Phương pháp quản lý nhân sự tốt nhất

Phương pháp quản lý nhân sự tốt nhất

Phương pháp quản lý nhân sự tốt nhất là gì? Các nhà lãnh đạo hãy cùng CEO Trần Trí Dũng tìm hiểu các kiến thức có trong bài viết này nhé!

Các phương pháp quản lý nhân sự hiệu quả giúp doanh nghiệp tăng trưởng hậu dịch

Mặc dù mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những cách quản lý nhân sự khác nhau. Song nhìn chung, có 5 phương pháp phổ biến. Chúng đang được nhiều doanh nghiệp ứng dụng rộng rãi hiện nay. Từ các phương pháp quản lý nhân sự cơ bản này,. Mỗi nhà quản trị có thể linh hoạt áp dụng. Từ đó phù hợp với mong muốn và đem lại hiệu quả quản lý tốt hơn cho doanh nghiệp.

1. Tuyển dụng và quản lý nhân sự từ xa

Một khảo sát diện rộng cho thấy các doanh nghiệp sẽ cân nhắc giảm bớt chi phí cho tuyển dụng cố định. Thay vào đó, chú trọng nhiều hơn tới các hình thức tuyển dụng trực tuyến. Từ đó đánh giá và xem xét lại hiệu quả của quy trình tuyển dụng một cách toàn diện hơn. Điều này đã đạt được những hiệu quả nhất định so với phương pháp phỏng vấn như trước đây. Ví dụ như tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian cho cả ứng viên và nhà tuyển dụng. Đồng thời, phương pháp này còn giúp kết quả phỏng vấn trở nên chính xác và khách quan hơn. Đó là nhờ việc kiểm tra các câu trả lời của ứng viên. Thông qua việc phát lại video phỏng vấn để phân tích thêm.

Bên cạnh đó, hình thức “remote working” – làm việc từ xa cũng là mô hình được triển khai hơn 1 năm qua. Nó nhằm thích ứng với COVID-19 và hơn thế. Hiện nó đang trở thành mô hình có thể áp dụng cả trong thời bình thường mới. Trước bối cảnh tình hình dịch có thể quay trở lại cũng như để thích ứng với xu hướng số hóa mạnh mẽ đang diễn ra trên toàn cầu. Thay vì chỉ áp dụng hình thức làm việc tại nhà trong thời gian giãn cách xã hội. Nhiều doanh nghiệp sẽ tiếp tục linh hoạt với mô hình này trong thời gian sắp tới. Ngay cả khi dịch bệnh đã được kiểm soát.

2. Tăng cường đào tạo và phát triển năng lực nhân viên

Một trong những phương pháp quản lý nhân sự hàng đầu được các doanh nghiệp quan tâm hiện nay. Đó là tăng cường đào tạo và phát triển năng lực nhân viên. Việc đào tạo  cung cấp cho nhân viên:

  • Kiến thức nền tảng
  • Kỹ năng làm việc
  • Kỹ năng lao động
  • Kỹ năng xử lý tình huống

Từ đó nhân viên:

  • Thích ứng linh hoạt hơn
  • Giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Phương phásp này là một trong những chìa khóa quan trọng giúp doanh nghiệp giữ chân người lao động.

Tuy nhiên, hoạt động đào tạo hậu dịch không chỉ dừng ở đào tạo kỹ năng. Họ còn cần tập trung vào 3 yếu tố năng lực cốt lõi cần có. Từ đó thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào. Đặc biệt trong bối cảnh biến động, bất định, phức tạp như hiện nay:

  • Kỹ năng quản lý công việc từ xa: Hoạt động này nhằm giải quyết các vấn đề như lãnh đạo hiệu quả từ xa và “giữ lửa” cho nhân viên trong hoàn cảnh khó khăn.
  • Kỹ năng quản trị thay đổi: Đây là kỹ năng thiết yếu nhằm đáp ứng với những thay đổi trong công việc. Ví dụ những mô hình kinh doanh mà nhân viên quen với phong cách làm việc trực tiếp cùng khách hàng thì nay cần phải điều chỉnh linh hoạt hơn để thích nghi với sự biến đổi của thị trường.
  • Kỹ năng lãnh đạo: Trong giai đoạn biến động như hiện nay, người quản lý nhân sự cần xem xét thay đổi bộ máy hành chính cồng kềnh bằng một hệ thống mục tiêu rõ ràng và khả năng ra quyết định nhanh chóng.

