Lộ trình thăng tiến là gì? Quy trình xây dựng lộ trình thăng tiến

Đăng ngày 20/06/2024 lúc: 19:0825 lượt xem

Lộ trình thăng tiến là gì? Quy trình xây dựng lộ trình thăng tiến

Lộ trình thăng tiến là gì? Quy trình xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên như thế nào? Trần Trí Dũng sẽ hỗ trợ các nhà lãnh đạo với bài này!

1. Lộ trình thăng tiến là gì?

Lộ trình thăng tiến là một kế hoạch được thiết lập. Nó giúp nhân viên định hướng, phát triển và đưa ra cái nhìn tổng quan về con đường. Con đường này có thể dẫn đến vị trí cao trong lĩnh vực đang theo đuổi. Kế hoạch này sẽ giúp nhân viên phát triển rõ ràng và hiệu quả hơn.

Để tiến xa hơn trong sự nghiệp, nhân viên cần xác định các mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng, trình độ đào tạo và thời hạn cần thiết. Những tiêu chí này để đạt được chức vụ và trách nhiệm cao hơn trong công ty. Như vậy, nhân viên sẽ có hướng đi rõ ràng, tăng động lực. Họ sẽ làm việc gắn bó lâu dài cùng với công ty.

xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên

2. Quy trình xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên

Để xây dựng một lộ trình phát triển nghề nghiệp mang lại hiệu quả cho đội ngũ nhân viên. Hãy theo dõi các bước sau đây một cách chi tiết:

2.1. Bước 1: Tạo bộ khung về lộ trình

Để nhân viên có thể nhìn thấy được cơ hội phát triển bản thân trong công ty. Bạn chỉ cần thực hiện một cách đơn giản. Đó là vẽ một sơ đồ minh họa cho sự thay đổi của nghề nghiệp. Nó có thể xảy ra trong mọi lĩnh vực.lộ trình phát triển nghề nghiệp

2.2. Bước 2: Mô tả công việc của từng vị trí trong lộ trình

Doanh nghiệp cần phải nêu rõ các yêu cầu cho mỗi vị trí công việc. Nó bao gồm các kỹ năng, nhiệm vụ, và các điều cơ bản. Ngoài ra cũng có thể bổ sung các thông tin kỹ thuật khác cho mỗi chức vụ. Ví dụ như KPI, giấy phép, chứng chỉ, hoặc trình độ ngoại ngữ.

chính sách thăng tiến

2.3. Bước 3: Xác định chuẩn mực hiệu suất

Doanh nghiệp cần phải đặt ra các tiêu chuẩn hiệu suất mong muốn cho mỗi vị trí công việc riêng biệt. Hãy theo dõi, ghi lại các hành vi, kết quả công việc của các nhân viên xuất sắc nhất công ty. Hãy dùng đó làm tiêu chuẩn chung cho các công việc khác. Từ đó xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên.

mẫu xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên

2.4. Bước 4: Kết hợp phát triển với đào tạo nhân viên

Bước cuối cùng để tạo lộ trình nghề nghiệp hiệu quả là kết hợp các chương trình đào tạo thường xuyên cho nhân viên, bao gồm các chương trình về lãnh đạo, đa chức năng, quốc tế hóa,… Doanh nghiệp cũng cần tổ chức linh hoạt các chương trình nâng cao kỹ năng mềm cho nhân sự trong công ty.

mẫu lộ trình phát triển nghề nghiệp

3. Lợi ích của việc xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp 

Để các nhân viên trong doanh nghiệp cùng hướng đến một mục tiêu chung, cần phải có kế hoạch và lộ trình rõ ràng cho mọi hoạt động.

Lộ trình thăng tiến có thể giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu sau:

Xây dựng và giữ chân nhân tài: Nhân viên sẽ có cơ hội phát triển bản thân và góp phần vào thành công của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng sẽ nâng cao uy tín và thu hút được những ứng viên tiềm năng.

Giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc: Nhân viên sẽ không cảm thấy trì trệ hay chán nản khi đã có lộ trình phát triển rõ ràng.

Nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên: Nhân viên sẽ biết cách chia nhỏ mục tiêu lớn thành những mục tiêu nhỏ để làm việc hiệu quả hơn và đạt được kết quả cao hơn.

Tăng tính đa dạng của đội ngũ: Doanh nghiệp sẽ đào tạo những nhân viên có thâm niên và trung thành để trở thành những lãnh đạo giỏi. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm chi phí khi không cần tuyển dụng những vị trí cấp cao từ bên ngoài.

chính sách thăng tiến

4. Cách kết nối lộ trình công danh cho nhân viên

Trong phần này, Dũng sẽ chia sẻ với bạn những bí quyết vàng. Bạn sẽ kết nối lộ trình sự nghiệp cho nhân viên.

