Bí kíp đối phó với nhân viên lười biếng
Dũng có bí kíp đối phó với nhân viên lười biếng rất hay muốn chia sẻ. Hãy cùng CEO Dũng tìm hiểu các tuyệt chiêu có trong bài viết này nhé!
Theo báo cáo của Nielsen, một nhân viên lười biếng sẽ làm doanh nghiệp thiệt hại 24 lần số tiền chi trả lương cho người đó.
Cụ thể, khi:
- Nhân viên không làm việc và vẫn nhận lương gây thiệt hại 1 lần lương.
- Nhân viên không làm việc nhưng lại chuyên phá hoại sẽ làm chi phí tổn thất gấp 11 lần.
Chưa kể, biểu hiện của người lười biếng là thường xuyên thích chơi hơn làm. Họ thường xuyên lôi kéo đồng nghiệp ăn uống, buôn chuyện cùng. Nó làm giảm hiệu suất công việc. Điều này gây tổn thất gấp 12 lần tiền lương trả cho nhân viên.
Đối phó với những người lười là thách thức lớn đối với bất cứ nhà quản lý nào. Đây cũng là vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp đau đầu vì phí phạm cả về nhân lực và tài lực. Lúc ứng tuyển ai cũng mong muốn có một môi trường làm việc chuyên nghiệp, lương, thưởng hấp dẫn. Nhưng chính họ lại làm phá vỡ sự chuyên nghiệp này với sự lười biếng của mình.
Cách đối phó với nhân viên lười biếng trong công việc
Để trị nhân viên chây lười bạn không chê nhưng cần tỏ rõ thái độ thất vọng
Đặc điểm của nhân viên lười là không thích bị phê bình. Nhưng cũng không bao giờ nhận lỗi mà sẽ tìm lý do. Thậm chí còn đổ lỗi cho người khác. Vì vậy, với những nhân viên lười, nhà quản lý nên dành một chút kiên nhẫn và khéo léo.
Cách trị những người lười biếng này là người quản lý nên giải thích về tầm quan trọng của họ trong công việc. Bạn cũng có thể làm họ áy náy bằng cách thể hiện sự thất vọng của bạn. Mỗi khi nhân viên chậm tiến độ và không hoàn công việc.
Hãy giao thêm việc cho họ
Bill Gates nói: “Tôi luôn chọn những người lười cho công việc khó khăn vì họ luôn biết tìm con đường dễ dàng nhất để thực hiện nó”. Đúng vậy, không phải nhân viên chây lười nào cũng làm việc không hiệu quả và người quản lý là người biết chính xác nhất về hiệu quả công việc mà họ đảm nhận. Đừng quá lo lắng khi giao công việc cho nhân viên lười vì sợ họ không hoàn thành được, biết đâu bạn lại kiếm được một nhân viên ưu tú thì sao?
Tìm hiểu nguyên nhân khiến họ lười biếng
Thay vì vội vã “từ bỏ” nhân viên lười biếng trong công việc thì nhà quản lý hãy thử một lần tìm hiểu nguyên nhân tại sao họ hay vắng mặt. Câu chuyện nào rồi cũng có những câu hỏi và câu trả lời. Trong thời buổi cạnh tranh ngày nay, việc tuyển dụng được một nhân viên khó khăn hơn rất nhiều so với việc đuổi việc họ. Hãy giúp nhân viên vượt qua khó khăn, vượt qua chính mình, có vậy nhà quản lý không phải quen với những câu xin lỗi mỗi khi gần đến hạn chót nộp báo cáo hay hoàn thành dự án.
Cách đối phó với nhân viên lười biếng là nên kiểm tra tiến độ công việc của họ
Nhân viên lười chính là những người không biết quản lý lịch trình cũng như quỹ thời gian của mình. Do đó, cần có sự giám sát của người khác để buộc họ phải hoàn thành công việc đúng lúc. Nhà quản lý khi giao việc cho những nhân viên này nên đặt ra một deadline cụ thể và cũng có thể răn đe họ một chút nếu họ không hoàn thành đúng hẹn làm ảnh hưởng công việc chung.
Áp dụng được những tuyệt chiêu đối phó với những nhân viên lười biếng trong công việc trên đây, chắc chắn sẽ biến doanh nghiệp của bạn trở nên chuyên nghiệp và có được đội ngũ nhân sự tài giỏi.