3. Quản lý & khen thưởng nhân viên dựa trên hiệu suất công việc

Có thể thấy, tình hình dịch bệnh đã ảnh hưởng nhiều đến cách mà doanh nghiệp quản lý và đánh giá nhân sự. Một vấn đề nổi cộm. Đó là phần lớn nhân viên cảm thấy rằng kết quả đánh giá hiệu suất không tốt. Nó chưa phản ánh chính xác những đóng góp của họ. Đặc biệt, trong giai đoạn mà phần lớn nhân viên đều làm việc từ xa. Việc quản lý hiệu suất càng trở nên quan trọng. Để đánh giá chính xác vai trò của nhân sự trong tổ chức và khen thưởng xứng đáng cho nhân viên có đóng góp tốt. Dưới đây là 2 yếu tố mà nhà quản lý cần lưu ý:

  • Cân bằng mục tiêu của nhân viên với ưu tiên của doanh nghiệp: nhà quản lý nên trò chuyện thường xuyên với nhân viên. Từ đó cùng xác định những hoạt động cần ưu tiên và linh hoạt tùy chỉnh tùy theo điều kiện thực tế.
  • Chú trọng vào cống hiến của toàn bộ nhân viên: cần cân bằng và tạo động lực và giữ chân nhân viên giỏi. Cũng như khơi dậy tinh thần làm việc và khả năng của những nhân sự đang có sự sa sút.

4. Tối ưu hóa trải nghiệm của nhân viên

Một trong số những phương pháp quản lý nhân sự mà doanh nghiệp cần ưu tiên hơn bao giờ hết. Đó chính là nâng cao sự tương tác và tối ưu trải nghiệm nhân viên. Doanh nghiệp cần ứng dụng các giải pháp thực tiễn để tạo ra một môi trường làm việc bám sát các mục tiêu theo từng thời kỳ biến đổi của thị trường. Từ đó, tối ưu hóa trải nghiệm nhân viên với 4 yếu tố:

  • Trải nghiệm môi trường vật lý
  • Trải nghiệm môi trường công nghệ
  • Trải nghiệm văn hoá
  • Trải nghiệm về một nơi làm việc ý nghĩa.

Một người lãnh đạo đầu tư cho trải nghiệm của nhân viên sẽ được nhận lại “phần thưởng”. Đó là đội ngũ nhân sự tận tụy và tự giác cống hiến.

5. Hoàn thiện kế hoạch và chiến lược nguồn nhân lực

Có thể thấy xu hướng kinh doanh trong thời đại mới. Ví dụ như sự chuyển đổi từ mô hình trực tiếp sang trực tuyến. Nó đã và đang đặt ra yêu cầu cho việc hoạch định nguồn nhân lực. Do đó, nhà quản lý cần lập kế hoạch, xây dựng chiến lược và chuyển đổi lực lượng lao động một cách cụ thể.

  • Đánh giá lại các vị trí chiến lược trong công ty: với những biến động trong hoạt động kinh doanh hiện nay, doanh nghiệp cần phải đánh giá lại các vị trí quan trọng nhất trong giai đoạn hiện tại và hậu khủng hoảng.
  • Nhóm kỹ năng: ngoài vai trò cá nhân, doanh nghiệp cũng cần chú ý tới các nhóm kỹ năng chính cho từng nhân viên, nhằm xác định các kỹ năng cần thiết cho tương lai và liệu nhân viên của bạn đã đảm bảo yêu cầu cần thiết chưa. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một cái nhìn toàn diện hơn về nguồn cung nhân sự, thay vì chỉ tập trung vào các chức danh và vị trí trống.
  • Hệ thống nhân tài: ngày nay các công cụ hỗ trợ trí tuệ nhân tạo có thể giúp đánh giá kỹ năng của cá nhân nhân viên. Dựa vào đó, nhà quản lý có thể nắm chính xác về tố chất sẵn có của nhân sự và tổ chức bố trí linh hoạt dựa trên kỹ năng phù hợp.

Tham khảo

Trần Trí Dũng
 

Trần Trí Dũng Đây là 3 tính cách mà mọi người thường hay nói về Dũng: Giản dị, Chia sẽ, Vui vẻ Còn bạn thấy Dũng như thế nào? Hãy để lại coment của mình nhé

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments