Phương pháp phỏng vấn là gì? 6 bước của quy trình phỏng vấn tuyển dụng

Phương pháp phỏng vấn là gì? 6 bước của quy trình phỏng vấn tuyển dụng

Phương pháp phỏng vấn là gì? 6 bước của quy trình phỏng vấn tuyển dụng? Cùng CEO Trần Trí Dũng tìm hiểu các kiến thức trong bài viết này nhé!

I. Phương pháp phỏng vấn là gì?

Phương pháp phỏng vấn tuyển dụng là cách nhà tuyển dụng và ứng viên vấn đáp gián tiếp hoặc trực tiếp. Mục tiêu chính của phương pháp phỏng vấn là chọn được ứng viên có đủ năng lực, tính cách phù hợp với vị trí tuyển dụng của công ty, doanh nghiệp.

Thông qua việc ứng dụng các phương pháp phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ hiểu rõ hơn về các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của ứng viên, từ đó xem xét sự phù hợp của người đó với định hướng phát triển của doanh nghiệp.

II. 6 bước của quy trình phỏng vấn tuyển dụng

Thông thường một cuộc phỏng vấn dù trực tiếp hay online cũng trải qua 6 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Giới thiệu và mở đầu: Đây là phần mà cả nhà tuyển dụng và ứng viên cùng giới thiệu những điểm chính về bản thân để tiện xưng hô và trao đổi.

Bước 2: Người phỏng vấn giới thiệu về tổ chức và giải thích về công việc

Bước 3: Người phỏng vấn đặt ra các câu hỏi nhằm làm rõ các thông tin trong hồ sơ ứng viên

Bước 4: Người phỏng vấn đặt ra các câu hỏi nhằm đánh giá khả năng và sự phù hợp của ứng viên

Bước 5: Ứng viên đặt câu hỏi nếu có, phần này để đánh giá một phần khả năng tư duy của ứng viên

Bước 6: Kết thúc phỏng vấn, người phỏng vấn tóm tắt lại các thông tin và thông báo với ứng viên về các bước tiếp theo.

Như vậy, mục đích chủ yếu và quan trọng của 6 bước trong quy trình phỏng vấn là tuyển chọn được các ứng viên có khả năng làm việc ở hiện tại. Đồng thời, đáp ứng được những công việc của doanh nghiệp trong tương lai.

III. 10 Phương pháp phỏng vấn tuyển dụng hiệu quả nhất hiện nay

1. Phỏng vấn tuyển dụng theo hành vi (Behavior-based interview)

Cách phỏng vấn nhân viên này còn có tên gọi khác là “phỏng vấn năng lực đặt câu hỏi” và được vận hành theo mô hình STAR:

  • Situation – Tình huống
  • Task – Nhiệm vụ
  • Action – Hành động
  • Result – Kết quả

Đối với phương pháp này phỏng vấn này, người phỏng vấn sẽ đưa ra những đánh giá về các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, teamwork,… Qua đó, nhà tuyển dụng sẽ thấy được những yếu tố phù hợp của ứng viên với vị trí tuyển dụng.

Ưu điểm:

Giúp nhà tuyển dụng thấy được khả năng tư duy và độ nhanh nhạy của ứng viên khi xử lý các câu hỏi. Đồng thời cho thấy sự hoạt ngôn của ứng viên.

Nhược điểm:

Với hình thức phỏng vấn này, một số ứng viên sẽ có thể lách luật một cách dễ dàng. Cụ thể, đối với những người đã có sự chuẩn bị từ trước và kỹ năng ăn nói tốt sẽ để lại ấn tượng với người phỏng vấn.

2. Phỏng vấn gây áp lực (phỏng vấn căng thẳng)

Trong phương pháp phỏng vấn này, nhà tuyển dụng sẽ liên tục đặt câu hỏi về khả năng của ứng viên, cắt ngang và hỏi vặn, yêu cầu đưa ra những số liệu cụ thể,…

Ưu điểm:

  • Tiết lộ một cách khá chân thực tính cách và năng lực của ứng viên.
  • Qua những câu trả lời và câu hỏi vặn và cách đặt câu hỏi phỏng vấn để gây áp lực của nhà tuyển dụng, họ sẽ tìm được sơ hở của ứng viên rất nhanh, giúp nhà tuyển dụng có được sự sàng lọc ứng viên chất lượng nhất.

Nhược điểm:

Quá gay gắt khi áp dụng phương pháp phỏng vấn căng thẳng nhiều khi sẽ khiến ứng viên mất bình tĩnh và không bộc lộ được năng lực chuyên môn thực sự.

3. Phương pháp phỏng vấn mẹo

Thay vì hay hỏi những câu hỏi đơn điệu thông thường, nhà tuyển dụng của những vị trí cao cấp luôn thử thách ứng viên bằng những câu hỏi khó, dễ gây lúng túng. Những công việc cần áp dụng phương pháp phỏng vấn này thường là vị trí có sự đòi hỏi về tính sáng tạo, nhanh nhẹn như marketing hay truyền thông.

Ưu điểm:

  • Thực sự sàng lọc được ứng viên chất lượng cả về kỹ năng và kiến thức chuyên môn.
  • Tăng tính cạnh tranh cho cuộc phỏng vấn.

Nhược điểm:

  • Chỉ thích hợp với những vị trí tuyển dụng đòi hỏi tính sáng tạo và nhanh nhẹn.
  • Đôi khi dễ làm xấu hình ảnh của nhà tuyển dụng đối với ứng viên.

4. Phỏng vấn tuyển dụng theo tình huống

Đối với hình thức phỏng vấn tình huống, người phỏng vấn sẽ có thể kiểm tra được phản xạ và tính cách thật của ứng viên. Nhà tuyển dụng sẽ có thể dựa trên đó mà đánh giá được các kỹ năng hiểu vấn đề, thấy được tư tưởng và cách xử lý tình huống của họ.

