Kỹ năng quản lý bản thân có cần thiết với lãnh đạo?

Đăng ngày 11/10/2024 lúc: 15:1415 lượt xem

Kỹ năng quản lý bản thân có cần thiết với lãnh đạo?

Kỹ năng quản lý bản thân có cần thiết với lãnh đạo? Độc giả đang có câu hỏi này hãy tham khảo ngay bài viết này! Trần Dũng trả lời giúp bạn!

Hậu quả của việc không có sự tự quản

Kỹ năng quản lý bản thân là yếu tố quan trọng của trí tuệ cảm xúc. Kỹ năng quản lý bản thân bao gồm các năng lực như:

  • Tự chủ
  • Đáng tin cậy
  • Tận tâm
  • Khả năng thích ứng
  • Định hướng thành tích
  • Chủ động

Khi không có kỹ năng quản lý bản thân, bạn sẽ phải đối diện với những nguy cơ, hậu quả như:

Quá tải công việc

Trong nhiều trường hợp, thực chất công việc không ở ngưỡng quá tải. Nhưng bạn quản lý bản thân, kiểm soát công việc chưa hiệu quả. Điều này biến công việc trở thành quá tải.

Ví dụ:

Bạn nhìn thấy doanh nghiệp của mình cần phát triển một sản phẩm theo ngôn ngữ lập trình mới. Như vậy, việc tuyển dụng, đào tạo một lập trình viên thành thạo ngôn ngữ mới là điều cần thiết. Bạn cần giao phòng tuyển dụng thực hiện kịp thời. Tuy nhiên, bạn chậm trễ trong việc đưa ra yêu cầu dẫn đến việc gây ra tình huống căng thẳng. Nó làm quá tải không cần thiết cho chính bản thân. Nó cũng gây quá tải cho các phòng ban, thành viên liên quan.

Dễ bị cảm xúc chi phối

Không có sự tự quản, có kỹ năng quản lý bản thân tốt. Nó khiến nhà quản lý dễ bị cảm xúc chi phối. Đứng trước những công việc cần đưa ra quyết định xử lý. Nhà quản lý có thể sẽ phản ứng với cảm xúc tiêu cực, hấp tấp và tùy hứng. Điều đó khiến cho chất lượng, sự chính xác, phù hợp của các quyết định không được đảm bảo.

Thiếu kỹ năng quản lý bản thân, bạn sẽ thiếu đi sự tự chủ, kiểm soát tâm trí, cảm xúc cần thiết. Lúc này, khi gặp những tình huống bất lợi, khó khăn, nằm ngoài kế hoạch hành động. Bạn sẽ rất dễ rơi vào trạng thái bùng nổ cảm xúc, tức giận, sợ hãi. Hay những trạng thái cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng công việc.

Giảm hiệu suất, năng suất công việc

Cảm xúc, tinh thần là yếu tố rất dễ lây lan. Khi quản lý cáu kỉnh, hung hăng, làm việc tùy hứng, bị chi phối quá nhiều bởi cảm xúc. Đội ngũ nhân viên bên dưới cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tinh thần làm việc của nhân viên đi xuống sẽ ảnh hưởng. Nó khiến suy giảm hiệu suất, năng suất công việc của toàn team.

Lãnh đạo thiếu kỹ năng quản lý bản thân và thường xuyên lan tỏa cảm xúc tiêu cực trong đội ngũ. Mặt khác còn khiến khả năng gắn kết của team bị rạn nứt. Bạn sẽ khó có thể kỳ vọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo động lực làm việc cho team.

Làm thế nào để phát triển kỹ năng quản lý bản thân của nhà lãnh đạo

Kỹ năng quản lý bản thân không tự nhiên hình thành. Nó cần có quá trình rèn luyện, phát triển nghiêm túc, lâu dài. Bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:

Quản lý cảm xúc

Quản lý cảm xúc là hiểu và kiểm soát được cảm xúc theo hướng tích cực. Quản lý cảm xúc vì vậy rất khác so với việc che đậy. Nó cũng khác so với việc tìm cách ức chế cảm xúc tạm thời.

Việc quản lý cảm xúc có thể bắt đầu từ cái nhỏ. Ví dụ như quá trình tập hợp, theo dõi những hành vi, vấn đề khiến cảm xúc bạn bùng nổ. Điểm mấu chốt nào khiến bạn thực sự tức giận? Bạn hãy tìm ra điểm mấu chốt đó. Sau đó hãy đối diện, tìm cách quản lý cảm xúc phù hợp. Từ đó tránh gặp phải những tình huống bùng nổ tiêu cực trong thực tế.

Để quản lý cảm xúc hiệu quả, bạn có thể chia sẻ với đội ngũ của mình một cách trung thực, minh bạch. Việc che giấu cảm xúc thực sự không tốt. Nó chỉ khiến team của bạn làm việc theo hướng bằng mặt mà không bằng lòng. Trong cuộc họp thì phát biểu nhất trí vì e ngại đưa ra những ý kiến. Nhưng, thực tế triển khai công việc lại vướng mắc. Nhân viên không hài lòng và làm việc với sự gượng ép, tiêu cực.

Đặt mục tiêu của riêng bạn

Bạn cần gắn với việc thiết lập và hướng tới một mục tiêu cụ thể. Bạn kỳ vọng trong 5 năm, 10 năm tới bạn sẽ đạt được mục tiêu gì? Thông qua việc xác định mục tiêu riêng của mình. Bạn sẽ biết được cách nên quản lý bản thân, hành động như thế nào.

