ chức mọi người như thế nào, phân công nhiệm vụ ra sao, ứng biến với những vấn đề đột phát bằng cách nào, giải quyết mâu thuẫn phát sinh như thế nào,… để đoàn người có thể nhanh chóng, an toàn đến đích.

Không hề đơn giản chút nào, đúng không?

Một người lãnh đạo xuất sắc

Hình ảnh: Một người lãnh đạo xuất sắc

Trả lời câu hỏi

Quay trở lại câu hỏi.

Tại sao quản lý con người là lằn ranh quyết định bạn có tố chất của một lãnh đạo xuất sắc hay không?

Bạn đã từng nghe câu lãnh đạo là phải biết cách “đạt được mục tiêu thông qua con người” chưa?

Nếu chưa thì bây giờ bạn đã nghe một chân lý trong lĩnh vực điều hành rồi đấy (Cười).

Để kinh doanh thành công, bạn phải biết sử dụng công cụ đòn bẩy là con người – tức là đội ngũ nhân viên trong công ty của bạn, đối tác làm ăn, nhà đầu tư, nhà phân phối, thậm chí khách hàng. Bạn phải “giã từ sự cô đơn”; tìm cách cộng hưởng trí tuệ, năng lực, sở trường của mỗi cá nhân để cùng làm việc thì mới vươn tới thành công được.

Trong Kim tứ đồ của Robert Kiyosaki, để phân biệt nhóm tự kinh doanh và chủ doanh nghiệp, thì Tự kinh doanh là bạn làm công cho chính bạn, còn Chủ doanh nghiệp sẽ có hệ thống và đội nhóm làm việc cho bạn.

Với tất cả những dẫn chứng, ví dụ trên bạn đã hiểu ý Dũng chưa?

Đúng vậy, tóm gọn lại một câu là muốn làm lãnh đạo thì học quản lý con người đi.

3. Một cách để quản lý nhân sự hiệu quả
Một cách để quản lý nhân sự hiệu quả

Hình ảnh: Một cách để quản lý nhân sự hiệu quả

Nói tới cách thức để quản lý nhân viên hiệu quả thì thật là “hằng hà sa số”.
Dũng có thể liệt kê để bạn tham khảo nhé:

    • Nâng cao kỹ năng giao tiếp
    • Rèn luyện cách giao việc
    • Kết hợp với với sử dụng hệ thống, công nghệ, quy trình
    • Tạo điều kiện, chính sách thuận lợi, hỗ trợ để nhân viên có môi trường làm việc tốt nhất
    • Xây dựng thương hiệu cá nhân để tạo sức ảnh hưởng, uy tín
    • Tạo ra thành quả thực, dẫn dắt công ty đạt được những mục tiêu vượt ngưỡng để nhân viên phục “sát đất”
    • Phát triển, hỗ trợ, bồi dưỡng để nhân viên đạt được thành tựu cho chính họ, gắn liền với thành công của doanh nghiệp

Còn gì nữa không?

Bạn có thể chia sẻ một vài tuyệt chiêu của bạn bên dưới bình luận nhé!

Vậy tuyệt chiêu Dũng muốn chia sẻ là gì?
Đó là:

Cho những gì công ty có, mà cũng là những gì nhân viên cần.

Cho những gì công ty có, mà cũng là những gì nhân viên cần

Hình ảnh: Cho những gì công ty có, mà cũng là những gì nhân viên cần

Đầu tiên, bạn phải hiểu về con người, về nhân viên của mình.

Có thể tìm hiểu về module “4 nhóm người trong doanh nghiệp” ở khóa Giải Phóng Lãnh Đạo.

Hoặc bạn cũng có học về DISC, MBTI, sinh trắc vân tay, ngũ quan học,… Tất tần tật những kiến thức, kỹ năng giúp bạn hiểu biết về tính cách của con người.

Muốn đắc nhân tâm thì phải hiểu được nhân tâm là gì chứ đúng không?

Học, thực hành những kiến thức kia đồng thời, bạn phải hỏi trực tiếp mong muốn của nhân viên mình.

Hỏi họ thích gì, muốn gì, làm chuyên môn hay lãnh đạo, thăng tiến, thích lương bổng hay phúc lợi,…

Hỏi họ xong, quan sát xong rồi có phải tùy nhân viên thích gì, cần gì thì cho họ cái đó.

Đúng, nhưng với nguồn lực “có hạn”, nhất là những công ty vừa và nhỏ,

Bạn phải ngồi tự liệt kệ xem công ty có thể mang lại giá trị gì cho nhân viên của mình, những gì nhân viên mong muốn mình tạm thời chưa đáp ứng được thì trước thay thế bằng phúc lợi gì, rồi gắn kết nguyện vọng của nhân viên với lợi ích công ty, để khi phát triển công ty đồng thời cũng từng bước đáp ứng được mong muốn của nhân viên.

Rồi ráng phấn đấu để kinh doanh lớn, thành tập đoàn, để nhân viên thích gì mình cũng có thể cho đi nhé (Cười).

Tổng kết

Dũng nói thật, nếu bạn đau đầu về vấn đề nhân sự, nói thì nhân viên không nghe, hay họ làm nhưng làm không xong, dẫn đến kéo theo cả dây chuyền trễ deadline, bạn phải “nai lưng” ra dọn dọn mớ hỗn độn đó, rồi mất cả uy tín với khách hàng, đối tác.

Hay bạn đang quá bận rộn, làm lãnh đạo mà cứ xoay mòng mòng với sự vụ, công việc chuyên môn, việc gì cũng tới tay bạn, tối khuya cả công ty đều tan tầm, chỉ còn bạn phải ôm việc, tăng ca.

Hành động ngay đi, nắm bắt cơ hội, giải pháp trong tầm tay nhé! Quản trị con người sẽ giúp bạn thành công!

[ad_2]

Nguồn sưu tầm: PDCA

Kiến thức về quản lý con người trong 5 cấp độ quản lý