Employer Branding là gì? Các bước xây dựng thương hiệu tuyển dụng

Đăng ngày 11/10/2024 lúc: 15:0217 lượt xem

Employer Branding là gì? Các bước xây dựng thương hiệu tuyển dụng!

Employer Branding là gì? Các bước xây dựng thương hiệu tuyển dụng như thế nào? Cùng Trần Trí Dũng tìm hiểu các kiến thức trong bài viết này nhé!

1. Employer Branding là gì?

Employer Branding (thương hiệu tuyển dụng) được định nghĩa là uy tín thương hiệu công ty. Dưới tư cách là nhà tuyển dụng. Thay vì uy tín của một doanh nghiệp trên thị trường.

Employer Branding tuyển dụng được xây dựng khá đặc biệt. Xuất phát từ cảm nhận của mọi người về môi trường làm việc của doanh nghiệp. Từ quan điểm của ứng viên hoặc từ suy nghĩ của các nhân viên. Thương hiệu tuyển dụng được truyền tải qua những hoạt động và những thông điệp về nội bộ doanh nghiệp. Nó hướng ra bên ngoài.

Employer Branding là gì

Tương tự như Marketing, nếu coi việc tuyển dụng là hoạt động bán vị trí làm việc của doanh nghiệp. Thì Employer Branding tuyển dụng giống như vấn đề thương hiệu sản phẩm trong marketing.

Mục đích của Employer Branding là biến doanh nghiệp trở nên nổi bật, khác biệt. Đó là nơi mà những ứng viên có năng lực và phong cách làm việc phù hợp quan tâm. Họ mong muốn được gia nhập vào làm việc.

2. Tác động của thương hiệu tuyển dụng đến doanh nghiệp

Nâng cao hiệu quả tuyển dụng

Employer Branding là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến số lượng ứng viên. Nếu như tuyển dụng theo hình Recruitment và Headhunt. Bạn sẽ không cảm thấy việc xây dựng Employer Branding strategy là quá cần thiết. Nhưng nếu áp dụng Talent Acquisition, Employer Branding Training là yếu tố quan trọng nhất khi tuyển dụng.

Làm thương hiệu tuyển dụng quan trọng đặc biệt. Nó giúp doanh nghiệp ghi tạc những thông tin của doanh nghiệp vào tâm trí ứng viên tiềm năng. Đây là cách tạo nhận thức về doanh nghiệp của bạn cho mọi người. Với nền tảng đó, khi doanh nghiệp cần tuyển dụng, đa phần ứng viên đã có thông tin nhất định về doanh nghiệp. Họ tiếp cận và đưa ra quyết định nộp hồ sơ dễ dàng hơn. Quá trình tuyển dụng cũng sẽ dễ dàng, tiết kiệm hơn. Nhất là khi thương hiệu của doanh nghiệp đã quen thuộc với các ứng viên.

Thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp 

Một lần nữa, nếu coi việc tuyển dụng là hoạt động bán vị trí làm việc của doanh nghiệp. Thì xây dựng văn hóa doanh nghiệp là cách mà doanh nghiệp đang phát triển sản phẩm. Thế nên, xây dựng Employer Branding tuyển dụng hướng ra bên ngoài. Họ cần đồng bộ với chính văn hóa của doanh nghiệp đó từ bên trong.

Ảnh hưởng của Employer Branding

Employer Branding doanh nghiệp được hình thành từ nhiều góc độ. Trong đó có cả góc độ của nhân viên và cực nhân viên của doanh nghiệp. Tạo ra một môi trường làm việc tích cực, mang dấu ấn riêng. Doanh nghiệp vừa có thể tăng năng suất của người lao động. Vừa có thể định hình, khoanh vùng tập ứng viên phù hợp. 

Góp phần quảng bá cho thương hiệu doanh nghiệp 

Employer Branding cũng là một mặt cấu thành Branding doanh nghiệp hiện đại. Những cái nhìn về doanh nghiệp hiện tại không còn gói gọn trong sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp.

Truyền thông thương hiệu là cung cấp cho công chúng cái nhìn về hoạt động, môi trường của doanh nghiệp đó. Tác động của thương hiệu tuyển dụng đối với branding doanh nghiệp không khác nhiều so với những chiến dịch CSR, tạo ra sự tin tưởng hơn vào doanh nghiệp. Thương hiệu tuyển dụng như một khâu lan tỏa chính tinh thần, cốt cách của doanh nghiệp đó hướng ra bên ngoài.

Giữ chân nhân sự

Mọi người đều có xu hướng thể hiện bản thân ở những môi trường nổi tiếng, biết đến rộng rãi. Một kế hoạch tuyển dụng nhân sự tốt kèm theo đó là sức ảnh hưởng của thương hiệu giống như một món trang sức đồ hiệu công ty đeo cho nhân sự. Đây luôn là một yếu tố quan trọng giúp duy trì sự ổn định trong quy mô nhân sự.

