Các loại hình đào tạo dành cho quản lý cấp trung
Các loại hình đào tạo dành cho quản lý cấp trung gồm những gì? Cùng Trần Trí Dũng tìm hiểu các kiến thức sâu rộng trong bài viết này nhé!
Đối diện với nhiều thách thức trong thực tế công việc. Nhà quản lý cấp trung cần được đầu tư đào tạo, phát triển phù hợp. Với cấp quản lý này, công ty của bạn có thể xem xét các hình thức đào tạo.. Chúng hướng đến phát triển khả năng quản trị, xây dựng team, phát triển kỹ năng mềm.
Huấn luyện về kỹ năng giải quyết vấn đề và quản lý xung đột
Các vấn đề và xung đột trong team là điều khó tránh khỏi. Bạn không thể kỳ vọng triệt để loại bỏ các vấn đề, xung đột. Bạn cần tạo điều kiện đào tạo các quản lý cấp trung có kỹ năng giải quyết vấn đề và quản lý xung đột.
Mục tiêu của giải quyết vấn đề là xử lý vấn đề một cách trọn vẹn, triệt để, hiệu quả. Phải hướng tới mục tiêu của team cũng như mục tiêu toàn tổ chức. Còn mục tiêu của quản lý xung đột là giúp ngăn chặn, giữ các xung đột trong tầm kiểm soát. Không để xung đột chuyển hóa thành khủng hoảng.
Thực tế quản trị doanh nghiệp, các quản lý cấp trung cũng thường xuyên phải giải quyết các vấn đề và xung đột. Họ được kỳ vọng và yêu cầu phải hiểu các vấn đề trong tổ chức và giải thích, điều phối hành động của team. Quản lý cấp trung do đó nên được giao thực quyền. Phải cho họ thấy bức tranh toàn cảnh của tổ chức. Từ đó giải quyết các vấn đề, xung đột trong tổ chức một cách hiệu quả.
Quản lý cảm xúc (EQ)
Rèn luyện trí tuệ cảm xúc giúp các nhà quản lý trở nên bản lĩnh, chân thực. Có quản lý được thăng chức thông qua hoạt động chuyên môn, kỹ thuật vượt trội. Nhưng, kỹ năng chuyên môn kỹ thuật thường không hoàn toàn đủ. Nhà quản lý cần được đào tạo, rèn luyện về quản lý cảm xúc (EQ).
Quản lý cảm xúc bao hàm:
- Khả năng tự nhận thức
- Tự điều chỉnh một cách tích cực
- Khả năng đồng cảm
- Hợp tác với đội ngũ.
Người quản lý mà thiếu đi yếu tố cảm xúc sẽ rất dễ rơi vào quản lý máy móc, khô cứng. Họ khó tạo được động lực làm việc cho team.
Đào tạo quản lý cảm xúc với quản lý cấp trung bao gồm 2 khía cạnh chính là làm chủ tương tác với đội ngũ và làm chủ bản thân.
Thứ nhất, nhà quản lý cần quản lý được tương tác với team.
Mục tiêu của quản lý với đội nhóm là cải thiện được hiệu suất, hiệu quả công việc. Không khiến team bị vượt quá ngưỡng giới hạn. Tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần. Nhà quản lý cần xem xét tương tác, cải thiện kết nối với các thành viên trong team. Từ đó có thể nhận biết các nguy cơ về quá tải, kiệt sức ở nhân viên.
Sự căng thẳng, quá tải thậm chí là kiệt sức thường xuyên không khiến hiệu suất công việc team của bạn cải thiện đáng kể trong thời gian dài mà chỉ khiến đội ngũ của bạn gia tăng áp lực và nguy cơ biến động nhân sự. Quản lý cảm xúc tốt sẽ giúp quản lý cấp trung cảm nhận được điểm giới hạn, biên độ công việc tốt nhất để team duy trì được hiệu suất ổn định, tối ưu.
Thứ hai, nhà quản lý cấp trung cần quản lý, tự chủ được chính cảm xúc của mình.
Khả năng tự chủ cảm xúc bao hàm khả năng cân bằng công việc, cuộc sống, kiểm soát căng thẳng công việc… Một quản lý thường xuyên căng thẳng thì đội ngũ do họ quản lý cũng sẽ khó có thể có cảm xúc tích cực.
Quản lý không có nghĩa là luôn chiến thắng, luôn thành công hay phải cố gắng gồng mình. Trong nhiều trường hợp, bạn hãy chia sẻ thẳng thắn với team của mình về những khó khăn đang phải đối diện và cùng cả team tìm giải pháp tích cực. Sự chia sẻ, chân thành, thẳng thắn sẽ giúp nhà quản lý giảm tải được rất nhiều áp lực công việc.