Ưu điểm:

  • Đánh giá được kỹ năng hiểu vấn đề của ứng viên
  • Quan sát kỹ sẽ thấy được tư tưởng và cách xử lý tình huống của ứng viên
  • Nền tảng để xem xét tính cách của ứng viên có phù hợp với vị trí tuyển dụng hay không

Nhược điểm:

Chỉ nhìn nhận được kỹ năng của ứng viên, chưa thể đánh giá đâu mới là người được chọn. Do vậy, nhà tuyển dụng sẽ cần phải áp dụng thêm những phương pháp khác.

5. Phương pháp phỏng vấn tuyển dụng trực tiếp

Đơn giản phỏng vấn trực tiếp là ứng viên sẽ đến trực tiếp công ty/ doanh nghiệp để gặp nhà tuyển dụng. Họ sẽ hỏi đáp và trao đổi trực tiếp trong cuộc phỏng vấn. Một cuộc gặp mặt trực tiếp sẽ giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn chân thực nhất về tính cách và khả năng giao tiếp của ứng viên.

Ưu điểm:

  • Nhà tuyển dụng dễ theo dõi được các yếu tố như ngôn ngữ cơ thể, thái độ ứng viên
  • Có thể áp dụng các phương pháp đánh giá trực diện như sử dụng nhân tướng học, khả năng truyền đạt, kỹ năng xử lý tình huống.

Nhược điểm:

Cần nhà tuyển dụng và ứng viên phải sắp xếp được thời gian, địa điểm phù hợp

6. Phỏng vấn điện thoại

Khác với phỏng vấn trực tiếp, hình thức phỏng vấn qua điện thoại giúp nhà tuyển dụng không mất nhiều thời gian. Phương pháp này thường được các doanh nghiệp tuyển dụng các vị trí đại trà như sales áp dụng nhiều.

Ưu điểm:

  • Tiết kiệm thời gian, chi phí, thủ tục chuẩn bị
  • Nhanh, gọn, khá hiệu quả với những vị trí có thể làm việc từ xa

Nhược điểm:

  • Nhà tuyển dụng sẽ khó kiểm soát không khí của cuộc trò chuyện qua điện thoại
  • Không nắm được ứng viên có thực sự có năng lực hay không

7. Phỏng vấn qua các nền tảng Online

Sự phát triển của internet đã hỗ trợ cho các nhà tuyển dụng rất nhiều khi có thể đa dạng các phương pháp phỏng vấn. Các nền tảng cho phép gọi và phỏng vấn online như Skype, Google Hangouts, Zalo, Zoom ngày càng phổ biến và tiện ích hơn.

Ưu điểm:

  • Có thể thực hiện phỏng vấn ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào
  • Giúp tiết kiệm thời gian hơn so với phỏng vấn trực tiếp, cũng như giải quyết vấn đề địa lý
  • Nhiều tổ chức hay doanh nghiệp còn ưa thích sử dụng hình thức video recording. Họ yêu cầu ứng viên ghi lại video phỏng vấn và bộ phận HR có thể xem lại các video này nhiều lần để tiện cho việc đánh giá.

Nhược điểm:

  • Bị phụ thuộc vào tín hiệu và đường truyền internet
  • Tín hiệu không tốt sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng chung của ứng viên và nhà tuyển dụng.

8. Phương pháp phỏng vấn nhóm

Phương pháp phỏng vấn nhóm là xếp các ứng viên cùng tham gia vào chung một phòng hoặc bàn tròn để giải quyết một vấn đề trong khoảng thời gian cho phép. Cùng lúc đó, người tuyển dụng sẽ đứng ngoài để quan sát và đánh giá ứng viên.

Ưu điểm:

Các ứng viên sẽ thể hiện được khả năng nắm bắt, hiểu vấn đề, khả năng phân tích, thuyết phục người khác và khả năng trình bày của mình hoặc cướp lời của đối thủ.

Nhược điểm:

Nhà tuyển dụng sẽ cần quan sát nhiều ứng viên cùng một lúc, đôi khi không thể đánh giá kỹ từng người một để chọn lựa.

9. Phỏng vấn cá nhân

Phỏng vấn cá nhân là hình thức thường thấy nhất, người ứng viên sẽ trực tiếp trao đổi với một người đại diện công ty.

Ưu điểm:

  • Giúp ứng viên giảm áp lực khi không phải đối mặt với nhiều người
  • Nhà tuyển dụng có thể dễ dàng đánh giá và chọn lựa được ứng viên tiềm năng

10. Phỏng vấn theo mẫu

Nhà tuyển dụng sẽ chuẩn bị bảng câu hỏi trước khi gặp ứng viên. Đây là công cụ để người phỏng vấn đánh giá năng lực của ứng viên một cách tốt nhất. Bảng câu hỏi này sẽ chú trọng đến các kỹ năng, năng lực mà công ty đang tìm kiếm. Qua đó, năng lực sẽ được chuẩn hóa và thống nhất để có sự đánh giá đồng bộ giữa nhiều ứng viên.

Bên cạnh những phương pháp phỏng vấn thì nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể sử dụng các bài test để đánh giá năng lực của nhân viên. Một trong số những phương pháp test đánh giá nhân viên được nhiều doanh nghiệp ứng dụng đó là test đánh giá tính cách MBTI.

 

Tham khảo

Trần Trí Dũng
 

Trần Trí Dũng Đây là 3 tính cách mà mọi người thường hay nói về Dũng: Giản dị, Chia sẽ, Vui vẻ Còn bạn thấy Dũng như thế nào? Hãy để lại coment của mình nhé

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments