Lý thuyết dối lừa là gì? Cách giao tiếp hiệu quả?

Đăng ngày 10/10/2024 lúc: 16:1018 lượt xem

Lý thuyết dối lừa là gì? Cách giao tiếp hiệu quả?

Lý thuyết dối lừa là gì? chuẩn bị gì để có cách giao tiếp hiệu quả? Trần Trí Dũng sẽ giúp bạn tìm hiểu các vấn đề trong bài! Cùng đọc nhé!

Lý thuyết dối lừa là gì?

Lý thuyết dối lừa, hay đầy đủ là lý thuyết lừa dối giữa các cá nhân. Nó được biết với tên IDT-Interpersonal deception theory. Đây là 1 trong các lý thuyết. Nó giải thích cách các cá nhân xử lý sự dối lừa thực tế ở cấp độ ý thức hoặc tiềm tức.

Lý thuyết này được đưa ra bởi David Buller và Judee Burgoon vào năm 1996. Nó nhằm khám phá rằng lừa dối là 1 quá trình hấp dẫn giữa người nhận và kẻ lừa dối. Hay hiểu 1 cách khác, nó liên quan tới việc nhiều người có xu hướng lừa dối. Họ cố ý thao túng thông tin, hành vi và hình ảnh. Họ cố gắng giả mạo, che giấu, mập mờ…

Nó nhằm tạo cho người khác những niềm tin sai lầm nhằm tạo được lợi thế. Bên lừa dối thường có hành vi chiến lược làm sai lệch tính xác thực của thông tin. Họ lợi dụng truyền thông để kể 1 câu chuyện được chuẩn bị trước. Hoặc họ tạo sự bàn tán, viral trong dư luận nhằm thu hút sự quan tâm.

 

Vậy, đối nghịch của học thuyết trên là gì?

Minh bạch và sự nhìn nhận chính là những bài học đầu đời. Tuy nhiên nó dần bị quên lãng, hoặc cố tình quên lãng khi chúng ta lớn lên. Đặc biệt, đặt trong bối cảnh là 1 người có tầm ảnh hưởng. Thì điều này càng có giá trị tuyệt đối trong việc làm xoa dịu tình hình.

Giá trị đó nằm ở 2 chữ “minh bạch” trong các chiến lược triển khai. Cần có chiến thuật triển khai thông tin 1 cách dứt khoát, bình tĩnh và minh bạch. Nó nhằm kịp thời lấy lại niềm tin với các bên liên quan. Sử dụng giao tiếp như một phương tiện mạnh mẽ nhất để thu hút sự tham gia của các bên liên quan. Minh bạch là phương tiện mạnh mẽ nhất tiếp cận với họ.

Giao tiếp giống như 1 con đường 2 chiều. Khi chúng ta cần có được các thông tin chính xác từ các bên liên quan, cộng đồng ảnh hưởng. Chúng ta cần tạo được niềm tin bằng cách cởi mở và minh bạch. Và phát biểu bản chất sự việc đúng như thực tế. Nó là 1 phần quan trọng trong việc xây dựng niềm tin này. Đừng quá kỳ vọng vào những lợi ích cá nhân mà đánh mất đi bản ngã của những câu chuyện.

Để giao tiếp hiệu quả, và minh bạch trong bối cảnh cho phép, bạn cần chuẩn bị như sau:

Xác định rõ mục tiêu

Trước khi truyền đạt bất cứ điều gì, bạn cần có ý tưởng rõ ràng về những gì bạn muốn đạt được và những người bạn muốn tiếp cận. Rõ ràng về thông điệp, những sự thật liên quan và khẩn cấp nhất mà bạn cần chia sẻ là gì? Ai là đối tượng quan trọng và bị ảnh hưởng nhất mà bạn cần giải quyết… Khi đã có 1 chiến lược rõ ràng và nhất quán sẽ giúp bạn tránh được sự nhầm lẫn, thông tin sai lệch or mâu thuẫn.

