Vị trí HR Manager là gì? Vai trò của HR Manager trong doanh nghiệp
Vị trí HR Manager là gì? Vai trò của HR Manager trong doanh nghiệp? Cùng CEO Trần Trí Dũng tìm hiểu các kiến thức trong bài viết này nhé!
1. Vị trí HR Manager là gì?
HR Manager là người quản lý và chịu trách nhiệm lãnh đạo và chỉ đạo các chức năng, nhiệm vụ. Bộ phận Nhân sự (HR) phải đảm nhiệm. Các chức năng này bao gồm: tuyển dụng và phỏng vấn, quản lý tiền lương – công, phúc lợi và nghỉ việc. Cũng như thực thi các chính sách và quy định của công ty.
Một số nhiệm vụ cụ thể mà HR manager đảm nhiệm:
- Tuyển dụng, phỏng vấn và đào tạo nhân viên mới trong bộ phận.
- Giám sát quy trình làm việc hàng ngày của từng phòng ban.
- Cung cấp các đánh giá hiệu suất mang tính xây dựng và kịp thời.
- Xử lý kỷ luật và cho thôi việc đối với nhân viên vi phạm các quy định theo chính sách của công ty.
Sau khi đã tìm hiểu HR Manager là gì? hãy cùng tìm hiểu xem trưởng phòng nhân sự đóng vai trò gì trong doanh nghiệp!
2. Vai trò của HR Manager trong doanh nghiệp
Xây dựng và triển khai kế hoạch tuyển dụng
Đây là một trong những chức năng và nhiệm vụ hàng đầu mà bất kỳ HR nào đều phải thực hiện. Điều này liên quan đến việc:
- Tìm kiếm các ứng viên tiềm năng
- Điều phối tổ chức các cuộc phỏng vấn với những ứng viên đủ tiêu chuẩn
- Thiết lập một quy trình đào tạo cho các nhân viên mới.
Bên cạnh đó, trong kế hoạch tuyển dụng nhân sự còn đặc biệt cần phải chú ý tới việc xây dựng, thành lập các báo cáo liên quan tới quá trình tuyển dụng:
- Chi phí tuyển dụng
- Các trang web tuyển dụng nào phù hợp nhất với doanh nghiệp
- Tiến độ thực hiện quá trình tuyển dụng,…
Quản trị nhân sự
- Hợp tác với đội ngũ lãnh đạo để xây dựng chiến lược, kế hoạch và quy trình quản lý nhân nhân sự dài hạn của tổ chức. Vì nó liên quan đến nhu cầu nhân sự hiện tại và tương lai, kế hoạch tuyển dụng, giữ chân và kế nhiệm.
- Phân tích, nghiên cứu và đề xuất cơ sở cạnh tranh, xây dựng các chính sách liên quan tới lương, thưởng để đảm bảo tổ chức thu hút và giữ chân người lao động.
- Tạo ra các chương trình học tập và phát triển mang lại cơ hội phát triển về chuyên môn, kỹ năng cho nhân viên.
- Duy trì sự tuân thủ của người lao động đối với các quy định việc làm của mà doanh nghiệp và cá nhân phải tuân theo.
- Luôn cập nhật các phương pháp mới, các thay đổi về quy định và các công nghệ mới về nguồn nhân lực, quản lý nhân tài và luật việc làm.
- Lưu trữ hồ sơ để phục vụ các chính sách, quy định được thực hiện.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công.
Tài chính doanh nghiệp
- Theo dõi và cân bằng quỹ lương của từng phòng ban sao cho phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Xây dựng các chế độ lương thưởng, đãi ngộ dành cho người lao động để duy trì sự gắn bó giữa người lao động với tổ chức
- Thực hiện tính công – ca cho người lao động, xây dựng bảng lương, tính toán bảo hiểm cho người lao động.
3. 4 Kỹ năng cần cần có của HR Manager để quản lý nguồn nhân lực hiệu quả
1. Kỹ năng giao tiếp
Nhà quản trị nhân sự sẽ có yêu cầu bắt buộc về cách nói, viết và trình bày rõ ràng, hiệu quả. Tất cả để có thể phục vụ cho quá trình tương tác hằng ngày trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó, họ cũng nên là những người biết lắng nghe, thu thập thông tin về nhu cầu của mỗi bên. Từ đó xây dựng các chiến lược tại nơi làm việc hiệu quả nhất và giúp phát triển các mối quan hệ.
2. Kỹ năng lãnh đạo
Các chuyên gia trong vai trò này dẫn dắt đồng nghiệp và nhân viên công ty trong việc duy trì các chương trình và quy trình tuyển dụng, đào tạo và quản lý rủi ro. Họ cũng giám sát các nhóm để đảm bảo mọi người đang hoàn thành nhiệm vụ và trách nhiệm của họ đối với tổ chức.
3. Kỹ năng công nghệ
Các nhà quản lý này nên cập nhật các công nghệ và xu hướng mới nổi có thể giúp họ sắp xếp và tự động hóa các quy trình để tăng năng suất.
4. Kỹ năng tổ chức
Các nhà quản lý nguồn nhân lực phải có khả năng đảm đương một loạt trách nhiệm. Chẳng hạn như
- Xử lý việc tuyển dụng và tuyển dụng nhân tài
- Đào tạo nhân viên
- Quản lý tranh chấp tại nơi làm việc
- Lập trình lương và phúc lợi.