Nghệ thuật trong quản lý nhân viên

Đăng ngày 11/10/2024 lúc: 11:4519 lượt xem

Nghệ thuật trong quản lý nhân viên

Có một vài bí kíp giúp các lãnh đạo quản lý nhân sự. Cùng CEO Trần Trí Dũng tìm hiểu các kiến thức về nghệ thuật trong quản lý nhân viên nhé!

Theo khảo sát năm 2013 của Gallup với 14 triệu nhân viên từ 50.000 công ty, nhờ có giao việc, uỷ quyền mà 22% doanh nghiệp tăng lợi nhuận, 21% doanh nghiệp tăng năng suất lao động.

Có thể thấy, giao việc giúp lãnh đạo giảm bớt phần việc của chính mình và tạo cơ hội để nhân viên thể hiện năng lực cũng như phát triển các kỹ năng. Tuy nhiên, không phải người sếp nào cũng biết giao việc cho cấp dưới một cách hiệu quả.

nghe-thuat-quan-ly-5-kieu-nhan-vien-thuong-gap

1. Nhận diện 5 kiểu nhân viên

Nhận diện nhân viên là bước đầu tiên trong nghệ thuật quản lý của người lãnh đạo. Dựa trên mô hình ASK – một mô hình phổ biến để đánh giá từ đó đào tạo và phát triển năng lực cá nhân – người lãnh đạo có thể đánh giá nhân viên trên 3 tiêu chuẩn:

    • Thái độ (Attitude).
    • Kỹ năng (Skills).
    • Kiến thức (Knowledges).

Sau khi đánh giá năng lực của từng cá nhân, bạn phân loại nhân viên theo những nhóm sau:

Thái độ x x x
Kỹ năng x x x
Kiến thức x x x
Phân loại R0 R1 R2 R3 R4

2. Cách thức giao việc 

Mỗi loại nhân viên khác nhau cần những cách thức giao việc khác nhau. Hiểu được điều này đồng nghĩa với việc bạn đã nắm được nghệ thuật quản lý nhân viên, “giao đúng người đúng việc”. Ví dụ cách quản lý nhân viên khôn ngoan là không nên giao việc cho nhân viên R0 mà nên “tiến cử” họ đến nơi làm việc khác phù hợp hơn.

Với nhân viên R1: Giao việc theo quy trình

Nhân viên thuộc nhóm R1 đa phần là sinh viên mới ra trường và làm trái ngành. Họ thiếu nền tảng kiến thức chuyên môn để có thể định hướng nên khi giao việc, bạn c hướng dẫn nhân viên theo quy trình tuần tự và lần lượt.

Với nhân viên R2: Giao việc giải thích rõ mục đích

Ngược với nhóm trên, nhân viên R2 thường là những người học đúng chuyên ngành song thiếu kinh nghiệm làm việc.

Để phát huy tối đa khả năng của họ, khi giao việc, bạn cần giải thích chi tiết, rõ ràng mục đích của các công việc. Với nền tảng kiến thức chuyên môn, nhân viên nhóm R2 có thể từ đó phân tích và hiểu rõ tại sao phải làm vậy và từ đó phát triển tư duy làm việc.

Với nhân viên R3: Giao việc và bắt cam kết

Nhóm này đa phần gồm những nhân viên có sự bất mãn với cấp trên và biểu hiện sự không đồng tình của họ qua thái độ làm việc.

Tuy nhiên, bất chấp thái độ, nhân viên R3 là những người có thực tài, sở hữu cả kỹ năng và kiến thức. Cách quản lý nhân viên R3 bạn cần lưu ý: khi giao việc, bạn cần yêu cầu họ cam kết và cho họ quyền tự quyết trong công việc.

Đừng ngần ngại giao cho họ những công việc khó, những việc phát sinh vì kết quả của họ có thể khiến bạn bất ngờ đấy.

Với nhân viên R4: Giao việc ủy quyền

Nhân viên R4 có đầy đủ các phẩm chất để bạn có thể tin tưởng và ủy quyền công việc cho họ.

Bạn có thể giao cho họ những công việc quan trọng, giá trị và hãy đảm bảo khi giao việc, bạn sẽ giao nguồn lực cho họ. Hãy cho nhân viên thấy sếp luôn đứng đằng sau hỗ trợ.

nghe-thuat-quan-ly-5-kieu-nhan-vien-thuong-gap

Tham khảo

Nghệ thuật trong quản lý nhân viên