4.1. Bắt đầu với bài khảo sát Insight của nhân viên

Bước đầu tiên để xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên là tìm hiểu rõ những insight của họ, bao gồm: mong muốn, khó khăn, động lực và năng lực hiện tại. 

Bạn cần có đủ thông tin này để phân tích, đánh giá các kỹ năng cần phát triển của nhân sự đó. Mục tiêu của bước này là giúp bạn tạo ra một lộ trình thực tế và phù hợp nhất.

Doanh nghiệp có thể cho nhân viên làm bài khảo sát nhỏ để đánh giá

4.2. Tổ chức họp 1-1 để hiểu định hướng nghề nghiệp của nhân viên

Sau khi hoàn thành bài khảo sát, bạn nên họp 1-1 với nhân viên để nghe họ chia sẻ về định hướng nghề nghiệp cá nhân của họ. Giao tiếp hiệu quả chính là chìa khóa để dẫn tới thành công. Bạn cần giải thích cho nhân viên hiểu tầm quan trọng của lộ trình phát triển.

Bạn cũng cần hỏi nhân viên về tầm nhìn của họ về bản thân trong 5 năm tới và mong muốn của họ khi làm việc tại doanh nghiệp. Những thông tin này sẽ giúp bạn xây dựng lộ trình công danh phù hợp.

lộ trình thăng tiến cho nhân viên

4.3. Xem xét “điểm chạm” giữa mong muốn của nhân viên và định hướng từ doanh nghiệp

Trong thực tế, doanh nghiệp có một nguồn lực giới hạn để hỗ trợ cho nhân viên. Do đó, không phải lúc nào mong muốn của nhân viên cũng khớp với định hướng từ doanh nghiệp. Cấp trên không nên đưa ra những lộ trình công danh mà doanh nghiệp không thể thực hiện được. 

Thay vào đó, doanh nghiệp nên dành thời gian để thảo luận, điều chỉnh mong muốn của nhân viên để tìm ra “điểm chạm” với định hướng từ doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp đạt được sự đồng thuận về lộ trình sự nghiệp dựa trên năng lực, mong muốn của từng nhân viên.

chính sách thăng tiến

4.4. Chia sẻ triết lý phát triển nghề nghiệp

Bạn cũng nên chia sẻ với nhân viên về lý do doanh nghiệp muốn xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên. Doanh nghiệp nên nhấn mạnh rằng những người cấp trên luôn quan tâm đến đội nhóm của mình và cam kết đầu tư vào sự phát triển của họ. 

Nếu có thể, doanh nghiệp cũng nên tổ chức chương trình định hướng nghề nghiệp và cung cấp thêm nhiều tài liệu bổ ích liên quan đến xây dựng lộ trình phát triển cho nhân viên. Bạn cũng nên thảo luận thêm với nhân viên về định hướng và đưa ra lời khuyên nếu cần thiết.

lộ trình phát triển nghề nghiệp

5. Lưu ý khi xây dựng chính sách thăng tiến cho nhân viên

Khi xây dựng lộ trình thăng tiến, doanh nghiệp cần chú ý những điều sau:

Lắng nghe nguyện vọng của nhân viên: Cần biết rõ mục tiêu, nguyện vọng nghề nghiệp của từng nhân viên, vì mỗi người đều có hoài bão riêng. 

Cá nhân hoá lộ trình thăng tiến: Không có một lộ trình chung cho tất cả mọi người, vì vậy cần xây dựng lộ trình linh hoạt, có thể thay đổi để phù hợp với năng lực, nguyện vọng, tiến bộ cá nhân của từng nhân viên.

Hạn chế hứa hẹn quá nhiều: Tránh hứa hẹn những điều không thể thực hiện được, nó sẽ làm nhân viên thất vọng, mất niềm tin vào công ty, mất động lực làm việc. 

Hỗ trợ và phát triển đào tạo: Đầu tư các khóa đào tạo, phát triển để nhân viên có thể nâng cao kỹ năng, kiến thức cần thiết cho việc thăng tiến, có thể bao gồm các khóa học nội bộ hoặc bên ngoài và mentorship.

Theo dõi và đánh giá: Thiết lập một hệ thống dễ dàng theo dõi, đánh giá để xem xét khả năng phát triển của nhân viên trên lộ trình sự nghiệp, công danh để đảm bảo họ tiến lên theo đúng hướng và có cơ hội điều chỉnh khi cần thiết.

con đường phát triển nghề nghiệp

Nguồn tham khảo