Lộ trình công danh cho nhân viên là gì? Xây dựng như thế nào?

Đăng ngày 11/10/2024 lúc: 09:4117 lượt xem

Lộ trình công danh cho nhân viên là gì? Xây dựng như thế nào?

Lộ trình công danh cho nhân viên là gì? Xây dựng như thế nào? Hãy cùng CEO Trần Trí Dũng tìm hiểu các kiến thức trong bài viết này nhé!

I. Lộ trình công danh cho nhân viên là gì?

Lộ trình công danh hay còn gọi là lộ trình thăng tiến. Đây là sơ đồ định hướng các chức danh phát triển mà nhân viên có thể đạt đến ở từng cấp độ. Nó được xây dựng một cách khoa học dựa trên những tiêu chí đánh giá được đề ra.

Ví dụ:

Đối với vị trí Quản trị sẽ có các chức danh từ thấp đến cao.

Bao gồm:

  • Trợ lý hành chính
  • Trợ lý điều hành
  • Giám đốc văn phòng

Với Branding có:

  • Điều phối viên tài khoản quảng cáo
  • Trợ lý Giám đốc điều hành tài khoản
  • Nhân viên điều hành tài khoản
  • Nhân viên điều hành tài khoản cấp cao

Lộ trình công danh giúp nhân viên hình dung được tất cả con đường dẫn tới chức danh công việc cao nhất. Họ có thể đạt được trong sự nghiệp. Lộ trình công danh không chỉ giúp nhân viên nhìn thấy tiềm năng phát triển nghề nghiệp của họ. Nó còn đặt ra các cột mốc rõ ràng để tạo động lực làm việc.

Các tiêu chí được xét duyệt khi tổng hợp các chức danh thăng tiến gồm:

  • Nguyện vọng nghề nghiệp
  • Kỹ năng
  • Kiến thức chuyên môn
  • Kinh nghiệm
  • Năng khiếu cá nhân
  • Thành tích đạt được

Dựa vào những yếu tố này, quản lý sẽ đánh giá và cân nhắc thăng chức cho nhân viên sau một khoảng thời gian nhất định.

II. Vai trò của lộ trình thăng tiến đối với doanh nghiệp

Việc xây dựng lộ trình công danh cụ thể, chi tiết và hợp lý có vai trò quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp nói chung và đội ngũ nhân sự nói riêng:

1. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, nâng cao hiệu suất làm việc

Khi nhìn vào lộ trình công danh, mỗi nhân viên sẽ biết bản thân cần phải làm gì. Để có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra. Từ những yêu cầu đặt ra với mỗi vị trí, nhân viên sẽ phấn đấu đạt được. Từ đó tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh với mọi nhân viên đều phấn đấu.

Thông qua đó, nhân viên sẽ làm việc năng suất hơn và mang đến nhiều thành quả tốt đẹp cho doanh nghiệp.

2. Giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc

Thử tưởng tượng một công ty không có lộ trình thăng chức hay tiêu chí thưởng rõ ràng. Thì nhân viên sẽ lấy động lực ở đâu để phấn đấu? Công ty như thế sẽ rất dễ gây ra tình trạng trì trệ, mất năng lượng làm việc ở nhân viên.

Nghiêm trọng hơn, việc không xây dựng lộ trình nghề nghiệp rõ ràng còn làm tăng nghỉ việc. Điều này gây tổn thất lớn cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Do đó, một doanh nghiệp có tầm nhìn phát triển lâu dài, rõ ràng sẽ rất tốt. Nó giúp giữ chân nhân viên gắn bó lâu dài hơn.

3. Nâng cao độ gắn kết

Sự gắn kết giữa nhân viên với lãnh đạo, giữa nhân sự với doanh nghiệp sẽ càng được củng cố hơn với lộ trình thăng tiến khiến nhân sự hài lòng và hợp lý với tình hình thị trường.

4. Giữ chân và thu hút nhân tài cho doanh nghiệp

Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp đang phát triển đang phải vật lộn để thu hút nhân tài hàng đầu. Và một lộ trình thăng tiến hợp lý, được quảng bá rộng rãi có thể đóng một vai trò lớn để thu hút sự quan tâm của nhân tài.

Việc có thể xây dựng lộ trình công danh hiệu quả cho nhân viên phát triển sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh và vị thế của mình. Nhờ đó, nguồn lao động giỏi, có trình độ kỹ thuật, chuyên môn cao tự tìm đến doanh nghiệp để hợp tác và làm việc. Đồng thời những nhân viên tài năng cũng sẽ tự nguyện gắn bó và cống hiến lâu dài hơn.

5. Nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý

Bằng cách đầu tư vào tuyển dụng và xây dựng lộ trình công danh chi tiết, minh bạch rõ ràng, bạn sẽ xây dựng được đội ngũ lãnh đạo đa dạng và năng động hơn.

