Talent pool là gì? Xây dựng và quản lý danh sách ứng viên tiềm năng

Đăng ngày 11/10/2024 lúc: 09:4619 lượt xem

Talent pool là gì? Xây dựng và quản lý danh sách ứng viên tiềm năng

Talent pool là gì? 4 bước xây dựng và quản lý danh sách ứng viên tiềm năng như thế nào? Cùng CEO Trần Trí Dũng tìm hiểu trong bài nhé!

I. Talent pool là gì? Vì sao HR cần xây dựng và quản lý Talent pool?

1. Talent pool là gì?

Talent Pool là tập hợp danh sách các ứng viên tiềm năng. Họ phù hợp với những yêu cầu mà doanh nghiệp đặt ra cho mỗi vị trí công việc. Sự phù hợp với những tiêu chí doanh nghiệp đặt ra được đánh giá dựa vào:

  • Kiến thức chuyên môn
  • Kỹ năng
  • Điểm số
  • Kinh nghiệm làm việc,…

Tùy theo đặc trưng và chiến lược phát triển đội ngũ nhân sự. doanh nghiệp sẽ có những tiêu chí khác nhau nhằm xây dựng talent pool.

Những ứng viên có thể đưa vào talent pool:

  • Những ứng viên có CV chất lượng được HR tìm thấy trên những nền tảng tuyển dụng.
  • Ứng viên có năng lực tốt nhưng chưa phù hợp với vị trí công ty đang tuyển dụng.
  • Những ứng viên bị loại ở các vòng phỏng vấn trước nhưng có những điểm phù hợp với công ty và có thể cân nhắc cho những vị trí khác.
  • Cựu nhân viên của công ty, tổ chức.

2. Vì sao HR cần xây dựng và quản lý danh sách ứng viên tiềm năng?

Trong quy trình tuyển dụng, phòng nhân sự cần tiến hành chọn lọc và đánh giá hàng nghìn CV khác nhau rất mất thời gian. Tuy nhiên, khi đã thiết lập được một danh sách ứng viên tiềm năng cụ thể và hệ thống, nhà tuyển dụng có thể:

  • Lưu trữ kho ứng viên tiềm năng để dùng đến khi cần

Thay vì việc phải vất vả lọc hàng nghìn CV ứng viên trong mỗi đợt tuyển dụng để tìm ra người thích hợp thì khi lập talent pool, nhà tuyển dụng đã có sẵn một “kho ứng viên” với những thông tin cơ bản đã được lưu trữ từ trước, từ đây có thể nhanh chóng chọn và tiến hành đánh giá để chọn người phù hợp.

  • Talent pool giúp hệ thống hóa dữ liệu ứng viên hiệu quả

Thông tin về ứng viên tiềm năng nếu được sắp xếp và quản lý một cách khoa học sẽ giúp nhà tuyển dụng thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm, sàng lọc và đánh giá mỗi khi cần. Điều này giúp tiết kiệm một lượng lớn thời gian và công sức của nhà tuyển dụng.

II. 4 tiêu chí cơ bản để xây dựng danh sách ứng viên tiềm năng

Như đã nhắc đến ở trên, tiêu chí xây dựng danh sách ứng viên tiềm năng dựa vào đặc trưng chiến lược phát triển của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, 4 tiêu chí dưới đây là những tiêu chí cơ bản nhất nhà tuyển dụng cần cân nhắc khi xây dựng talent pool:

Tiêu chí  Cụ thể  Doanh nghiệp phù hợp 
Theo địa điểm  Công ty đang tuyển ứng viên cho chi nhánh ở tỉnh thành nào? Hà Nội, Hồ Chí Minh,… Phù hợp với những doanh nghiệp có nhiều chi nhánh khác nhau và cần tuyển nhân sự cho những chi nhánh đó
Theo năng lực  Nhà tuyển dụng tiến hành tách nhóm ứng viên có năng lực chuyên môn mạnh, nhóm có khả năng giao tiếp giỏi, nhóm có tố chất lãnh đạo,… Những doanh nghiệp có nhu cầu tìm người giải quyết những vấn đề còn đang tồn đọng trong công việc.
Theo vị trí  Lọc riêng các nhóm ứng viên phù hợp với từng vị trí khác nhau như Marketing, HR, Sales, IT,… Những doanh nghiệp tìm ứng viên cho những vị trí công việc đang trống.
Theo thời gian  Thực tập sinh, part-time hoặc full-time Những công ty có nhiều dự án cần triển khai và linh động về số lượng nhân sự cần có trong các dự án đó

III.  4 bước xây dựng và quản lý danh sách ứng viên tiềm năng khoa học nhất

1. Xác định rõ chiến lược phát triển của doanh nghiệp

Công tác tuyển dụng ngoài việc nhằm mục đích nâng cao chất lượng nhân sự còn có mối liên hệ chặt chẽ với chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Chính vì thế, khi xây dựng talent pool, nhà tuyển dụng cần xác định rõ ràng chiến lược phát triển của doanh nghiệp mình là gì để từ đó lập ra những tiêu chí tuyển chọn ứng viên phù hợp.

Ví dụ:

Khi lập danh sách ứng viên tiềm năng, HR cần làm rõ mình đang tìm ứng viên với mục đích gì. Có thể là tuyển dụng để phục vụ chiến lược sáp nhập doanh nghiệp, mở rộng chi nhánh hay quảng bá cho một sản phẩm mới.

2. Tiến hành thiết lập các tiêu chí cụ thể cho từng nhóm ứng viên

Sau khi xác định được chiến lược phát triển của doanh nghiệp, nhà tuyển dụng cần bám sát vào những yếu tố quan trọng của chiến lược này để xây dựng lên các tiêu chí Talent Pool cần thiết. Chỉ khi tiêu chí xây dựng Talent pool thống nhất với chiến lược phát triển thì những ứng viên mà nhà tuyển dụng tìm được mới thực sự mang lại giá trị.

Ví dụ:

Công ty bạn đang muốn mở rộng chi nhánh từ Hà Nội ra Đà Nẵng, bạn chắc chắn cần xây dựng nhóm ứng viên tiềm năng đáp ứng tiêu chí về địa điểm sinh sống ở Đà Nẵng.

3. Khai thác các nguồn ứng viên tiềm năng theo những tiêu chí đã có

Tạo nguồn và đưa thông tin các ứng viên về các nhóm phù hợp là bước tiếp theo cần làm sau khi đã có đủ các tiêu chí cần thiết. Nguồn các ứng viên tiềm năng được biết đến nhiều nhất có thể kể đến như thực tập sinh, những khách tham gia sự kiện và để lại thông tin, thí sinh từ các cuộc thi tài năng trong lĩnh vực mà doanh nghiệp kinh doanh.

4. Phân loại các ứng viên tiềm năng

Sau khi đã phân chia các ứng viên tiềm năng vào các nhóm cụ thể, nhà tuyển dụng nên thực hiện phân loại ứng viên trong từng nhóm để đảm bảo thông tin ứng viên được sắp xếp khoa học, đồng thời tiện lợi hơn trong việc chọn lọc sau này.

Cụ thể, bạn nên gắn tag và xếp hạng cho những ứng viên trong mỗi nhóm theo năng lực và kỹ năng của từng người. Từ đó bạn có thể lọc ra những ứng viên có trình độ cao nhất để doanh nghiệp liên hệ ngay trong đợt tuyển dụng mới.

Thực hiện theo 4 bước như trên, nhà tuyển dụng có thể lập và tiến hành quản lý một danh sách ứng viên tiềm năng cho riêng mình. Tuy nhiên làm thế nào để việc thiết lập và quản lý Talent pool được hiệu quả hơn? Câu trả lời sẽ có ngay trong phần tiếp theo.

Tham khảo