Phát triển lãnh đạo nội bộ
Đầu tư vào phát triển các quản lý cấp trung. Trong đó có đào tạo để hướng các quản lý cấp trung trở thành những lãnh đạo cấp cao. Đây là điều quan trọng. Điều này không chỉ đem lại lợi ích cho các quản lý. Nó còn giúp tổ chức xây dựng được một đội ngũ nhân sự nòng cốt. Tất cả sẵn sàng phát triển trở thành lãnh đạo chủ chốt trong tương lai.
Rõ ràng, công ty của bạn có thể thuê những vị trí lãnh đạo từ bên ngoài. Tuy nhiên, nguồn lực từ bên ngoài sẽ mất một khoảng thời gian khá dài để hội nhập và thực sự vào guồng công việc. Những lãnh đạo được phát triển từ chính nội bộ sẽ thấm nhuần về văn hóa tổ chức và dễ dàng. Nó sẽ nhanh chóng hơn trong việc điều phối, phát triển tổ chức.
Đặc biệt, những lãnh đạo tổ chức đi lên từ vị trí nhân viên, quản lý cấp trung rồi lãnh đạo cấp cao. Họ sẽ có sự gắn bó với tổ chức ở mức cao hơn. Thâm niên công tác dài và sự gắn kết với đội ngũ từ cấp phòng ban sẽ giúp quản lý xây dựng “vòng liên hệ”.
Đào tạo về văn hoá doanh nghiệp
Quản lý cấp trung là những người trực tiếp làm việc với đội ngũ nhân viên. Họ biến tầm nhìn chiến lược, kế hoạch hành động của công ty trở thành hiện thực. Họ là những vị “đại sứ”, giúp duy trì, lan tỏa văn hóa doanh nghiệp của bạn.
Do đó, các quản lý cấp trung rất cần được đào tạo về văn hóa doanh nghiệp.
Quá trình đào tạo về văn hóa doanh nghiệp cho quản lý cấp trung bạn nên lưu ý một số khía cạnh như:
- Bạn nên chia sẻ thẳng thắn, minh bạch về văn hóa của doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp thực sự đang hướng tới chứ không phải là văn hóa ghi trên sổ tay, trên slogan.
- Văn hóa doanh nghiệp không chỉ là câu chuyện khẩu hiệu, hô hào mà cần thấm nhuần vào từng hành động, suy nghĩ, thậm chí trở thành niềm tin, quy chuẩn với mọi thành viên trong cộng ty. Chẳng hạn như công ty đề cao văn hóa đúng giờ nhưng chính lãnh đạo là người thường xuyên không đúng giờ sẽ khó lan tỏa, tạo niềm tin cho đội ngũ về văn hóa đúng giờ.
- Bạn cần giúp đội ngũ quản lý cấp trung hiểu rõ tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp trong phát triển nhân sự, tổ chức; trong sản xuất, vận hành hay trong hoạt động kinh doanh…
- Với nhân sự quản lý thông qua tuyển dụng mới, quá trình đào tạo văn hóa cần được thực hiện ngay từ đầu, có thể là tuần đầu tiên quản lý cấp trung gia nhập tổ chức
Đào tạo kỹ năng cho nhà quản lý
Thực hiện đào tạo kỹ năng cho nhà quản lý. Bạn cần quan tâm đến phát triển cả 3 nhóm kỹ năng: kỹ thuật, khái niệm và con người. Quá trình đào tạo kỹ năng nên có sự phân loại tập trung đào tạo phù hợp theo nhóm quản lý.
Nhóm kỹ năng quản trị | Tổng quan |
Kỹ năng kỹ thuật |
|
Kỹ năng khái niệm |
|
Kỹ năng quản lý con người |
|
Lời kết
Đào tạo quản lý cấp trung không hề dễ dàng. Quản lý cấp trung chưa phải lãnh đạo nhưng cũng không còn là nhân viên đơn thuần. Điều đó có nghĩa là bộ kỹ năng để đào tạo cho quản lý cấp trung cần mở rộng hơn rất nhiều để các quản lý có thể không chỉ xử lý tốt công việc hiện tại mà còn có thể phát triển ở mức cao hơn trong tổ chức.
Một trong những phương pháp quản trị giúp quản lý cấp trung có thể thúc đẩy hiệu suất, hiệu quả team là CPM – quản trị hiệu suất liên tục. Cùng với việc thiết lập mục tiêu, check-in 1 1 định kỳ và phản hồi kịp thời cho nhân viên, các quản lý cấp trung có thể nhanh chóng nắm bắt, chủ động xử lý các vấn đề, vướng mắc cùng team.