Ngay cả trong tình huống phải đối diện với những áp lực bủa vây. Bạn cũng cần đặt ra mục tiêu trong ngắn, trung, dài hạn của bản thân và doanh nghiệp là gì. Vì nếu không có mục tiêu, bạn và team sẽ rất dễ rơi vào trạng thái chỉ ứng phó với tình huống hiện tại mà không có một lộ trình phát triển cụ thể.

Để thiết lập, duy trì mục tiêu của bản thân và đội ngũ một cách hiệu quả, bạn có thể xem xét áp dụng phương pháp quản lý hiệu suất liên tục – CPM. CPM giúp các thành viên trong team của bạn có thể nhận được phản hồi công việc thường xuyên, định kỳ. Và rõ ràng, khi bạn đặt mục tiêu cụ thể, đầy thách thức đồng thời nhận được phản hồi thường xuyên về tiến độ thì năng suất, động lực làm việc của cả team sẽ được cải thiện.

Đánh giá và lập kế hoạch

Với những bất ổn, thay đổi bạn thường xuyên phải đối mặt thì việc lập kế hoạch sẽ có giá trị giúp bạn và team dự phòng trước được các tình huống bất lợi, tiêu cực. Khi bạn đánh giá được tình hình và lập được bản kế hoạch hành động của bản thân và team thì bạn sẽ giữ được sự chủ động trong công việc. Bạn có thể thuận lợi, nhanh chóng hơn trong việc đưa ra quyết định hành giúp giúp team tiến về phía trước.

Việc đánh giá và lập kế hoạch cần xem xét đến các yếu tố như:

  • Nguồn lực tổ chức
  • Thời gian thực hiện
  • Những ưu tiên hành động hàng đầu
  • Mức độ phức tạp của nhiệm vụ
  • Chất lượng, mục tiêu cần hướng tới

Khi bạn có một bản đánh giá, kế hoạch càng toàn diện thì đội ngũ của bạn sẽ càng thuận lợi hơn trong công việc. Họ sẽ hiểu rõ tổ chức, lãnh đạo mong đợi gì ở họ và tập trung nguồn lực cao độ cho mục tiêu đó.

Ngược lại, ở góc độ nhà quản lý, việc thường xuyên xem xét mọi vấn đề ở góc độ đánh giá – lập kế hoạch sẽ giúp bạn phát triển được kỹ năng quản lý bản thân, quản lý công việc cũng như đội nhóm của mình. Tư duy của nhà lãnh đạo nên là tư duy mục tiêu, đánh giá được tình hình và hoạch định kế hoạch hành động hợp lý để nắm bắt cơ hội phát triển, ứng phó với khó khăn, thử thách.

Tự chịu trách nhiệm

Lãnh đạo thường sẽ thật dễ dàng yêu cầu nhân viên có trách nhiệm với công việc của họ. Tuy nhiên, ở vị trí lãnh đạo, khi không có ai quản lý, kiểm tra công việc của bạn thì làm như thế nào để bạn có thể giữ kỷ luật, tự chịu trách nhiệm với công việc của mình?

Để phát triển kỹ năng quản lý bản thân, nhà lãnh đạo bắt buộc cần có tinh thần tự chịu trách nhiệm. Tự chịu trách nhiệm ở lãnh đạo thể hiện ở nhiều khía cạnh đa dạng như:

  • Thiết lập và duy trì cho mình cũng như đội ngũ một tiêu chuẩn công việc ở mức cao
  • Lãnh đạo tự chịu trách nhiệm với mục tiêu, kết quả của toàn tổ chức, không đổ lỗi cho nhân viên
  • Sáng tạo, bản lĩnh thích ứng với những khó khăn cũng như can đảm chung tay cùng team giải quyết những nút thắt khó khăn
  • Thực hiện cam kết và hành động hướng đến những cam kết với đội ngũ

Tự chịu trách nhiệm ở lãnh đạo thể hiện khả năng kỷ luật, kỹ năng quản lý bản thân, tự nhận thức ở mức cao. Một lãnh đạo có khả năng tự chịu trách nhiệm sẽ tạo được niềm tin, sự đồng lòng với đội ngũ.

Thích ứng với thực tế

Thực tế vận hành doanh nghiệp, thị trường, tiếp cận khách hàng luôn có những thay đổi, biến động thậm chí là xoay chiều. Ví dụ như có một giai đoạn tư duy sản xuất điện thoại di động phải nhỏ gọn nhưng cùng với sự biến đổi của nhu cầu khách hàng thì xu hướng điện thoại ngày càng có màn hình lớn hơn. Rõ ràng, lãnh đạo sẽ cần có khả năng thích ứng với thực tế để quản lý bản thân, kiểm soát, phát triển tổ chức thay đổi phù hợp với thị trường, khách hàng.

Tuy nhiên, khi nhấn mạnh đến câu chuyện thích ứng với thực tế không có nghĩa là lãnh đạo cần “xoay chiều” phát triển doanh nghiệp liên tục. Câu hỏi lớn đặt ra ở đây là: Làm thế nào để bạn có thể linh hoạt, tiếp tục thích ứng với thực tế nhưng không đánh mất các mục tiêu cốt lõi của tổ chức?

Thích ứng với thực tế ở đây có thể nằm ở khía cạnh niềm tin, tư duy sẵn sàng đối mặt với mọi thay đổi có thể xảy ra. Khi mọi việc thay đổi dẫn đến những tác động tiêu cực lên doanh nghiệp của bạn thì những cơ hội cũng có thể đang mở ra. Người lãnh đạo có khả năng quản lý bản thân, thích ứng với thực tế sẽ cùng team tìm ra cơ hội đó nằm ở đâu.

Tham khảo