Tôn trọng ranh giới của bạn

Mặc dù sự minh bạch là tối quan trọng, nhưng điều đó ko có nghĩa là bạn sẽ phải tiết lộ mọi thứ. Có thể sẽ có 1 số thông tin mà bạn bị ràng buộc phải giữ bí mật như dữ liệu cá nhân, bí mật thương mại… Hoặc đâu đó 1 số thông tin mà bạn không chắc chắn… Trong các trường hợp này bạn nên tôn trọng ranh giới của mình và tránh suy đoán, cường điệu hoặc xuyên tạc. Thay vào đó, bạn nên thừa nhận những gì bạn biết và những gì bạn không biết, đồng thời giải thích lý do tại sao bạn không thể chia sẻ 1 số chi tiết nhất định vào lúc này.

Xác định, và quản lý các rủi ro 1 cách chủ động

Bạn cần xác định, đánh giá và kiểm soát các mối đe dọa đối với bạn. Từ đó có kế hoạch ứng phó trước nhằm giảm thiểu, phòng tránh hoặc 1 số trường hợp là chấp nhận chúng ở 1 mức độ cho phép nào đó.

Giao tiếp sớm và thường xuyên

Một trong những điều tồi tệ nhất khi bạn có thể làm khi gặp khủng hoảng là mập mờ, giữ im lặng hoặc trì hoãn việc giao tiếp. Và việc này vô hình chung sẽ tạo ra 1 khoảng trống thông tin có thể bị lấp đầy bởi những tin đồn, suy đoán hoặc thông tin sai lệch. Nó cũng có thể gây tổn hại đến danh tiếng và sự tin cậy của bạn. Vì chắc chắn niềm tin của mọi người vào bạn đang bị chi phối. Họ nghĩ bạn đang trốn tránh trách nhiệm. Hoặc họ đang che giấu điều gì đó.

Do đó, bạn nên trao đổi sớm và thường xuyên. Ngay cả khi bạn chưa có câu trả lời cho tất cả hoặc giải pháp. Bạn phải cập nhật các bên liên quan của mình thường xuyên và kịp thời, đồng thời thông báo cho họ về bất kỳ thay đổi hoặc diễn biến nào khi chúng xảy ra.

Hãy trung thực, và có trách nhiệm

1 nguyên tắc khác của giao tiếp trong khủng hoảng là phải trung thực và có trách nhiệm. Bạn cần biết và nên thừa nhận sai lầm của mình, xin lỗi vì những thiếu sót và chịu trách nhiệm về hành động của mình. Bạn cũng nên thực tế và minh bạch về những thách thức và rủi ro mà bạn gặp phải, đồng thời không nên đưa ra những lời hứa sai lầm, những kỳ vọng thiếu tính thực tế hoặc những tuyên bố gây hiểu lầm.

Bằng cách trung thực và có trách nhiệm, bạn có thể chứng minh tính chính trực, độ tin cậy và cam kết của mình trong việc giải quyết khủng hoảng trên. Mặt khác, bạn cần nhất quán trong quá trình truyền đạt thông tin của mình. Bạn cần điều chỉnh lời nói và hành động của mình phù hợp với các giá trị và kỳ vọng của bản thân, đồng thời thực hiện những lời hứa và cam kết đúng như mình đã đưa ra.

Tìm kiếm phản hồi và đầu vào

Như đã nói, thì giao tiếp chính là 2 chiều của 1 con đường. Trong quá trình đưa thông tin ra với các bên liên quan, với các cộng đồng xã hội bạn cũng nên tìm kiếm các phản hồi và ý kiến đóng góp từ các bên liên quan cũng như lắng nghe các mối quan tâm, đề xuất, câu hỏi từ họ. Đừng cố tình trì hoãn hay mập mờ, bạn cần thừa nhận cảm xúc của họ, đồng cảm và từ đó giải quyết các vấn đề của họ. Bằng cách này bạn có thể xây dựng lại mối quan hệ, sự tin cậy và cộng tác với nhiều bên liên quan của chính mình.

Cuối cùng là quản trị cảm xúc

Hãy làm mọi thứ với 1 trái tim thực tâm muốn giải quyết vấn đề. Đừng diễn, vì nó cũng chính là con dao 2 lưỡi không ngại cắt trái tim bạn thêm 1 lần nữa đâu.

Source link