Khi thương hiệu nhà tuyển dụng đủ mạnh, mỗi nhân viên cũng sẽ là những đại sứ truyền tải những tinh túy của doanh nghiệp ra bên ngoài.

5 Bước xây dựng chiến lược Employer Branding hiệu quả cho doanh nghiệp

Xây dựng chiến lược Employer Branding doanh nghiệp là cả một quá trình và đòi hỏi cần phải có sự phối hợp giữa nhiều yếu tố như văn hóa, thương hiệu, con người,… trong doanh nghiệp. Tổ chức có thể tiếp cận cách xây dựng thương hiệu tuyển dụng theo cách sau đây:

1. Phân tích văn hóa của công ty

Một thương hiệu tuyển dụng tốt thì cốt lõi cần phải bắt nguồn từ văn hóa doanh nghiệp. Nói một cách khác, nếu bạn muốn thu hút nhiều ứng viên thì cần phải thể hiện cho họ thấy môi trường làm việc của bạn rất chuyên nghiệp với các phong trào nội bộ sôi nổi, tôn trọng giá trị cá nhân, hướng đến sự phát triển bền vững. Văn hóa chính là yếu tố chính tạo nên một Employer Branding tốt.

Chính vì vậy, để tạo nên một chiến dịch quảng bá thương hiệu tuyển dụng hiệu quả thì tổ chức cần phân tích các hoạt động văn hóa nội bộ. Hãy nên khảo sát ý kiến của ứng viên để đánh giá những điểm làm tốt và những điểm cần cải tiến trong môi trường văn hóa công ty. Ngoài ra bạn cũng phải cập nhật những xu hướng văn hóa nội bộ mới để ứng dụng một cách phù hợp trong tổ chức.

2. Triển khai chiến lược nội dung truyền thông cuốn hút

Để kết nối các giá trị của văn hóa doanh nghiệp đến ứng viên thì bạn cần có một nội dung hấp dẫn và rõ ràng. Chiến lược truyền thông tuyển dụng là đóng vai trò dẫn dắt các ứng viên phù hợp đến với tổ chức của bạn. Chính vì vậy, nội dung cần phải rõ ràng và thể hiện được đúng những gì ứng viên mong đợi ở môi trường làm việc mới.

3. Thiết lập hình thức tiếp thị vận động (Employee Advocacy)

Một trong những cách quảng bá thương hiệu tuyển dụng hiệu quả nhất chính là biến nhân sự của mình thành một đại sứ thương hiệu. Hãy khuyến khích nhân viên quảng bá thương hiệu của công ty hoặc giới thiệu các vị trí đang tuyển dụng tới bạn bè của họ. Trong nhiều trường hợp, những thông tin từ chính nhân sự làm tại công ty có tầm ảnh hưởng hơn rất nhiều so với các nội dung tuyển dụng trên các trang web.

4. Tận dụng mạng xã hội để xây dựng Branding

Mạng xã hội ngày càng có nhiều người sử dụng, chính vì thế hãy tận dụng tốt các nền tảng mạng xã hội để xây dựng Employer Branding doanh nghiệp. Điều này giúp công ty của bạn có thể tiếp cận được đến nhiều người hơn.

5. Quy trình kiểm tra và đánh giá

Kiểm tra và đánh giá là một bước không thể thiếu trong các chiến lược tuyền thông tuyển dụng. Đánh giá tuyển dụng Employer Branding dựa trên các chỉ số như:

  • Tỷ lệ phản hồi/ xếp hạng
  • Tỷ lệ giữ chân nhân sự
  • Đánh giá nguồn tuyển dụng
  • Đánh giá sự hài lòng của nhân viên

Bạn muốn có một chiến lược Employer Branding hiệu quả?

Xây dựng thương hiệu tuyển dụng đang là xu thế của cả ngành tuyển dụng lẫn thương hiệu. Thương hiệu tuyển dụng mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích dài lâu, bền vững. Trong thị trường lao động đang ngày càng phẳng như hiện nay, chuyển đổi công việc rất dễ dàng kéo theo sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà tuyển dụng.

Các giải pháp phần mềm quản lý quy trình tuyển dụng được các tổ chức ứng dụng ngày càng nhiều để tạo nên các chiến dịch truyền thông tuyệt vời. Thông qua các tính năng hiện đại, quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp có thể được thực hiện một cách tự động và quản lý chi tiết các chỉ số từ nguồn ứng viên, đánh giá nhân sự, tỷ lệ giữ chân nhân viên,… Điều này giúp bạn cải tiến và tăng cường sức mạnh cho Employer Branding công ty.

Tham khảo