Doanh nghiệp nên chú trọng đào tạo những nhân viên kì cựu, gắn bó lâu dài với công ty để tạo ra một đội ngũ lãnh đạo đa dạng, năng động. Chưa kể đến việc này còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí tuyển dụng nhân viên mới từ bên ngoài cho các vị trí lãnh đạo.

III. Các bước xây dựng lộ trình công doanh hiệu quả cho doanh nghiệp

1. Tạo và cập nhật sơ đồ chức vụ từng phòng ban

Sẽ không một nhân viên nào có thể hình dung chính xác được cơ hội thăng tiến của mình nếu không được doanh nghiệp/ nhà tuyển dụng đề cập đến từ đầu. Đây là cách đơn giản nhất để giúp nhân viên nhìn thấy lộ trình thăng tiến trong lĩnh vực chức năng của họ.

Chỉ cần một sơ đồ hoặc đồ hoạ cơ bản để minh hoạ cho các thay đổi vị trí tiềm năng với bất kỳ chức năng kinh doanh cụ thể nào. (ví dụ như marketing, sales, nhân sự, chăm sóc khách hàng,…).

Sơ đồ chức vụ công ty này chính là nền tảng cho chương trình định hướng nghề nghiệp của nhân viên. Vì nó làm nổi bật cơ hội phát triển nghề nghiệp của nhân viên. Nó đi theo một hướng dễ hiểu, dễ theo dõi và thay đổi nếu cần.

2. Cập nhật mô tả công việc của từng vị trí trong lộ trình

Tiếp theo, bạn nên xây dựng các mô tả cho từng vị trí trong lộ trình công danh hay còn gọi là position profiles – bản mô tả chi tiết cho những vị trí công việc được nêu bật lộ trình thăng chức.

Đối với mỗi chức vụ, doanh nghiệp cần phác thảo và ghi lại mô tả về nhiệm vụ cốt lõi, kỹ năng và các yêu cầu chung. Để thêm rõ ràng cho chương trình định hướng nghề nghiệp, cần thêm một số yêu cầu về KPI.

Bản mô tả này sẽ là chìa khóa giúp định vị năng lực của các nhân viên cấp thấp, cân nhắc xem liệu họ có đủ năng lực để đảm nhiệm một vị trí cao hơn trong thời điểm xác định trong tương lai hay không.

3. Xác định chuẩn mực hiệu suất mỗi vị trí

Ở bước này, bạn cần xác định các chuẩn mực hiệu suất doanh nghiệp cần ở mỗi vị trí công việc. Tức là nhân viên hoặc nhân sự đang ở bất cứ vị trí nào muốn vươn lên cao hơn đều cần xác định rõ những gì mình sẽ phải hoàn thành khi ở vị trí đó.

Doanh nghiệp cần ghi lại các hành vi và kết quả về năng suất làm việc của những nhân viên hàng đầu tại công ty bạn; tiếp theo, lấy đó làm chuẩn mực cho mọi vị trí công việc khác, từ đó xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên hiệu quả.

4. Tổ chức kết hợp đào tạo và phát triển nhân viên

Để thúc đẩy nhân viên trên lộ trình thăng tiến, doanh nghiệp nên trang bị thêm các khóa đào tạo nội bộ để phổ biến thông tin và rèn luyện kỹ năng cần thiết. Ví dụ như đào tạo lãnh đạo, đào tạo đa chức năng, tiếp xúc với quốc tế,…

Đối với việc đào tạo, nếu bạn là quản lý thì đừng ngại ngần hỏi nhân viên xem họ mong muốn được đào tạo như thế nào, bởi họ chính là nguồn nhân lực cốt yếu mà lộ trình công danh nói chung và chương trình đào tạo nói riêng hướng tới.

IV. Bí quyết đưa lộ trình công danh kết nối với nhân viên

Xây dựng được lộ trình công danh chất lượng, rõ ràng minh bạch dành cho nhân viên là yêu cầu cấp thiết. Nhưng làm thế nào để bản lộ trình thăng tiến đó đến gần với nhân viên hơn cũng là một bài toán khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn.

Để toàn bộ nhân sự có thể dễ dàng tiếp nhận và phấn đấu theo lộ trình công danh, doanh nghiệp có thể thực hiện những việc sau:

1. Khảo sát insight nhân viên trước khi thiết lập lộ trình công danh

Để kết nối lội trình công danh với nhân viên, doanh nghiệp nên bắt đầu bằng việc khảo sát và tìm hiểu các chính xác các insight về nguyện vọng, khó khăn, động lực và năng lực hiện tại. Việc thực hiện khảo sát này sẽ giúp quản lý có đủ thông tin ban đầu để phân tích, đánh giá lộ trình công danh và các kỹ năng cần phát triển cho từng nhân viên.

Doanh nghiệp có thể chọn thực hiện khảo sát phát triển nghề nghiệp trong quy mô toàn công ty thậm chí trước khi xây dựng bộ khung cho lộ trình công danh, sau đó thực hiện một khảo sát khác tại thời điểm vài tháng sau khi khởi chạy chương trình.

2. Họp nội bộ làm cơ sở xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên

Để hiểu rõ định hướng nghề nghiệp của từng nhân viên trong tương lai, quản lý có thể tiến hành các cuộc họp nội bộ nhỏ để lắng nghe chi tiết mong muốn của mỗi cá nhân sau khi hoàn thành khảo sát.

Những thông tin nhân viên và quản lý cung cấp trong cuộc họp sẽ là chìa khóa rất quan trọng doanh nghiệp xây dựng lộ trình công danh hiệu quả nhất. Bởi trong công việc không chỉ có làm việc minh bạch rõ ràng mà quản lý cũng cần xét đến mong muốn cũng như suy nghĩ của nhân viên để đưa ra quyết định hoặc chính sách hợp lý nhất.

3. Tìm điểm chung giữa mong muốn của nhân viên và định hướng từ doanh nghiệp

Bạn cần phải hiểu rõ nguồn lực của mỗi công ty là có hạn và không thể nào đáp ứng hết tất cả nhu cầu của từng nhân viên. Vì vậy, bạn đừng hứa hẹn quá nhiều với nhân viên mà hãy dành thời gian để tìm được sự đồng thuận giữa các cá nhân và doanh nghiệp về lộ trình công danh.

Khi mong muốn phát triển của nhân viên có những điểm chung với định hướng từ doanh nghiệp thì sẽ dễ dàng cho quản lý hơn trong việc xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên.

4. Chia sẻ kinh nghiệm phát triển nghề nghiệp

Là những người đi trước và có kinh nghiệm, quản lý nên chia sẻ với nhân viên về lý do doanh nghiệp tiến hành triển khai xây dựng lộ trình cơ hội thăng tiến và nhấn mạnh rằng doanh nghiệp cam kết sẽ đầu tư vào sự phát triển của từng nhân viên. Nhờ đó, nhân viên sẽ cảm nhận được rằng doanh nghiệp đang quan tâm đến quyền lợi và sự phát triển lâu dài của mình.

Ngoài ra nếu doanh nghiệp có đủ điều kiện để tổ chức chương trình định hướng nghề nghiệp quy mô toàn công ty, hãy cung cấp thêm tài liệu bao gồm các nội dung về lộ trình công danh mà bạn đã xây dựng. Bạn có thể thiết kế chúng dưới 2 dạng tổng quan và chi tiết cho từng lĩnh vực chuyên môn, rồi để nhân viên tuỳ chọn theo tinh thần cầu tiến của họ.

V. Những lưu ý trong quá trình xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên

Một lộ trình công danh sẽ thật sự hiệu quả. Nếu có được đồng thời sự đầu tư từ doanh nghiệp và cả nhân viên. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một số điểm sau đây.  Bạn có thể xây dựng một lộ trình nghề nghiệp hiệu quả:

Đối với doanh nghiệp:

  • Quản lý, lãnh đạo không nên hứa hẹn quá nhiều hay đảm bảo một điều gì đó mang tính tuyệt đối. Thay vào đó hãy hỗ trợ nhân viên hết sức có thể
  • Nhân viên sẽ là người chịu trách nhiệm cho hành trình cố gắng của họ. Cũng như việc thăng tiến và quản lý chỉ là người quan sát, hỗ trợ, đánh giá. Điều này cần thống nhất ngay từ đầu.
  • Quản lý cũng không nên đầu tư quá nhiều thời gian vào việc hỗ trợ nhân viên. Vì điều này đôi khi sẽ làm chậm trễ công việc của chính họ.

Đối với nhân viên:

Luôn giữ tâm thế không ngừng học hỏi

Thị trường việc làm luôn biến động nhanh chóng. Chính bởi vậy để có thể bắt kịp xu thế của thời đại. Mỗi chúng ta cần phải bổ sung thêm nhiều những kỹ năng cần thiết. Ví dụ như một khoản đầu tư sinh lời vào chính bản thân mình.

Để tìm hiểu kỹ năng nào đang được yêu cầu nhiều nhất trong ngành của bạn. Hãy xem kỹ những hồ sơ, lý lịch của các đồng nghiệp khác. Từ đó nắm bắt được những kỹ năng cần thiết để học hỏi, cải thiện.

Kết nối đồng nghiệp

Kết nối, chia sẻ và trao đổi thông tin với đồng nghiệp về các kỹ năng cần có, về công việc mới. Đó sẽ giúp xác định rõ ràng những hướng đi tương lai tới thời điểm hiện tại.

Việc kết nối giúp bạn tiếp cận được với cách xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên của doanh nghiệp để cố gắng.

Linh hoạt nắm bắt cơ hội

Đừng gò bó bản thân vào một kế hoạch nghề nghiệp quá an toàn của bạn. Hãy luôn cởi mở với mọi cơ hội và ghi nhớ những mục tiêu cuối cùng cần đạt tới. Từ đó lộ trình công danh mà bạn xây dựng có thể sẽ hoàn hảo hơn. Đem tới nhiều trải nghiệm thú vị hơn.

Tham khảo