Nhà quản lý xử lí thế nào với nhân viên kém hiệu quả?
Nhà quản lý xử lí thế nào với nhân viên kém hiệu quả? Hãy cùng CEO Trần Trí Dũng tìm hiểu các kinh nghiệm quản trị trong bài viết này nhé!
Như một xã hội thu nhỏ, trong doanh nghiệp luôn tồn tại nhiều kiểu nhân viên. Có người xuất sắc, có người giậm chân tại chỗ và có cả những nhân sự yếu kém. Chẳng may tại công ty của bạn còn tồn tại những nhân viên yếu kém. Bạn không sớm tìm ra cách giải quyết vấn đề đó. Rất có thể tình trạng kém hiệu quả sẽ như một hiệu ứng lan tỏa đến toàn bộ thái độ làm việc của các nhân viên khác.
Vậy phải làm sao để quản lý nhân viên như vậy? Cần thay đổi họ sang chiều hướng tốt hơn. hCí ít là hạn chế việc tác động đến tình hình chung của toàn doanh nghiệp? Dưới đây là 5 phương pháp giúp quản lý nhân viên kém hiệu quả:
1. Tìm nguyên nhân dẫn đến nhân viên làm việc không hiệu quả
Trước khi đi tìm hướng giải quyết, nhà quản trị phải tìm ra lý do vì sao nhân viên đó làm việc kém năng suất. Nếu vì một số nguyên do khiến nhân sự giảm hiệu năng làm việc như yếu tố gia đình, các mối quan hệ riêng tư phức tạp tác động đến thì bạn nên tìm ra và tìm cách khắc phục.
2. Luôn thể hiện sự tin tưởng vào nhân viên
Tinh thần làm việc của nhân viên có thể được cải thiện nếu như họ cảm thấy họ có được niềm tin từ người đứng đầu. Khi một ai đó nhận được sự tin tưởng, họ sẽ đặt hết tâm huyết và trách nhiệm của mình để tập trung hoàn thành một nhiệm vụ được giao.
3. Thay đổi thái độ nhân viên
Hãy hiểu rõ tính cách và thái độ làm việc của nhân viên đó. Hãy tỏ ra cởi mở, trung thực và chân thành. Hãy xây dựng cuộc nói chuyện dựa trên thế mạnh của họ và nhấn mạnh vào những điểm tích cực. Hãy cố tạo ra những cuộc thảo luận tập trung vào giải quyết vấn đề. Hãy đặt ra những câu hỏi buộc người kia phải chấp nhận rằng thay đổi thái độ làm việc hiện tại theo một cách khác hoàn toàn có thể giúp họ cải thiện hiệu quả làm việc của mình.
4. Giúp đỡ khi nhân viên gặp vướng mắc
“Không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền”. Trong công việc, người nhân viên mới bắt đầu sẽ khó tránh khỏi những khó khăn về mặt chuyên môn. Điểu cần làm của người quản lý là luôn sát cánh cùng nhân viên, giúp họ tự tìm ra phương pháp mới để tiếp nhận kiến thức chuyên ngành một cách chuyên sâu từ đó kỹ năng của họ sẽ được cải thiện đáng kể.
5. Làm công việc trở nên thú vị
Đôi khi công việc quá gò bó áp lực có thể khiến cho tinh thần làm việc của nhân viên bị đi xuống. Hãy làm mới lại môi trường làm việc bằng việc tổ chức ra những lần đi du lịch để công nhận sự nỗ lực của các cá nhân trong công ty cũng như cho nhân viên một khoảng thời gian nghỉ ngơi để tiếp tục hết mình với công việc.