Giao việc không hiệu quả do đâu? Kỹ năng giao việc

Giao việc không hiệu quả do đâu? Kỹ năng giao việc

Giao việc không hiệu quả do đâu? Kỹ năng giao việc như thế nào? Cùng CEO Trần Trí Dũng tìm hiểu các kiến thức trong bài viết này nhé!

"<yoastmark

Giao việc không hiệu quả do đâu?

Tuy nhiên, “giao việc” không phải là một công việc đơn giản. Nhiều nhà quản lý thường mắc phải một số “sai lầm” và làm cho nhân viên không thể phát huy được hết năng lực của mình. Những “sai lầm” trong quy trình này đó xuất phát từ những nguyên nhân:

Sếp “ôm đồm” công việc

Có thể do sếp nghĩ rằng tự bản thân mình giải quyết công việc sẽ nhanh và đạt tiêu chuẩn công việc hơn. Hoặc cũng có thể do lo sợ nhân viên sẽ làm tốt công việc đó hơn mình. Vì thế mà sếp không sẵn lòng ủy quyền công việc cho người khác. Dẫn đến người sếp không giao đúng việc cho nhân viên.

Chỉ giao việc cho nhân viên quen

Chỉ giao việc cho một số nhân viên quen việc, có năng lực làm việc tốt hơn nhân viên khác. Điều đó có thể khiến cho họ bị quá tải công việc. Nhân viên làm việc kém hiệu quả hơn. Những nhân viên khác lại không có cơ hội được thể hiện tài năng của mình. Thậm chí những công việc sếp giao đôi khi không phù hợp với nhân viên quen đó.

Giao không đúng người, đúng việc

Khi giao việc cho nhân viên, sếp cần đến sự tinh tế, khéo léo.

  • Lựa chọn sai người thực hiện công việc.
  • Giao cho nhân viên những công việc không đúng khả năng. G
  • iao việc vượt ngoài tầm năng lực của nhân viên.
  • Ra chỉ thị không rõ ràng.

Những điều này cũng khiến cho sếp giao việc không hiệu quả.

Kế hoạch giao việc hiệu quả cho nhân viên

Để có thể giao việc một cách hiệu quả, nhà quản lý cần phải có một kế hoạch phù hợp, từ việc xác định mục tiêu, đối tượng thực hiện, kế hoạch thực hiện cho đến việc theo dõi, điều chỉnh và đánh giá kết quả công việc đó:

Xác định mục tiêu công việc

Ví dụ doanh thu của doanh nghiệp trong một tháng cần đạt 1tỷ, phải thực hiện như thế nào để đạt được mục tiêu là 1 tỷ đó.

Chọn việc để giao

Có thể xem xét và phân loại công việc thành những công việc quan trọng, cấp thiết hay không quan trọng, không cấp thiết để lựa chọn nhân viên thích hợp.

Xác định đối tượng

Tìm đối tượng phù hợp cả về trình độ, kỹ năng cho công việc đó.

Lập kế hoạch

Hoạch định các bước để thực hiện công việc đó.

Theo dõi, kèm cặp, điều chỉnh

Đôn đốc, thúc đẩy nhân viên làm việc, phát hiện ra những điều chưa hợp lý và có sự điều chỉnh kịp thời.

Đánh giá kết quả công việc

Đánh giá kết quả hoàn thành ở mức độ nào.

Kỹ năng giao việc để nhân viên làm việc hiệu quả

Giao việc cho nhân viên không chỉ đơn giản là giao cho họ quyền hạn và trách nhiệm để thực hiện công việc đó.

Kỹ năng giao việc cho nhân viên

1 – Tham gia, có mặt cùng anh em   

Khi giao việc, nhà quản lý không nên dừng lại ở việc “chỉ trỏ” hay chỉ đưa ra “chỉ thị”. Hãy hành động để cho nhân viên thấy được rằng “sếp” là người bạn đồng hành luôn “sát cánh” chiến đấu cùng với họ.

Đây cũng là con đường ngắn nhất để xóa dần khoảng cách giữa sếp và nhân viên, tạo nên hiệu quả công việc. Sếp có thể hiểu rõ về nhân viên của mình hơn. Nhân viên không còn “ám ảnh nỗi sợ sếp” mà vui vẻ làm việc. “Nếu anh lãnh đạo tài tình, anh sẽ có được sự vui vẻ phục tùng” – Thomas Fuller.

2 – Cung cấp thông tin liên quan

Không thể chỉ giao việc, sau đó im lặng và không giải thích gì thêm. Nên đẩy mạnh hoạt động giao tiếp trong công việc. Điều này giúp bạn đưa ra những thông tin liên quan để nhân viên hiểu rõ hơn về mục đích của công việc. Đã có rất nhiều những vấn đề phát sinh thêm gây cản trở, làm giảm hiệu suất công việc khi mà nhân viên còn “mông lung” về ý định của sếp. Tệ hại hơn là đi sai hướng mục đích cần đạt.

3 – Giúp đỡ khi gặp vướng mắc

Khi nhân viên có những vấn đề thắc mắc trong công tác, hãy sẵn sàng và chủ động giải đáp những thắc mắc đó. Giải quyết được những thắc mắc của nhân viên cũng đồng nghĩa với việc giải quyết được phần lớn những khó khăn khi mà sếp giao việc.

4 – Trao hi vọng và mục đích

Giao việc cũng không đơn thuần là sếp tạo việc rồi phân nhiệm vụ cho người thích hợp, nhân viên lại nhận việc rồi máy móc thực hiện. Điều đó rất dễ gây sự nhàm chán, khó hiểu cho nhân viên. Và cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghỉ việc ở nhân viên, sự thiếu hụt nhân lực trong doanh nghiêp. Hãy giao việc kèm theo đó là trao hi vọng và trao mục đích.

5 – Kết nối – sống tình cảm

Nguyên tắc giao việc cần được quan tâm chính là người quản lý cần phải tạo được sự kết nối, gia tăng tình cảm giữa sếp – nhân viên và giữa nhân viên – nhân viên. Tạo một công việc mở, có sự trao đổi chứ không nên tạo một công việc đóng.

6 – Làm công việc trở nên thú vị

Sự thú vị là một trong những mối quan tâm của nhân viên khi nhận việc. Giao việc hiệu quả cũng được đánh giá bằng kết quả cuối cùng sau khi nhân viên hoàn thành công việc. Nếu không có sự thú vị nhân viên cũng dễ rơi vào tình trạng chán nản, không có động lực làm việc.

7 – Làm gương

Chắc chắn rằng với cương vị “đầu tàu”, sếp phải làm gương cho nhân viên noi theo. Muốn nhân viên đi đúng hướng phát triển, ngoài việc giải thích rõ mục đích cần đạt thì sếp cũng cần tự giác làm mẫu.để nhân viên học tập. Không gì hiệu quả hơn bằng hình mẫu trực tiếp.

Tham khảo

Trần Trí Dũng
 

Trần Trí Dũng Đây là 3 tính cách mà mọi người thường hay nói về Dũng: Giản dị, Chia sẽ, Vui vẻ Còn bạn thấy Dũng như thế nào? Hãy để lại coment của mình nhé

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments