Tìm hiểu về COA – Sản phẩm nào cần có giấy chứng nhận COA?

Đăng ngày 11/10/2024 lúc: 15:0623 lượt xem

Tìm hiểu về COA – Sản phẩm nào cần có giấy chứng nhận COA?

Tìm hiểu về COA – Sản phẩm nào cần có giấy chứng nhận COA? Độc giả hãy dành thời gian đào sâu cùng Trần Trí Dũng về kiến thức trong bài này!

1. Tìm hiểu về COA

1.1 COA là gì?

COA (hay C/A) là viết tắt của Certificate Of Analysis được hiểu là giấy chứng nhận phân tích. Đây là tài liệu được cung cấp bởi nhà sản xuất, người bán về thành phần và thuộc tính của sản phẩm. Ngoài ra cũng có thể có nhiều nghĩa khác như: Canadian Osteopathic Association, Certificate of authenticity, Change of address,…. Đó là bảng phân tích thành phần sản phẩm được sử dụng để xác nhận hàng hoá xuất khẩu có đáp ứng các thông số nhất định hay không. Các thông số trong COA chủ yếu có tính chất hoá lý, chẳng hạn như thành phần, độ ẩm, độ chua,… của sản phẩm. Bởi vậy, giấy COA đưa ra các xác nhận và phân tích sản phẩm với các tài liệu được cung cấp bởi người bán về thành phần và thuộc tính của sản phẩm.

1.2 Những quy định cơ bản về COA

C/A phải được cấp bởi các trung tâm kiểm nghiệm độc lập, có chứng năng phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025 hoặc tại các phòng thí nghiệm của nước xuất khẩu.

Thông thường việc phân tích được thực hiện trên các mẫu đại diện trong tổng số hàng hóa bán ra. Việc phân tích có thể được thực hiện tại nhà máy hoặc kho hàng của nhà sản xuất hoặc tại nơi sản phẩm được vận chuyển quốc tế.

1.3 Điều kiện cần có của một COA hợp lệ là gì?

Thứ nhất, phải do trung tâm kiểm nghiệm độc lập có chức năng phòng thí nghiệm, cung cấp giấy chứng nhận ISO 17025. Hoặc kiểm nghiệm tại các trung tâm kiểm nghiệm có chức năng tại Việt Nam;

Thứ hai, Nguyên tắc phân tích sản phẩm đảm bảo theo quy trình sau: Tiếp nhận mẫu cần kiểm nghiệm -> Quản lý mẫu -> Kiểm tra -> Báo cáo kết quả của việc kiểm tra -> Kiểm tra.

1.4 Đăng ký cấp giấy COA

Để nhận được COA, doanh nghiệp cần:

  • Bước 1: Gửi mẫu sản phẩm bạn muốn cấp COA để đánh giá và chứng nhận ISO 17025 trong phòng thí nghiệm có năng lực chuyên môn hoặc bạn có thể kiểm tra sản phẩm của mình tại trung tâm kiểm nghiệm có đủ năng lực theo yêu cầu.
  • Bước 2: Sau khi cơ quan xét nghiệm nhận được mẫu xét nghiệm sẽ tiến hành xét nghiệm, lập COA, báo cáo kết quả xét nghiệm và gửi kết quả cho bạn.

2. Sản phẩm nào cần giấy chứng nhận COA

COA là cần thiết được áp dụng đối với các sản phẩm như thực phẩm, rượu vang, rượu mạnh, gia vị, hóa chất, mỹ phẩm, sản phẩm từ động vật, thực vật,… và dược phẩm. Cụ thể:

  • Thức ăn của chúng ta như thịt, hoa quả, gạo,…
  • Các loại gia vị như tiêu, muối, đường,…
  • Các loại hóa chất như axit, clo,…
  • Các loại mỹ phẩm như kem trị mụn, chống nắng, son phấn,…
  • Thuốc, dược phẩm và thực phẩm chức năng
  • Loại đồ uống có chứa cồn như rượu vang, rượu nho,…

3. Vì sao cần có bảng phân tích COA?

Bảng phân tích COA là tài liệu không thể thiếu trong hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm vì:

  • Giúp người mua nắm được các thành phần, chất lượng của sản phẩm để khách hàng an tâm hơn khi sử dụng;
  • Là bằng chứng xác thực các sản phẩm đã qua kiểm nghiệm với một kết quả cụ thể và khách quan từ trung tâm kiểm nghiệm. Từ đó giúp các nhà nhập khẩu kiểm tra thành phần và chất lượng của sản phẩm.
  • Giúp doanh nghiệp quản lý tốt chất lượng sản phẩm đầu ra của mình;
  • Giúp cơ quan quản lý biết được chính xác loại hàng hóa đó có đủ điều kiện được phép lưu thông trên thị trường hay không.

4. Mục đích và tác dụng của giấy COA

COA đảm bảo các yêu cầu của điều kiện theo các tiêu chí xác định trước. Chứng nhận COA có tác dụng sau:

  • Giấy chứng nhận sản phẩm đã qua xét nghiệm và có kết quả cụ thể. Nó giúp người mua có thể kiểm tra thành phần và chất lượng sản phẩm.
  • Tạo độ tin cậy thông qua kết quả xét nghiệm. Nó giúp người mua yên tâm hơn khi nhập những sản phẩm đắt tiền từ người bán.
  • COA có thể được yêu cầu bởi người mua hoặc theo quy định của chính phủ.
  • Cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, đối chiếu sản phẩm có đạt tiêu chuẩn lưu hành
  • COA cũng có thể được sử dụng để xác định mã hàng hóa trong tờ khai nhập khẩu. Qua đó áp mã số thuế.
  • Giải quyết tranh chấp pháp lý giữa các bên liên quan đến chất lượng sản phẩm.
  • Giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về tính chất và đặc tính của sản phẩm.

5. Nội dung của giấy chứng nhận chất lượng COA

Căn cứ vào nội dung có trong giấy COA, người đọc có thể biết được:

  • Hạn sử dụng và ngày thử lại
  • Độ tinh khiết của mẫu
  • Nồng độ dung dịch
  • Chứng nhận nguồn gốc
  • Cách thức tiến hành thử nghiệm tiêu chuẩn.

Link tham khảo

Tìm hiểu về COA - Sản phẩm nào cần có giấy chứng nhận COA? - Dũng